Thủ tục uỷ quyền cho người nước ngoài mới nhất 2024

Vấn đề uỷ quyền cho người nước ngoài hiện đang được quy định như thế nào? Có được uỷ quyền không? Tất cả sẽ được giải đáp chi tiết trong bài viết dưới đây.

1. Người nước ngoài có được nhận uỷ quyền không?

Uỷ quyền là việc một cá nhân, tổ chức được nhân danh một cá nhân, tổ chức khác thực hiệ giao dịch, công việc được uỷ quyền trong phạm vi uỷ quyền mà các bên thoả thuận.

Như vậy, theo định nghĩa này kết hợp cùng với các quy định của pháp luật về hợp đồng uỷ quyền, pháp luật không cấm uỷ quyền cho người nước ngoài.

Ngoài ra, hợp đồng uỷ quyền cũng là một trong những giao dịch dân sự mà trong đó, điều kiện để hợp đồng uỷ quyền có hiệu lực về phía chủ thể là phải có năng lực pháp luật dân sự, năng lực hành vi dân sự phù hợp.

Trong khi đó, theo Điều 673 và Điều 674 Bộ luật Dân sự, năng lực pháp luật dân sự của người nước ngoài tại Việt Nam được xác định như công dân Việt Nam, năng lực hành vi dân sự của người nước ngoài thực hiện giao dịch dân sự tại Việt Nam cũng được xác định theo pháp luật Việt Nam.

Do đó, có thể khẳng định, hoàn toàn có thể uỷ quyền cho người nước ngoài thực hiện các giao dịch, hợp đồng tại Việt Nam trừ các loại giao dịch người nước ngoài không được thực hiện như: Người nước ngoài không được mua đất nền, nhà ở trong khu dân cư theo Luật Nhà ở và pháp luật có liên quan khác…

Uỷ quyền cho người nước ngoài như thế nào?
Uỷ quyền cho người nước ngoài như thế nào? (Ảnh minh hoạ)

2. Thủ tục uỷ quyền cho người nước ngoài mới nhất

Mặc dù người nước ngoài được phép nhận uỷ quyền tại Việt Nam nhưng hiện pháp luật không có quy định cụ thể về vấn đề này. Do đó, có thể hiểu, uỷ quyền cho người nước ngoài cũng thực hiện như thủ tục uỷ quyền thông thường cho người Việt Nam.

Bài viết dưới đây sẽ hướng dẫn trình tự, thủ tục công chứng hợp đồng uỷ quyền cho người nước ngoài tại tổ chức hành nghề công chứng theo quy định của Luật Công chứng hiện đang có hiệu lực thi hành:

2.1 Hồ sơ cần chuẩn bị

  • Phiếu yêu cầu công chứng (mẫu này thường sẽ do tổ chức hành nghề công chứng cung cấp) gồm các nội dung về họ tên người yêu cầu công chứng cùng thông tin nhân thân của người này, giao dịch cần công chứng là hợp đồng uỷ quyền, các giấy tờ nộp kèm theo hợp đồng uỷ quyền.
  • Hợp đồng uỷ quyền (dự thảo nếu các bên đã chuẩn bị trước).
  • Giấy tờ tuỳ thân: Căn cước công dân/Chứng minh nhân dân/hộ chiếu của người uỷ quyền. Đồng thời, do đây là thủ tục uỷ quyền cho người nước ngoài nên còn cần phải có hộ chiếu hoặc visa của người nhận uỷ quyền là người nước ngoài, thẻ thường trú (thẻ tạm trú) - nếu có.
  • Giấy tờ về đối tượng của việc uỷ quyền: Tuỳ vào từng nội dung vụ việc uỷ quyền mà các bên cần nộp giấy tờ về đối tượng của việc uỷ quyền. Ví dụ, uỷ quyền nhận đăng ký xe thì cần có giấy hẹn nhận đăng ký xe…

Lưu ý:

- Các hồ sơ cần nộp đều là bản sao trừ phiếu yêu cầu công chứng. Khi công chứng hợp đồng uỷ quyền, các bên phải xuất trình bản chính của các giấy tờ nêu trên để công chứng viên đối chiếu, kiểm tra.

- Giấy tờ của người nước ngoài nếu do cơ quan có thẩm quyền nước ngoài cấp thì phải được hợp pháp hoá lãnh sự trước khi công chứng hợp đồng uỷ quyền trừ được miễn theo điều ước quốc tế mà Việt Nam là thành viên hoặc theo nguyên tắc có đi, có lại.

2.2 Uỷ quyền cho người nước ngoài ở đâu?

Để thực hiện công chứng uỷ quyền cho người nước ngoài, người uỷ quyền và người nước ngoài được nhận uỷ quyền có thể đến bất kỳ tổ chức hành nghề công chứng nào để thực hiện. Trong đó, tổ chức hành nghề công chứng gồm:

- Văn phòng công chứng.

- Phòng công chứng.

2.3 Thời gian uỷ quyền cho người nước ngoài

Tương tự như công chứng hợp đồng uỷ quyền giữa người Việt Nam với người Việt Nam, thời gian, trình tự thủ tục công chứng hợp đồng uỷ quyền cho người nước ngoài cũng được thực hiện trong thời hạn từ 02 ngày - 10 ngày làm việc (khi có nội dung phức tạp).

Tuy nhiên, thực tế, nếu có đầy đủ hồ sơ, giấy tờ hợp lệ, việc công chứng hợp đồng uỷ quyền sẽ được thực hiện ngay trong ngày nhận được đầy đủ hồ sơ.

2.4 Uỷ quyền cho người nước ngoài hết bao nhiêu tiền?

Công chứng hợp đồng uỷ quyền bao gồm phí công chứng và thù lao công chứng. Trong đó, phí công chứng hợp đồng uỷ quyền là 50.000 đồng/trường hợp (theo Điều 4 Thông tư số 257/2016/TT-BTC).

Trên đây là giải đáp chi tiết về vấn đề uỷ quyền cho người nước ngoài. Nếu còn thắc mắc, độc giả vui lòng liên hệ 19006192 để được hỗ trợ, giải đáp chi tiết.

Đánh giá bài viết:

Để được giải đáp thắc mắc, vui lòng gọi

19006192

Theo dõi LuatVietnam trên YouTube

TẠI ĐÂY

Tin cùng chuyên mục

21 tỉnh, thành nào vừa thông qua Nghị quyết sắp xếp đơn vị hành chính?

21 tỉnh, thành nào vừa thông qua Nghị quyết sắp xếp đơn vị hành chính?

21 tỉnh, thành nào vừa thông qua Nghị quyết sắp xếp đơn vị hành chính?

Việc sắp xếp đơn vị hành chính cấp huyện, cấp xã nhằm tổ chức hợp lý đơn vị hành chính các cấp phù hợp với thực tiễn và xu thế phát triển của đất nước. Vừa qua, đã có 21 tỉnh, thành đã được thông qua Nghị quyết sắp xếp đơn vị hành chính giai đoạn 2023-2025.

Tài khoản định danh mức độ 1 và mức độ 2: 4 điểm khác biệt cần nắm rõ

Tài khoản định danh mức độ 1 và mức độ 2: 4 điểm khác biệt cần nắm rõ

Tài khoản định danh mức độ 1 và mức độ 2: 4 điểm khác biệt cần nắm rõ

Tài khoản định danh điện tử hiện nay cấp cho người dân gồm 02 mức độ, tuy nhiên không phải ai cũng phân biệt rõ về các cấp mức độ này. Bài viết sau của LuatVietnam sẽ giúp bạn đọc phân biệt tài khoản định danh mức độ 1 và mức độ 2.