Khi mua được nhà riêng, cá nhân, hộ gia đình sẽ có nhu cầu tách hộ khẩu ra địa chỉ nhà mới để thuận lợi cho việc thực hiện các thủ tục hành chính, học hành của con cái…
*** Khái niệm tách hộ khẩu ở đây chỉ là cách nói thông thường của người dân. Thực chất, tách hộ hay tách hộ khẩu chỉ việc một người hoặc một gia đình sinh sống tại cùng chỗ ở hợp pháp tách ra thành một hộ khác. Khi mua nhà khác thì phải chuyển hộ khẩu chứ không phải tách hộ khẩu.
Có nhà riêng bắt buộc chuyển hộ khẩu?
Theo quy định tại khoản 4 Điều 22 Luật Cư trú 2020, từ 01/7/2021, người đã đăng ký thường trú mà chuyển đến chỗ ở hợp pháp khác và đủ điều kiện đăng ký thường trú thì có trách nhiệm đăng ký thường trú tại nơi ở mới theo quy định của Luật này trong thời hạn 12 tháng kể từ ngày đủ điều kiện đăng ký.
Như vậy, nếu mua được nhà riêng, mà đủ điều kiện đăng ký thường trú thì chủ nhà phải chuyển hộ khẩu.
Ngoài ra, nếu không chuyển hộ khẩu đến nơi ở mới, người dân cũng có nguy cơ bị xóa hộ khẩu tại nơi ở cũ. Theo khoản 1 Điều 24, một số trường hợp bị xóa đăng ký thường trú như sau:
- Người đã đăng ký thường trú tại chỗ ở do thuê, mượn, ở nhờ nhưng đã chấm dứt việc thuê, mượn, ở nhờ mà sau 12 tháng kể từ ngày chấm dứt việc thuê, mượn, ở nhờ vẫn chưa đăng ký thường trú tại chỗ ở mới;
- Người đã đăng ký thường trú tại chỗ ở thuộc quyền sở hữu của mình nhưng đã chuyển quyền sở hữu chỗ ở cho người khác và không được chủ sở hữu mới đồng ý cho giữ đăng ký thường trú tại chỗ ở đó…
Như vậy, trừ khi chủ cũ, chủ hộ đồng ý cho giữ hộ khẩu tại nơi ở cũ, các trường hợp khác, khi có nhà riêng và chuyển đến sống tại nhà riêng đó sẽ buộc phải đăng ký thường trú tại chỗ ở mới (chuyển hộ khẩu).
Khi có nhà riêng, người dân phải chuyển hộ khẩu (Ảnh minh họa)
Thủ tục đăng ký thường trú khi có nhà riêng
Từ ngày 01/7/20201, nếu chuyển đến nơi ở mới, người dân phải tiến hành thủ tục đăng ký thường trú tại nơi ở mới.
Cụ thể như sau:
Bước 1: Chuẩn bị hồ sơ
Hồ sơ gồm (khoản 1 Điều 21):
- Tờ khai thay đổi thông tin cư trú;
- Giấy tờ, tài liệu chứng minh việc sở hữu chỗ ở hợp pháp (sổ đỏ nhà riêng).
Bước 2: Nộp hồ sơ
Theo Điều 22 Luật cư trú 2020, người đăng ký thường trú nộp hồ sơ đăng ký thường trú đến cơ quan công an nơi mình cư trú.
Khi tiếp nhận hồ sơ đăng ký thường trú, cơ quan đăng ký cư trú kiểm tra và cấp phiếu tiếp nhận hồ sơ cho người đăng ký; trường hợp hồ sơ chưa đầy đủ thì hướng dẫn người đăng ký bổ sung hồ sơ.
Bước 3: Giải quyết đăng ký thường trú
Trong thời hạn 07 ngày làm việc kể từ ngày nhận được hồ sơ đầy đủ và hợp lệ, cơ quan đăng ký cư trú có trách nhiệm thẩm định, cập nhật thông tin về nơi thường trú mới của người đăng ký vào Cơ sở dữ liệu về cư trú và thông báo cho người đăng ký về việc đã cập nhật thông tin đăng ký thường trú; trường hợp từ chối đăng ký thì phải trả lời bằng văn bản và nêu rõ lý do.
