Tiêu chuẩn Việt Nam TCVN 5700:1992 Văn bản quản lý Nhà nước - Mẫu trình bày

  • Thuộc tính
  • Nội dung
  • Tiêu chuẩn liên quan
  • Lược đồ
  • Tải về
Mục lục Đặt mua toàn văn TCVN
Tìm từ trong trang
Lưu
Theo dõi văn bản

Đây là tiện ích dành cho thành viên đăng ký phần mềm.

Quý khách vui lòng Đăng nhập tài khoản LuatVietnam và đăng ký sử dụng Phần mềm tra cứu văn bản.

Báo lỗi
  • Báo lỗi
  • Gửi liên kết tới Email
  • Chia sẻ:
  • Chế độ xem: Sáng | Tối
  • Thay đổi cỡ chữ:
    17
Ghi chú

Tiêu chuẩn Việt Nam TCVN 5700:1992

Tiêu chuẩn Việt Nam TCVN 5700:1992 Văn bản quản lý Nhà nước - Mẫu trình bày
Số hiệu:TCVN 5700:1992Loại văn bản:Tiêu chuẩn Việt Nam
Cơ quan ban hành: Lĩnh vực: Hành chính
Ngày ban hành:01/01/1992Hiệu lực:
Đã biết

Vui lòng đăng nhập tài khoản để xem Ngày áp dụng. Nếu chưa có tài khoản Quý khách đăng ký tại đây!

Người ký:Tình trạng hiệu lực:
Đã biết

Vui lòng đăng nhập tài khoản gói Tiêu chuẩn hoặc Nâng cao để xem Tình trạng hiệu lực. Nếu chưa có tài khoản Quý khách đăng ký tại đây!

Tình trạng hiệu lực: Đã biết
Ghi chú
Ghi chú: Thêm ghi chú cá nhân cho văn bản bạn đang xem.
Hiệu lực: Đã biết
Tình trạng: Đã biết

TIÊU CHUẨN VIỆT NAM

TCVN 5700 - 1992

VĂN BẢN QUẢN LÝ NHÀ NƯỚC

MẪU TRÌNH BÀY

State administration’s documents

Form of presentation

Tiêu chuẩn này quy định mẫu trình bày cho các loại văn bản quản lý Nhà nước hiến pháp, luật, pháp lệnh, nghị quyết, nghị định, quyết định, thông tư, chỉ thị, thông cáo, thông báo, công văn, báo cáo, biên bản.

Tiêu chuẩn này cũng có thể áp dụng cho các loại văn bản khác.

Trong trường hợp văn bản được in thành sách thì có thể không tuân theo tiêu chuẩn này.

1. Văn bản quản lý Nhà nước được đánh máy hoặc in trên giấy trắng, có kích thước 210 x 297 mm (A4), sai số cho phép ± 2 mm.

2. Văn bản quản lý Nhà nước được đánh máy hoặc in trong vùng trình bày: đối với trang mặt trước cách mép trên trang giấy 25 mm và cách mép dưới của trang giấy 20 mm, cách mép trái giấy 30 mm và mép phải trang giấy 10 mm (hình 1); đối với những văn bản in trang mặt sau thì vùng trình bày phải cách mép trên của trang giấy 25 mm, cách mép dưới của trang giấy 20 mm, cách mép trái và cách mép phải của trang giấy 20 mm (hình 2).

Những văn bản có nhiều trang thì bắt đầu từ trang thứ hai phải ghi số trang bằng số Ả rập ở cách mép trên trang giấy 10mm, nằm giữa trang. Những văn bản có hai phụ lục trở lên thì phải ghi số thứ tự của phụ lục bằng chữ số La mã. Số trang của văn bản và số trang của phụ lục đều ghi chung số thứ tự.

3. Mẫu trình bày các thành phần trong văn bản quản lý Nhà nước theo (hình 3)

3.1. Quốc hiệu trình bày ở ô số (2), dòng trên viết CỘNG HÒA XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM bằng chữ in hoa, dòng dưới viết Độc lập, Tự do, Hạnh phúc bằng chữ thường có các gạch nối ở giữa, phía dưới có gạch ngang.

Ví dụ

CỘNG HÒA XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM
Độc lập - Tự do - Hạnh phúc

3.2. Tác giả văn bản trình bày ở ô số (1). Những tác giả có tên cơ quan cấp trên trực tiếp thì tên của nó viết bằng chữ thường ở dòng trên, tên cơ quan ra văn bản viết bằng chữ in hoa ở dòng dưới.

Ví dụ

Ủy ban Nhân dân TP Hà nội
SỞ XÂY DỰNG

Những tác giả văn bản không có tên cơ quan cấp trên trực tiếp thì tên cơ quan sản sinh ra văn bản viết bằng chữ in hoa

Ví dụ

BỘ NỘI VỤ

3.3. Số, ký hiệu văn bản trình bày ở ô số (3). Số văn bản viết bằng số Ả rập, ký hiệu văn bản đặt sau số văn bản.

Ví dụ

Số 142 - TCCB

3.4. Địa danh và thời gian của văn bản trình bày ở ô số (4). Địa danh đặt trước thời gian, sau địa danh có dấu phẩy. Thời gian của văn bản theo thứ tự ngày, tháng, năm viết bằng số Ả rập. Những số chỉ ngày nhỏ hơn 10 và số chỉ tháng 1, tháng 2 thì phải viết số 0 ở trước. Trường hợp cần thiết thì thành phần thời gian phải viết thêm giờ, phút.

