Thủ tục sang tên xe cũ khi không có giấy tờ mua bán

Từ ngày 01/8/2020, khi không có giấy tờ mua bán xe cũ, người mua xe vẫn được sang tên xe. Tuy nhiên, bản thân họ sẽ phải đồng thời thực hiện 02 thủ tục: khai báo và đăng ký sang tên xe.

Căn cứ: Thông tư 58/2020/TT-BCA.

Đối với ô tô sang tên trong cùng tỉnh và mô tô cùng điểm đăng ký xe

Bước 1: Người đang sử dụng xe đến cơ quan quản lý hồ sơ đăng ký xe xuất trình giấy tờ tùy thân, sau đó phải khai rõ quá trình mua bán, giao nhận xe hợp pháp, cam kết về nguồn gốc xuất xứ của xe.

Nộp các giấy tờ sau:

- Giấy chứng nhận đăng ký xe và biển số xe nếu thuộc trường hợp phải đổi biển số như xe 03, 04 số, xe khác hệ biển;

- Giấy khai đăng ký xe (theo mẫu số 01);

- Chứng từ lệ phí trước bạ theo quy định.

Bước 2: Sau khi nhận đủ hồ sơ theo quy định, cơ quan quản lý hồ sơ xe cấp giấy hẹn có giá trị được sử dụng xe trong thời gian 30 ngày; gửi thông báo cho người đứng tên trong đăng ký xe, niêm yết công khai trên trang thông tin điện tử của Cục Cảnh sát giao thông và tại trụ sở cơ quan; tra cứu tàng thư xe mất cắp và dữ liệu đăng ký xe ngay sau khi tiếp nhận hồ sơ sang tên.

Sau 30 ngày nếu không tranh chấp, khiếu kiện, cơ quan quản lý hồ sơ xe phải giải quyết đăng ký, cấp biển số cho người đang sử dụng xe.

Thủ tục sang tên xe cũ khi không có giấy tờ mua bán

Thủ tục sang tên xe cũ khi không có giấy tờ mua bán (Ảnh minh họa)

Đối với ô tô sang tên khác tỉnh và mô tô không cùng điểm đăng ký xe


Bước 1: Khai báo và nộp lại Giấy đăng ký xe

Người đang sử dụng xe đến cơ quan quản lý hồ sơ đăng ký xe xuất trình giấy tờ tùy thân như: Chứng minh nhân dân/Căn cước công dân/Hộ chiếu... Sau đó phải nộp các giấy tờ sau:

- Giấy tờ khai rõ quá trình mua bán, giao nhận xe hợp pháp, cam kết về nguồn gốc xuất xứ của xe;

- Giấy chứng nhận đăng ký xe;

- Biển số xe.

Sau khi nhận đủ hồ sơ theo quy định, cơ quan quản lý hồ sơ xe cấp giấy hẹn có giá trị được sử dụng xe trong thời gian 30 ngày; gửi thông báo cho người đứng tên trong đăng ký xe, niêm yết công khai trên trang thông tin điện tử của Cục Cảnh sát giao thông và tại trụ sở cơ quan; tra cứu tàng thư xe mất cắp và dữ liệu đăng ký xe ngay sau khi tiếp nhận hồ sơ sang tên.

Sau 30 ngày nếu không tranh chấp, khiếu kiện, cơ quan quản lý hồ sơ xe phải cấp Giấy chứng nhận thu hồi đăng ký, biển số xe cho người đang sử dụng xe để làm thủ tục đăng ký, cấp biển số tại nơi cư trú.


Bước 2: Đi đăng ký sang tên tại nơi cư trú

Sau khi đã nộp lại Giấy đăng ký xe cho cơ quan có thẩm quyền, người đang sử dụng xe liên hệ với cơ quan đăng ký xe nơi cư trú, xuất trình giấy tờ tùy thân như Chứng minh nhân dân/Căn cước công dân/Hộ chiếu… và nộp giấy tờ sau:

- Giấy khai đăng ký xe (theo mẫu số 01);

- Chứng từ lệ phí trước bạ theo quy định;

- Giấy chứng nhận thu hồi đăng ký, biển số xe.

Cơ quan Công an kiểm tra, hoàn thiện hồ sơ và cấp giấy đăng ký xe, biển số xe theo quy định.

>> Thông tư 58/2020/TT-BCA: 6 điểm mới đáng chú ý về đăng ký xe

Đánh giá bài viết:
(2 đánh giá)

Để được giải đáp thắc mắc, vui lòng gọi

19006192

Theo dõi LuatVietnam trên YouTube

TẠI ĐÂY

Tin cùng chuyên mục

Gian lận về giá là gì? Doanh nghiệp gian lận về giá bị phạt bao nhiêu tiền?

Gian lận về giá là gì? Doanh nghiệp gian lận về giá bị phạt bao nhiêu tiền?

Gian lận về giá là gì? Doanh nghiệp gian lận về giá bị phạt bao nhiêu tiền?

Gian lận về giá là một hành vi xảy ra khi doanh nghiệp cố tình tăng giá, khai báo sai giá trị hoặc sử dụng các thủ thuật không minh bạch để trục lợi từ người tiêu dùng. Vậy gian lận về giá là gì? Doanh nghiệp có hành vi gian lận về giá bị phạt bao nhiêu tiền?