Khi đăng ký thường trú tại nhà mới, sẽ bị xóa đăng ký thường trú tại nơi đăng ký thường trú cũ (theo Điều 24 về các trường hợp bị xóa đăng ký thường trú).
Trên đây là hướng dẫn đăng ký hộ khẩu thường trú khi mua nhà từ ngày 01/7/2021. Nếu còn vấn đề vướng mắc, bạn đọc vui lòng liên hệ: 1900.6192 để được hỗ trợ.
Sáp nhập xã, sáp nhập tỉnh và việc đổi tên sau sáp nhập là một trong những nội dung được nhiều người quan tâm. Bài viết dưới đây là thông tin về thủ tục đổi tên đơn vị hành chính (ĐVHC) cấp tỉnh từ 01/7/2025.
Hiện Bộ Nội vụ đã trình phương án sáp nhập các tỉnh, thành. Dự kiến, nếu được thông qua, cấp huyện sẽ dừng hoạt động từ 01/7/2025; 01/9/2025 cấp tỉnh mới chính thức hoạt động. Vậy khi sáp nhập ĐVHC những loại giấy tờ nào phải thực hiện cấp đổi lại?
Các nội dung liên quan đến sắp xếp tổ chức bộ máy, sáp nhập tỉnh thành luôn nhận được nhiều sự quan tâm. Trong bài viết dưới đây, LuatVietnam sẽ thông tin về thời điểm cấp huyện dừng hoạt động.
Sau khi sáp nhập đơn vị hành chính, thông tin trong giấy tờ tùy thân cũ của nhân dân không còn khớp với địa chỉ mới. Do vậy, vấn đề "sáp nhập tỉnh xã có cần đổi giấy tờ tùy thân không" đang là một trong những câu hỏi được nhiều người quan tâm hiện nay.
Dự thảo Luật Tổ chức chính quyền địa phương (sửa đổi) đã đề xuất thay đổi tổ chức chính quyền địa phương ở các đơn vị hành chính. Trong đó, không còn chính quyền địa phương của thành phố thuộc tỉnh, thành phố thuộc thành phố trực thuộc trung ương, thị trấn.
Năm 1975, Việt Nam có 72 đơn vị hành chính cấp tỉnh. Trải qua nhiều lần chia tách, sáp nhập, hiện Việt Nam có 63 đơn vị hành chính cấp tỉnh. Cùng LuatVietnam nhìn lại những lần sáp nhập và chia tách tỉnh, thành ở Việt Nam ngay trong bài viết dưới đây.
Như đã biết, phí bảo trì đường bộ là một loại phí bắt buộc đối với nhiều loại phương tiện để được phép lưu thông trên đường. Tuy nhiên không phải ai cũng hiểu rõ về loại phí này. Trong bài viết dưới đây, LuatVietnam sẽ cung cấp những thông tin quan trọng liên quan đến phí bảo trì đường bộ.
Thông thường, thủ tục đăng ký thường trú cho trẻ mới sinh được thực hiện song song với thủ tục đăng ký khai sinh. Tuy nhiên, trong một số trường hợp như cha, mẹ không cùng nơi thường trú, thủ tục này được tách ra để tiến hành độc lập.
Phù hiệu xe tải không còn là thuật ngữ xa lạ đối với các tài xế lái xe vận tải. Tuy nhiên không phải ai cũng hiểu rõ về loại giấy tờ này. Vì vậy, trong bài viết dưới đây, LuatVietnam sẽ thông tin tới bạn đọc một số nội dung về phù hiệu xe tải và thủ tục cấp phù hiệu xe tải mới nhất.
Một trong bốn nguyên tắc cần nhớ trước khi cho người khác vay tiền là lập thành hợp đồng. Để bảo vệ quyền và lợi ích hợp pháp của mình, tránh các rủi ro pháp lý, người cho vay nên thực hiện việc công chứng hợp đồng này.