Thủ tục đăng ký thường trú trước 1/7/2021 cả nước

Công dân đáp ứng những điều kiện theo luật định, nộp đầy đủ giấy tờ tại cơ quan có thẩm quyền sẽ được đăng ký thường trú. Thủ tục đăng ký thường trú tại các tỉnh có điểm khác so với thành phố trực thuộc Trung ương.

Từ ngày 01/7/2021, Luật Cư trú 2020 có hiệu lực. Điều kiện đăng ký thường trú là như nhau tại 63 tỉnh thành. Để nhập hộ khẩu Hà Nội và các thành phố trực thuộc Trung ương khác, người dân không cần đáp ứng điều kiện về thời hạn tạm trú. Quý khách hàng có thể tham khảo điều kiện đăng ký thường trú mới nhất tại đây.

Đăng ký thường trú tại các tỉnh

Điều kiện đăng ký thường trú tại tỉnh

Theo Điều 19 Luật Cư trú 2006, công dân có chỗ ở hợp pháp ở tỉnh nào thì được đăng ký thường trú tại tỉnh đó. Trường hợp chỗ ở hợp pháp do thuê, mượn, ở nhờ của cá nhân thì phải được người cho thuê, cho mượn, cho ở nhờ đồng ý bằng văn bản.

Việc đăng ký thường trú tại các tỉnh được tiến hành tại Công an xã, thị trấn thuộc huyện, Công an thị xã, thành phố thuộc tỉnh (Điều 21 Luật cư trú).

Hồ sơ đăng ký thường trú bao gồm:

- Phiếu báo thay đổi hộ khẩu, nhân khẩu; bản khai nhân khẩu;

- Giấy chuyển hộ khẩu (trong trường hợp chuyển đi ngoài phạm vi xã, thị trấn của huyện; thị xã, thành phố thuộc tỉnh);

- Giấy tờ và tài liệu chứng minh chỗ ở hợp pháp.

Trong thời hạn 15 ngày, kể từ ngày nhận đủ hồ sơ, cơ quan Công an phải cấp sổ hộ khẩu cho người đã nộp hồ sơ đăng ký thường trú; trường hợp không cấp phải trả lời bằng văn bản và nêu rõ lý do.

thủ tục đăng ký thường trú truoc 1/7/2021
Giấy tờ, thủ tục đăng ký thường trú trước 1/7/2021 (Ảnh minh họa)

Đăng ký thường trú tại thành phố trực thuộc Trung ương (trừ Hà Nội) trước 1/7/2021

Điều kiện được đăng ký thường trú tại thành phố trực thuộc Trung ương

Điều kiện được đăng ký thường trú tại thành phố trực thuộc Trung ương quy định tại Luật Cư trú sửa đổi 2013 như sau (thuộc một trong các trường hợp):

- Có chỗ ở hợp pháp (thuê, mượn, ở nhờ); Có thời gian tạm trú tại thành phố đó từ 01 năm trở lên đối với đăng ký thường trú tại huyện, thị xã; 02 năm với đăng ký thường trú tại quận;

- Được người có sổ hộ khẩu đồng ý cho nhập vào sổ hộ khẩu của mình nếu thuộc trường hợp vợ về ở với chồng; chồng về ở với vợ; con về ở với cha, mẹ; cha, mẹ về ở với con; Ông bà nội, ngoại về ở với cháu ruột…;

- Được điều động, tuyển dụng đến làm việc tại cơ quan, tổ chức hưởng lương từ ngân sách nhà nước hoặc theo chế độ hợp đồng không xác định thời hạn và có chỗ ở hợp pháp;

- Trước đây đã đăng ký thường trú tại thành phố trực thuộc Trung ương, nay trở về thành phố đó sinh sống tại chỗ ở hợp pháp của mình;

Trừ trường hợp nhập hộ khẩu với người thân, thì người có chỗ ở hợp pháp do thuê, mượn, ở nhờ phải được người cho thuê, mượn, ở nhờ đồng ý bằng văn bản và bảo đảm, có xác nhận điều kiện về diện tích bình quân theo quy định của Hội đồng nhân dân thành phố.

Người đăng ký thường trú tại thành phố trực thuộc Trung ương nộp hồ sơ tại Công an huyện, quận, thị xã.

