Hướng dẫn 4 bước làm thủ tục thay đổi quốc tịch cho con 2024

Thủ tục thay đổi quốc tịch cho con chưa thành niên và con nuôi được quy định như thế nào? Gồm bao nhiêu bước sẽ được LuatVietnam quy định chi tiết tại bài viết dưới đây.

Con chưa thành niên được thay đổi quốc tịch trong trường hợp nào?

Căn cứ Điều 35 Luật Quốc tịch Việt Nam năm 2008, con chưa thành niên và con nuôi sẽ được thay đổi quốc tịch trong các trường hợp sau đây:

Con chưa thành niên

- Khi cả cha và mẹ có sự thay đổi về quốc tịch như nhập, trở lại hoặc thôi quốc tịch Việt Nam thì quốc tịch của con chưa thành niên sinh sống cùng với cha mẹ cũng thay đổi theo quốc tịch đã thay đổi của cha mẹ.

- Nếu cha mẹ có sự thoả thuận bằng văn bản về việc thay đổi quốc tịch của con chưa thành niên sinh sống cùng cha hoặc mẹ khi cha hoặc mẹ được nhập, trở lại hoặc thôi quốc tịch Việt Nam thì quốc tịch của con chưa thành niên cũng được thay đổi theo quốc tịch của cha hoặc mẹ (có hoặc mất quốc tịch Việt Nam).

- Nếu cha mẹ không có thoả thuận về việc giữ quốc tịch nước ngoài cho con chưa thành niên sinh sống cùng cha hoặc mẹ nhập, trở lại quốc tịch Việt Nam thì quốc tịch của người con này cũng sẽ thay đổi từ quốc tịch nước ngoài sang quốc tịch Việt Nam.

Lưu ý: Nếu thay đổi quốc tịch cho con chưa thành niên nhưng đã đạt được độ tuổi từ đủ 15 tuổi đến chưa đủ 18 tuổi thì phải được sự đồng ý của người con bằng văn bản.

Con nuôi chưa thành niên

- Thay đổi từ quốc tịch nước ngoài sang quốc tịch Việt Nam nếu trẻ em là người nước ngoài được công dân Việt Nam nhận làm con nuôi.

- Thay đổi quốc tịch từ quốc tịch nước ngoài sang quốc tịch Việt Nam nếu trẻ em là người nước ngoài được cha mẹ mà một trong hai người là công dân Việt Nam, người kia là người nước ngoài nhận nuôi nếu có đơn xin nhập quốc tịch Việt Nam của cha mẹ nuôi.

Lưu ý: Việc thay đổi quốc tịch của con nuôi từ đủ 15 - chưa đủ 18 tuổi phải có văn bản đồng ý của người con nuôi này.

Thủ tục thay đổi quốc tịch thực hiện thế nào? (Ảnh minh hoạ)

4 bước làm thủ tục thay đổi quốc tịch cho con mới nhất

Để thay đổi quốc tịch đồng nghĩa là chuyển từ quốc tịch này sang quốc tịch khác. Theo Luật Quốc tịch Việt Nam, để được thay đổi quốc tịch cho con thì người con sẽ chuyển từ quốc tịch nước ngoài vào quốc tịch Việt Nam hoặc chuyển từ quốc tịch Việt Nam sang quốc tịch nước ngoài.

Theo đó, thủ tục thay đổi quốc tịch đồng nghĩa với thủ tục nhập quốc tịch Việt Nam hoặc thủ tục thôi quốc tịch Việt Nam. Cụ thể:

Bước

Nội dung

Chi tiết thủ tục thay đổi quốc tịch

Nhập quốc tịch Việt Nam

Thôi quốc tịch Việt Nam

Bước 1

Chuẩn bị hồ sơ

- Đơn xin nhập quốc tịch Việt Nam.

- Bản sao hộ chiếu hoặc giấy tờ khác có dán ảnh.

- Bản khai lý lịch.

- Phiếu lý lịch tư pháp được cấp trong không quá 90 ngày kể từ ngày nộp hồ sơ xin nhập quốc tịch.

- Giấy khai sinh để chứng minh mối quan hệ giữa cha mẹ là công dân Việt Nam và con.

- Văn bản thoả thuận có đủ chữ ký của cha mẹ về việc xin nhập quốc tịch Việt Nam cho con chưa thành niên cùng nhập quốc tịch Việt Nam theo cha mẹ nếu chỉ có mình người cha hoặc người mẹ nhập quốc tịch.

