Thủ tục đổi bằng lái xe máy sang thẻ PET

Thủ tục đổi bằng lái xe máy sang thẻ PET được khuyến khích vì giúp cơ quan chức năng dễ dàng quản lý. Hiện nay, thủ tục đổi bằng lái xe máy sang thẻ PET thực hiện khá đơn giản.

Người dân có bắt buộc đổi bằng lái xe máy sang thẻ PET? 

Theo quy định tại Thông tư 12/2017/TT-BGTVT, việc đổi Giấy phép lái xe bằng giấy bìa sang giấy phép lái xe bằng vật liệu PET được khuyến khích thực hiện trước ngày 31/12/2020.

Như vậy, việc đổi Giấy phép lái xe sang dạng thẻ nhựa (PET) được khuyến khích chứ không hề ép buộc. Người dân có điều kiện thì nên đi đổi sang thẻ PET. Nếu chưa đổi, bằng lái xe cũ vẫn có giá trị cho đến khi hết thời hạn. Hiện nay, Giấy phép lái xe máy (hạng A1, A2) không có thời hạn. Vì thế, bằng lái xe máy của người dân không cần đổi vẫn có thể sử dụng vĩnh viễn.

Trước đó, tại Thông tư 58/2015/TT-BGTVT yêu cầu người dân đang sử dụng Giấy phép lái xe bằng giấy bìa phải được chuyển đổi sang Giấy phép lái xe mới bằng vật liệu PET theo lộ trình sau:

- Giấy phép lái xe ô tô và giấy phép lái xe hạng A4: trước ngày 31/12/2016;

- Giấy phép lái xe không thời hạn (các hạng A1, A2, A3): trước ngày 31/12/2020.

Tuy nhiên, sau đó văn bản này đã bị thay thế bởi Thông tư 12. Và vì thế, trong năm 2020 này, không bắt buộc người dân đổi bằng lái xe máy sang thẻ PET.

Mặc dù không bắt buộc nhưng người dân nên đổi bằng lái xe sang thẻ cứng PET, bởi đây là loại thẻ nhựa có độ bền cao, có thể sử dụng lâu dài, lại vừa giúp các cơ quản có thẩm quyền quản lý dễ dàng hơn.

Thủ tục đổi bằng lái xe máy sang thẻ PET
Thủ tục đổi bằng lái xe máy sang thẻ PET (Ảnh minh họa)

Thủ tục đổi bằng lái xe máy sang thẻ PET

Điều 38 Thông tư 12/2017/TT-BGTVT hướng dẫn thủ tục đổi bằng lái xe như sau:

Người lái xe chuẩn bị hồ sơ bao gồm các giấy tờ sau

- Đơn đề nghị đổi Giấy phép lái xe;

- Bản sao Giấy phép lái xe, giấy Chứng minh nhân dân hoặc thẻ Căn cước công dân hoặc hộ chiếu còn thời hạn có ghi số giấy Chứng minh nhân dân hoặc thẻ Căn cước công dân (đối với người Việt Nam) hoặc hộ chiếu còn thời hạn sử dụng (đối với người nước ngoài, người Việt Nam định cư ở nước ngoài).

(Lưu ý: Đổi Giấy phép lái xe máy, hồ sơ không cần Giấy khám sức khỏe).

Lái xe gửi hồ sơ đến Bộ phận một cửa của Tổng cục Đường bộ Việt Nam hoặc Sở Giao thông vận tải.

Khi đến thực hiện thủ tục đổi giấy phép lái xe, người lái xe phải chụp ảnh trực tiếp tại cơ quan cấp giấy phép lái xe và phải xuất trình bản chính các hồ sơ nêu trên (trừ các bản chính đã gửi) để đối chiếu.

Thời gian đổi Giấy phép lái xe hiện nay được thực hiện trong không quá 05 ngày làm việc, kể từ khi nhận hồ sơ đầy đủ theo quy định.

Khi đổi giấy phép lái xe, cơ quan cấp Giấy phép lái xe cắt góc Giấy phép lái xe cũ (trừ Giấy phép lái xe do nước ngoài cấp) và giao cho người lái xe bảo quản.

Theo Thông tư 188/2016/TT-BTC, lệ phí cấp mới, cấp lại, cấp đổi Giấy phép lái xe (quốc gia và quốc tế) hiện nay là 135.000 đồng.

Hiện nay, người dân có thể tiến hành đổi Giấy phép lái xe qua mạng đơn giản và nhanh chóng hơn.

Đánh giá bài viết:
(3 đánh giá)

Để được giải đáp thắc mắc, vui lòng gọi

19006192

Theo dõi LuatVietnam trên YouTube

TẠI ĐÂY

Tin cùng chuyên mục

Gian lận về giá là gì? Doanh nghiệp gian lận về giá bị phạt bao nhiêu tiền?

Gian lận về giá là gì? Doanh nghiệp gian lận về giá bị phạt bao nhiêu tiền?

Gian lận về giá là gì? Doanh nghiệp gian lận về giá bị phạt bao nhiêu tiền?

Gian lận về giá là một hành vi xảy ra khi doanh nghiệp cố tình tăng giá, khai báo sai giá trị hoặc sử dụng các thủ thuật không minh bạch để trục lợi từ người tiêu dùng. Vậy gian lận về giá là gì? Doanh nghiệp có hành vi gian lận về giá bị phạt bao nhiêu tiền?