Hướng dẫn thủ tục xin E-visa nhập cảnh Việt Nam

Trong bài viết này, LuatVietnam sẽ hướng dẫn bạn cách xin E-visa nhập cảnh Việt Nam một cách dễ dàng, nhanh chóng nhất.

1. E-visa Việt Nam là gì?

Visa là tên tiếng Anh của thị thực. Luật nhập cảnh, xuất cảnh, quá cảnh, cư trú của người nước ngoài tại Việt Nam số 47/2014/QH13, thị thực hay visa của Việt Nam là là loại giấy tờ do cơ quan có thẩm quyền của Việt Nam cấp, cho phép người nước ngoài nhập cảnh Việt Nam.

Còn E-visa (viết tắt của electronic visa) là dạng visa điện tử được cấp cho người nước ngoài để nhập cảnh vào một quốc gia.

E-visa Việt Nam là một loại visa điện tử được cấp bởi Chính phủ Việt Nam cho phép người nước ngoài nhập cảnh nhanh chóng và thuận tiện vào Việt Nam với mục đích du lịch, thương mại hay công tác.

Với E-visa, du khách có thể hoàn tất đơn xin visa trực tuyến và thanh toán phí qua trang web chính thức của Chính phủ Việt Nam mà không cần phải đến Đại sứ quán Việt Nam để nộp hồ sơ và đợi giấy phép nhập cảnh.

Tuy nhiên, E-visa chỉ được áp dụng cho những quốc tịch được chấp nhận và một số cửa khẩu được cho phép bởi Chính phủ Việt Nam.

Người nước ngoài nhập cảnh bằng E-visa Việt Nam
Người nước ngoài nhập cảnh bằng E-visa Việt Nam (Ảnh minh họa)

2. Thủ tục xin E-visa Việt Nam

Thủ tục xin E-visa Việt Nam được thực hiện tại Trang thị thực điện tử – Cổng thông tin điện tử về Xuất nhập cảnh Việt Nam. Tại đây, Cục quản lý xuất nhập cảnh hướng dẫn thủ tục xin E-visa như sau:

2.1. Người nước ngoài đang ở nước ngoài trực tiếp đề nghị cấp E-visa

Bước 1: Nhập thông tin đề nghị cấp thị thực điện tử:

  • Tải lên ảnh trang nhân thân hộ chiếu và ảnh mặt chân dung (mặt nhìn thẳng, không đeo kính);
  • Sau bước này, người đề nghị sẽ được hệ thống cấp Mã hồ sơ điện tử.

Bước 2: Nộp phí cấp thị thực điện tử.

  • Thị thực có giá trị một lần: 25USD/thị thực điện tử

  • Thị thực có giá trị nhiều lần: 50USD/thị thực điện tử

Bước 3: Sử dụng Mã hồ sơ điện tử để kiểm tra kết quả

2.2. Cơ quan, tổ chức tại Việt Nam đề nghị cấp E-visa cho người nước ngoài

Trước khi đề nghị cấp thị thực điện tử cho người nước ngoài nhập cảnh Việt Nam, cơ quan, tổ chức mời, bảo lãnh phải làm thủ tục đề nghị cấp tài khoản truy cập và đăng ký sử dụng bút ký điện tử.

Trong thời hạn 03 ngày làm việc kể từ ngày nhận đủ hồ sơ hợp lệ, Cục Quản lý xuất nhập cảnh sẽ cấp tài khoản truy cập cho tổ chức.

Việc làm thủ tục đề nghị cấp tài khoản và đăng ký sử dụng bút ký điện tử chỉ thực hiện một lần, trừ trường hợp đăng ký lại do thay đổi nội dung thông tin đã đăng ký, hoặc tài khoản bị hủy theo quy định.

Sau khi đã được cấp tài khoản truy cập và được phép sử dụng bút ký điện tử, việc đề nghị cấp thị thực điện tử cho người nước ngoài được thực hiện theo các bước sau:

Bước 1: Sử dụng tài khoản được cấp để đăng nhập vào mục khai và gửi hồ sơ đề nghị cấp thị thực điện tử.