Ví dụ

Đông Anh, 17 giờ 30 phút ngày 25 tháng 02 năm 1991

3.5. Nơi nhận văn bản trình bày ở ô số (5a) và ô số (5b). Ô số (5a) chỉ áp dụng cho loại công văn và gồm hai phần: Kính gửi (hoặc Đồng kính gửi) và tên cơ quan nhận văn bản. Ô số (5b) gồm hai phần: Nơi nhận và tên các cơ quan hoặc cá nhân nhận văn bản cùng với số lượng bản.

Ví dụ

Nơi nhận:

- Các Bộ
- UBND các tỉnh, thành phố trực thuộc Trung ương
- Cục Lưu trữ (2 bản)
- Lưu VT

3.6. Đối với các văn bản dùng để giao dịch thì cuối văn bản có gạch ngang và ở ô số (12) phải viết địa chỉ bưu điện của cơ quan, số điện thoại, số telex, số Fax (nếu có).

Ví dụ

Việt Nam Thông tấn xã

TRUNG TÂM HỢP TÁC THÔNG TẤN QUỐC TẾ

8 Trần Hưng Đạo – Hà Nội

Tel. 2.65519

Telex: 412234

Fax 8442.59617

3.7. Tên loại và trích yếu nội dung văn bản trình bày ở ô số (6a) và (6b). Những văn bản có tên loại thì tên loại được viết bằng chữ in hoa, sau đó viết nội dung văn bản bằng chữ thường ở ô (6a).

Ví dụ

PHÁP LỆNH

bảo hộ quyền sở hữu công nghiệp.

Những văn bản không có tên loại thì phải viết trích yếu nội dung ở ô số (6b)

Ví dụ

V/v nộp hồ sơ lưu trữ của chính quyền cũ

 vào Kho Lưu trữ Trung ương .

3.8. Nội dung văn bản trình bày ở ô số (7). Văn bản trình bày phải chính xác, rõ ràng không được dập xóa. Khi xuống dòng thì phải để khoảng cách dòng gấp đôi so với các dòng khác và chữ đầu dòng phải thụt vào 6 chữ cái.

3.9. Quyền hạn, chức vụ của người ký văn bản viết bằng chữ in hoa ở ô số (8). Người ký thay mặt thì viết hai TM, người ký thay thì viết hai chữ KT, người ký thừa lệnh thì viết hai chữ TL, người ký thừa ủy quyền thì viết ba chữ TUQ, người ký quyền thì viết một chữ Q. Các chữ đã nêu trên viết bằng chữ in hoa và đặt ở phía trước chữ ghi chức vụ người ký văn bản. Chữ ký của người có thẩm quyền đặt ở ô số (9). Họ tên người ký văn bản viết bằng chữ thường ở ô số (10). Khoảng cách giữa ô số (8) và ô số (10) cách nhau 30mm.

Ví dụ

KT. BỘ TRƯỞNG BỘ NGOẠI GIAO
THỨ TRƯỞNG




Nguyễn Duy Niên

Trong văn bản không được ký bằng bút chì, bút mực màu đỏ hoặc bằng vật liệu dễ phai mờ.

3.10. Dấu của cơ quan trên văn bản đóng ở ô số (11), phải đúng chiều, rõ ràng và trùm lên 1/4 chữ ký ở phía bên trái. Chỉ đóng dấu vào văn bản đã có chữ ký chính thức của người có thẩm quyền.

Những văn bản có nội dung thuộc phạm vi bí mật quốc gia thì phải đóng dấu chỉ mức độ mật. Những văn bản có mức độ khẩn thì đóng dấu chỉ mức độ khẩn. Hai dấu này đóng ở ô số (13). Dấu chỉ mức độ mật, mức độ khẩn phải đóng bằng mực đỏ.

3.11. Nếu văn bản là bản dự thảo thì ghi chữ “Dự thảo” vào ô số (14), nếu văn bản dự thảo nhiều lần thì phải ghi “Dự thảo lần thứ …”

3.12. Đối với các văn bản là bản sao thì phần cuối văn bản theo hình 4. Phía dưới bản chính có gạch ngang ở ô số (15), phía dưới gạch ngang ở ô số (16) viết bằng chữ in hoa tên cơ quan sao văn bản. Ô số (17) viết số, ký hiệu của văn bản sao. Ô số (18) viết tên địa điểm và thời gian phát hành văn bản sao. Ô số (19) viết bằng chữ in hoa quyền hạn, chức vụ người ký bản sao. Ô số (20) là chữ ký của người ký bản sao. Ô số (21) là dấu cơ quan sao văn bản. Ô số (22) viết bằng chữ thường họ, tên người ký bản sao.

4. Những văn bản nội dung ngắn gọn thì các thành phần nêu ở mục 3 phải trình bày cân đối, đẹp mắt trong vùng trình bày trên một trang giấy. Những văn bản nội dung trình bày từ hai trang giấy trở lên thì ô số (5b), ô (8), (9), (10), (11) và (12) trở đi phải viết ở trang cuối cùng của văn bản.

Hình 1. Mẫu trình bày trang mặt trước của văn bản quản lý Nhà nước.

Hình 2. Mẫu trình bày trang mặt sau của văn bản quản lý Nhà nước.

Hình 3. Mẫu trình bày các thành phần trong văn bản quản lý Nhà nước.

Hình 4. Mẫu trình bày văn bản là bản sao

Click Tải về để xem toàn văn Tiêu chuẩn Việt Nam nói trên.

Để được giải đáp thắc mắc, vui lòng gọi

19006192

Theo dõi LuatVietnam trên YouTube

TẠI ĐÂY

văn bản cùng lĩnh vực

văn bản mới nhất

×
Vui lòng đợi