- 1. Trường hợp nào lắp điện 3 pha?
- 2. Thủ tục lắp điện 3 pha cho gia đình sinh hoạt
- 2.1 Chi phí lắp điện 3 pha cho gia đình sinh hoạt
- 2.2 Thời gian thực hiện lắp điện 3 pha cho gia đình sinh hoạt
- 2.3 Lắp điện 3 pha cần chuẩn bị hồ sơ gì?
- 3. Một số lưu ý khi lắp điện 3 pha
- 4. Cách tính tiền điện 3 pha như thế nào?
1. Trường hợp nào lắp điện 3 pha?
Theo Quyết định số 505/QĐ-EVN của Tập đoàn Điện lực Việt Nam về việc ban hành Quy định cung cấp điện 3 pha cho khách hàng, khi khách hàng có nhu cầu điện 3 pha để sinh hoạt và khách hàng và đáp ứng các tiêu chí theo quy định thì sau đó Điện lực sẽ làm hợp đồng mua bán và tiến hàng thủ tục lắp điện 3 pha cho gia đình với khách hàng.
2. Thủ tục lắp điện 3 pha cho gia đình sinh hoạt
Thủ tục lắp điện 3 pha cho gia đình sinh hoạt gồm các bước sau:
Bước 1: Chuẩn bị hồ sơ
Bước 2: Nộp hồ sơ
Khách hàng nộp hồ sơ đã chuẩn bị trước đó tại công ty điện lực địa phương hoặc qua các kênh trực tuyến của EVN.
Bước 3: Kiểm tra hồ sơ của khách hàng và xác nhận hồ sơ
Khi nhận được yêu cầu cung cấp dịch vụ của khách hàng, Công ty điện lực sẽ chủ động liên hệ với khách hàng. Công ty điện lực sẽ xem xét hồ sơ khách hàng đã nộp và xác định xem hồ sơ có đáp ứng điều kiện hay không.
Bước 4: Ký hợp đồng
Sau khi kiểm tra, nếu hồ sơ được hợp lệ, hai bên sẽ ký hợp đồng mua bán điện.
Bước 5: Lắp đặt công tơ
Công ty điện lực sẽ tiến hành lắp đặt công tơ điện 3 pha tại địa điểm sử dụng điện sinh hoạt của khách hàng.
Sau khi lắp đặt, công ty điện lực sẽ tiến hành kiểm tra và nghiệm thu hệ thống điện, công tơ điện để đảm bảo an toàn và đúng tiêu chuẩn.
2.1 Chi phí lắp điện 3 pha cho gia đình sinh hoạt
Chi phí lắp điện 3 pha cho gia đình sinh hoạt do khách hàng thanh toán bao gồm:
- Vật tư, vật liệu và nhân công thực hiện lắp đặt: Lắp đặt dây dẫn từ sau công tơ điện vào đến nhà hoặc địa điểm lắp đặt điện gồm tiền mua dây, thiết bị phụ trợ, công kéo dây, tiền khảo sát, nghiệm thu đường dây sau công tơ.
- Thuế và các chi phí khác.
Tổng chi phí lắp đặt điện 3 pha tại Hà Nội, quý độc giả có thể tham khảo của Tổng công ty Điện lực TP Hà Nội. Đồng thời tùy từng trường hợp lắp đặt điện cụ thể, chi phí lắp đặt có thể thay đổi khác nhau.
2.2 Thời gian thực hiện lắp điện 3 pha cho gia đình sinh hoạt
Thời gian lắp đặt điện 3 pha cụ thể như sau:
- Không quá 03 ngày làm việc kể từ ngày nhận đủ hồ sơ hợp lệ nếu không cần trồng trụ, thi công ngầm, hoặc lắp đặt điện kế hệ số nhân.
- Không quá 07 ngày làm việc kể từ ngày nhận đủ hồ sơ hợp lệ nếu phải trồng trụ, thi công ngầm, hoặc lắp đặt điện kế hệ số nhân.