Bước 2: Nhập thông tin của người nước ngoài đề nghị cấp thị thực điện tử;

  • Nạp ảnh trang nhân thân hộ chiếu và ảnh mặt chân dung (mặt nhìn thẳng, không đeo kính) của từng người nước ngoài;
  • Sau khi kết thúc việc nhập thông tin cho từng khách, hệ thống sẽ cấp Mã hồ sơ điện tử cấp thị thực điện tử cho từng người nước ngoài.

Bước 3: Sử dụng bút ký điện tử để ký xác nhận thông tin đề nghị.

Bước 4: Nộp phí cấp thị thực điện tử.

  • Thị thực có giá trị một lần: 25USD/thị thực điện tử

  • Thị thực có giá trị nhiều lần: 50USD/thị thực điện tử

Bước 5: Sử dụng tài khoản được cấp để kiểm tra kết quả, nếu được chấp thuận thì gửi Mã hồ sơ điện tử cho người nước ngoài để in thị thực điện tử và nhập/xuất cảnh Việt Nam.

3. E-visa có thời hạn bao lâu?

Theo quy định tại Điều 9 Luật Nhập cảnh, xuất cảnh, quả cảnh, cư trú của người nước ngoài tại Việt Nam, thời hạn của E-visa Việt Nam là không quá 90 ngày.

Nếu muốn lưu trú hoặc du lịch lâu hơn, du khách cần phải xin visa truyền thống hoặc gia hạn E-visa Việt Nam của mình tại Cục Quản lý Xuất nhập cảnh Việt Nam.

E-visa Việt Nam do Cục Quản lý xuất nhập cảnh cấp
E-visa Việt Nam do Cục Quản lý xuất nhập cảnh cấp (Ảnh minh họa)

4. Danh sách cửa khẩu cho phép người nước ngoài nhập cảnh bằng E-visa

Cửa khẩu quốc tế đường hàng không

Tỉnh thành

Cảng hàng không quốc tế

TP. Hồ Chí Minh

Cảng hàng không quốc tế Tân Sơn Nhất

Hà Nội

Cảng hàng không quốc tế Nội Bài

Đà Nẵng

Cảng hàng không quốc tế Đà Nẵng

Hải Phòng

Cảng hàng không quốc tế Cát Bi

Thừa Thiên Huế

Cảng hàng không quốc tế Phú Bài

Khánh Hoà

Cảng hàng không quốc tế Cam Ranh

Bình Định

Cửa khẩu Cảng hàng không Phù Cát

Kiên Giang

Cảng hàng không quốc tế Phú Quốc

Quảng Ninh

Cảng hàng không quốc tế Vân Đồn

Cần Thơ

Cửa khẩu Cảng hàng không Cần Thơ

Thanh Hóa

Cửa khẩu Cảng hàng không Thọ Xuân

Lâm Đồng

Cửa khẩu Cảng hàng không Liên Khương

Quảng Bình

Cửa khẩu Cảng hàng không Đồng Hới

Cửa khẩu quốc tế đường bộ

Tên cửa khẩu phía Việt Nam

Tên cửa khẩu phía nước ngoài

Tỉnh

Quốc gia

Móng Cái

Đông Hưng (东兴)

Quảng Ninh

Việt Nam – Trung Quốc

Hữu Nghị

Bằng Tường/ Hữu Nghị quan (鎮南關)

Lạng Sơn

Việt Nam – Trung Quốc

Lào Cai

Hà Khẩu (河口)

Lào Cai

Việt Nam – Trung Quốc

Tây Trang

Sop Hun

Điện Biên

Việt Nam – Lào

Cửa khẩu Na Mèo

Namsoi

Thanh Hóa

Việt Nam – Lào

Nậm Cắn

Namkan

Nghệ An

Việt Nam – Lào

Cầu Treo

Namphao

Hà Tĩnh

Việt Nam – Lào

Cha Lo

Naphao

Quảng Bình

Việt Nam – Lào

Lao Bảo

Daen Savanh

Quảng Trị

Việt Nam – Lào

La Lay

Lalay

Quảng Trị

Việt Nam – Lào

Bờ Y

Phou Keua

Kon Tum

Việt Nam – Lào

Xa Mát

Trapeang Phlong Pir

Tây Ninh

Việt Nam – Campuchia

Mộc Bài

Bavet

Tây Ninh

Việt Nam – Campuchia

Sông Tiền (Vĩnh Xương)