- Đơn xin thôi quốc tịch Việt Nam.

- Bản khai lý lịch.

- Hộ chiếu Việt Nam, Chứng minh nhân dân hoặc giấy tờ nhân thân khác.

- Phiếu lý lịch tư pháp được cấp không quá 90 ngày tính đến ngày nộp hồ sơ.

- Giấy tờ xác nhận đang làm thủ tục nhập quốc tịch nước ngoài.

- Giấy xác nhận không nợ thuế.

Bước 2

Cơ quan giải quyết thủ tục thay đổi quốc tịch

Người yêu cầu nộp hồ sơ cho Sở Tư pháp nơi cư trú nếu sống ở Việt Nam.

Người xin thôi quốc tịch Việt Nam nộp đầy đủ hồ sơ đến Sở Tư pháp nơi cư trú (nếu đang cư trú ở trong nước) hoặc cơ quan đại diện Việt Nam ở nước ngoài (nếu đang cư trú ở nước ngoài).

Bước 3

Thời gian

Thời gian giải quyết thông thường là 135 ngày làm việc của các cơ quan bao gồm các giai đoạn:

- Sở Tư pháp đề nghị công an tỉnh xác minh nhân thân. Sau khi nhận được xác minh thì hoàn tất hồ sơ trình Chủ tịch Uỷ ban nhân dân cấp tỉnh.

- Chủ tịch Uỷ ban nhân dân cấp tỉnh xem xét, kết luận và gửi ý kiến đề xuất cho Bộ Tư pháp.

- Bộ Tư pháp kiểm tra lại hồ sơ và thông báo người yêu cầu thực hiện thủ tục thôi quốc tịch nước ngoài (nếu có).

- Bộ Tư pháp báo cáo Thủ tướng Chính phủ để trình Chủ tịch nước xem xét nhập quốc tịch cho người yêu cầu.

- Chủ tịch nước xem xét, ra quyết định nhập quốc tịch.

Tổng thời gian giải quyết thủ tục thôi quốc tịch Việt Nam là khoảng 75 ngày làm việc, gồm các thủ tục:

- Sở Tư pháp đăng 03 số thông báo liên tiếp trên báo viết/báo điện tử của địa phương và gửi đăng trên trang thông tin điện tử của Bộ Tư pháp (nếu người yêu cầu cư trú trong nước) hoặc trên trang thông tin điện tử của cơ quan đại diện Việt Nam ở nước ngoài (nếu người này ở nước ngoài).

- Xác minh thông tin:

+ Sở Tư pháp gửi yêu cầu xác minh cho công an cấp tỉnh và trong thời gian đó, Sở Tư pháp thẩm định giấy tờ trong hồ sơ. Sau khi nhận được xác minh của công an tỉnh thì trình Chủ tịch Uỷ ban nhân dân cấp tỉnh (nếu người yêu cầu ở trong nước).

+ Cơ quan đại diện Việt Nam ở nước ngoài sẽ xem xét, chuyển hồ sơ đến Bộ Ngoại giao và chuyển đề xuất đến Bộ Ngoại giao (nếu người yêu cầu ở nước ngoài).

- Chủ tịch Uỷ ban nhân dân cấp tỉnh hoặc cơ quan đại diện Việt Nam ở nước ngoài đề xuất ý kiến gửi Bộ Tư pháp, Bộ này sẽ xác minh, kiểm tra lại hồ sơ, báo cáo Thủ tướng Chính phủ để Thủ tướng trình Chủ tịch nước xem xét, quyết định.

- Chủ tịch nước xem xét và ra quyết định cho công dân thôi quốc tịch Việt Nam.

Bước 4

Nộp lệ phí

03 triệu đồng/trường hợp

2,5 triệu đồng nếu nộp hồ sơ tại Sở Tư pháp hoặc 200 USD nếu nộp hồ sơ tại cơ quan đại diện Việt Nam ở nước ngoài

Trên đây là giải đáp về thủ tục thay đổi quốc tịch. Nếu còn thắc mắc, độc giả vui lòng liên hệ 19006192 để được hỗ trợ, giải đáp chi tiết.

Chia sẻ:
Đánh giá bài viết:

Để được giải đáp thắc mắc, vui lòng gọi

19006192

Theo dõi LuatVietnam trên YouTube

TẠI ĐÂY

Tin cùng chuyên mục