Hồ sơ đăng ký thường trú tại thành phố trực thuộc Trung ương

Hồ sơ đăng ký thường trú tại thành phố trực thuộc Trung ương bao gồm:

- Phiếu báo thay đổi hộ khẩu, nhân khẩu; bản khai nhân khẩu;

- Giấy chuyển hộ khẩu (trường hợp chuyển đi ngoài phạm vi huyện, quận, thị xã);

- Giấy tờ và tài liệu chứng minh chỗ ở hợp pháp;

- Tài liệu chứng minh đủ điều kiện đăng ký thường trú tại thành phố trực thuộc Trung ương như: Xác nhận thời hạn tạm trú; Quyết định điều động tuyển dụng; Sổ hộ khẩu, chứng minh nhân dân hoặc xác nhận của Công an quận, huyện, thị xã nơi công dân trước đây đã đăng ký thường trú về việc công dân đã đăng ký thường trú ở thành phố trực thuộc Trung ương đó....(hướng dẫn tại Điều 7 Thông tư 35/2014/TT-BCA).

Thời hạn giải quyết: 15 ngày.

Đăng ký thường trú tại Hà Nội

Điều kiện đăng ký thường trú tại Hà Nội

Hà Nội cũng là thành phố trực thuộc Trung ương tuy nhiên lại là Thủ đô của Việt Nam nên còn chịu sự điều chỉnh bởi Luật Thủ đô. Vì thế, điều kiện đăng ký thường trú tại Hà Nội có phần "khắt khe" hơn so với các thành phố trực thuộc Trung ương khác.

Luật Cư trú sửa đổi năm 2013 nêu rõ:

Việc đăng ký thường trú vào nội thành thành phố Hà Nội thực hiện theo quy định tại khoản 4 Điều 19 của Luật Thủ đô.

Vì thế, so với các thành phố trực thuộc Trung ương khác, Hà Nội sẽ có một số điểm khác khi đăng ký thường trú. Cụ thể sẽ thay đổi điều kiện về trường hợp đăng ký thường trú có chỗ ở hợp pháp và có thời gian tạm trú. Người đăng ký thường trú tại nội thành Hà Nội phải đáp ứng:

- Đã tạm trú liên tục tại nội thành từ 3 năm trở lên;

- Có nhà ở thuộc sở hữu của mình hoặc nhà thuê ở nội thành của tổ chức, cá nhân có đăng ký kinh doanh nhà ở;

- Đối với nhà thuê phải bảo đảm điều kiện về diện tích bình quân theo quy định của Hội đồng nhân dân thành phố Hà Nội và được sự đồng ý bằng văn bản của tổ chức, cá nhân có nhà cho thuê cho đăng ký thường trú vào nhà thuê.

Các trường hợp còn lại (nhập hộ khẩu vào nhà người thân/do điều động, tuyển dụng/trước đây đã đăng ký thường trú) thực hiện như các thành phố trực thuộc Trung ương khác.

Thủ tục đăng ký thường trú trước 1/7/2021 tại Hà Nội

Hiện nay, nơi nộp hồ sơ và thủ tục đăng ký thường trú đến 30/6/2020 tại Hà Nội cũng thực hiện giống như các thành phố trực thuộc Trung ương khác.

>> Video: Điều kiện để có hộ khẩu tại Hà Nội, TP. Hồ Chí Minh

Đánh giá bài viết:
(1 đánh giá)
Để được giải đáp thắc mắc, vui lòng gọi 19006192

Tin cùng chuyên mục

Hướng dẫn cách mua thuốc trực tuyến trên VNeID từ 01/01/2025

Hướng dẫn cách mua thuốc trực tuyến trên VNeID từ 01/01/2025

Hướng dẫn cách mua thuốc trực tuyến trên VNeID từ 01/01/2025

Vừa qua, Bộ Công an đã công bố tích hợp tiện ích mua thuốc trực tuyến trên VNeID - một trong những cấu phần quan trọng trong việc triển khai Sổ sức khỏe điện tử trong thời gian tới. LuatVietnam sẽ hướng dẫn bạn đọc cách mua thuốc trực tuyến trên VNeID từ 01/01/2025 ngay tại bài viết dưới đây.