Thời gian giải quyết theo khu vực:
- Thành thị: Không quá 03 ngày làm việc;
- Nông thôn: Không quá 05 ngày làm việc;
Thời gian giải quyết những trường hợp đặc biệt: Nếu phải lắp thêm cột, cáp ngầm, hoặc máy biến dòng điện: Không quá 07 ngày làm việc.
Như vậy, thời gian lắp đặt điện 3 pha có thể dao động từ 03 - 07 ngày làm việc tùy thuộc vào từng trường hợp cụ thể..
2.3 Lắp điện 3 pha cần chuẩn bị hồ sơ gì?
Trường hợp lắp điện 3 pha để sinh hoạt:
- Giấy đề nghị mua điện: Đơn xin lắp công tơ điện mới cho hộ gia đình;
- Giấy tờ pháp lý của khách hàng: Căn cước công dân hoặc Chứng minh nhân dân của cá nhân (hộ gia đình) hoặc người đại diện của tổ chức;
- Sổ hồng hoặc hợp đồng mua bán nhà, hợp đồng thuê nhà ở.
Nếu khách hàng mua điện 3 pha để sinh hoạt mà có nhiều hộ gia đình sử dụng chung công tơ, ngoài các giấy tờ đã trên còn cần chuẩn bị thêm:
- Xác nhận của công an;
- Giấy ủy quyền của các hộ sử dụng công tơ chung.
Nếu mua điện cho sản xuất, kinh doanh cần có thêm như Giấy tờ xác định mục đích dùng điện (Giấy phép kinh doanh, giấy phép thành lập doanh nghiệp...).
3. Một số lưu ý khi lắp điện 3 pha
Khi sử dụng điện 3 pha, ngoài những lưu ý để đảm bảo an toàn, tránh các nguy cơ chập điện, cháy điện gây thiệt hại đến tính mạng, sức khỏe và tài sản thì người sử dụng điện cũng cần tránh các hành vi bị cấm quy định trong Luật điện lực số 28/2004/QH11 (được sửa đổi, bổ sung bởi Luật sửa đổi, bổ sung một số điều của Luật Điện lực, số 24/2012/QH13) như sau:
- Phá hoại các thiết bị điện, thiết bị đo đếm và công trình điện;
- Tự ý thực hiện hành vi đóng, cắt điện;
- Hoạt động điện lực không được cấp phép;
- Vi phạm pháp luật về an toàn điện;
- Cản trở việc kiểm tra hoạt động và sử dụng điện;
- Trộm cắp điện.
- Sử dụng điện để làm bẫy, bắt động vật hoặc sử dụng điện để làm các phương tiện bảo vệ;
- Vi phạm pháp luật về hành lang an toàn điện, khoảng cách an toàn;
- Cung cấp thông tin không trung thực liên quan đến sử dụng điện;
- Lợi dụng chức vụ, quyền hạn để gây sách nhiễu, thu lợi bất chính trong hoạt động điện lực và sử dụng điện;
- Các hành vi khác.
4. Cách tính tiền điện 3 pha như thế nào?
Căn cứ Quyết định số 2941/QĐ-BCT, Giá điện 3 pha sinh hoạt được tính dựa trên bậc thang tiêu thụ:
Bậc | Giá bán lẻ điện cho sinh hoạt | Giá bán điện (đồng/kWh) |
Giá bán lẻ điện sinh hoạt | ||
Bậc 1 | Từ 0 - 50 kWh | 1.806 |
Bậc 2 | Từ 51 - 100 kWh | 1.866 |
Bậc 3 | Từ 101 - 200 kWh | 2.167 |
Bậc 4 | Từ 201 - 300 kWh | 2.729 |
Bậc 5 | Từ 301 - 400 kWh | 3.050 |
Bậc 6 | Từ 401 trở lên kWh | 3.151 |
Dùng công tơ thẻ trả trước | 2.649 |
Trên đây là nội dung Thủ tục lắp điện 3 pha như thế nào?