Khaorm Samnor

An Giang / Sông Tiền

Việt Nam – Campuchia

Tịnh Biên

Phnom Den

An Giang

Việt Nam – Campuchia

Hà Tiên

Lok

Kiên Giang

Việt Nam – Campuchia

Cửa Khẩu quốc tế đường biển

Tỉnh

Cửa Khẩu quốc tế đường biển

Quảng Ninh

Cảng Cái Lân / Hòn Gai.

Cảng Cẩm Phả

Hải Phòng

Cảng Hải Phòng

Thanh Hoá

Cảng biển nước sâu Nghi Sơn, Tĩnh Gia

Hà Tĩnh

Cảng Vũng Áng

Thừa Thiên Huế

Cảng Chân Mây

Đà Nẵng

Cảng Đà Nẵng

Quảng Ngãi

Cảng Dung Quất

Bình Định

Cảng Quy Nhơn

Khánh Hoà

Cảng Nha Trang

Bà Rịa – Vũng Tàu

Cảng Vũng Tàu

TP. Hồ Chí Minh

Cảng Sài Gòn

5. Lợi ích của E-visa với người nước ngoài

Dưới đây là các lợi ích của E-visa đối với người nước ngoài:

  • Tiết kiệm thời gian: Người nước ngoài có thể xin E-visa trực tuyến mà không cần phải đến đại sứ quán để nộp đơn. Quá trình đăng ký E-visa chỉ mất vài phút để hoàn tất.
  • Dễ dàng và tiện lợi: Người nước ngoài có thể xin E-visa mọi lúc và mọi nơi trên thế giới nhờ vào kết nối internet, chỉ cần có thiết bị điện tử như máy tính, điện thoại, hoặc máy tính bảng.
  • An toàn và đáng tin cậy: E-visa có tính năng dữ liệu số hoàn toàn, không bị giả mạo như visa thủ công. Người nước ngoài sẽ không phải lo lắng về mất hồ sơ hay việc bị lừa đảo trong quá trình xin visa.
  • Tiết kiệm chi phí: Điều này liên quan đến việc người nước ngoài không cần đến đại sứ quán để nộp đơn xin visa. Việc đăng ký và nộp phí điện tử giúp họ tránh được chi phí đi lại, thuê chỗ đỗ xe và chi phí khác.
  • Đơn giản hóa thủ tục: Quá trình xin cấp E-visa đơn giản hơn nhiều so với việc nộp đơn xin visa truyền thống. Hầu hết các yêu cầu về hồ sơ và giấy tờ đều được giảm xuống.
Trên đây là các thông tin về E-visa Việt Nam. Nếu có vướng mắc, bạn đọc liên hệ 19006192 để được hỗ trợ.
Đánh giá bài viết:
(2 đánh giá)

Để được giải đáp thắc mắc, vui lòng gọi

19006192

Theo dõi LuatVietnam trên YouTube

TẠI ĐÂY

Tin cùng chuyên mục

Gian lận về giá là gì? Doanh nghiệp gian lận về giá bị phạt bao nhiêu tiền?

Gian lận về giá là gì? Doanh nghiệp gian lận về giá bị phạt bao nhiêu tiền?

Gian lận về giá là gì? Doanh nghiệp gian lận về giá bị phạt bao nhiêu tiền?

Gian lận về giá là một hành vi xảy ra khi doanh nghiệp cố tình tăng giá, khai báo sai giá trị hoặc sử dụng các thủ thuật không minh bạch để trục lợi từ người tiêu dùng. Vậy gian lận về giá là gì? Doanh nghiệp có hành vi gian lận về giá bị phạt bao nhiêu tiền?