Thủ tục đăng ký thường trú cho trẻ mới sinh

Thông thường, thủ tục đăng ký thường trú cho trẻ mới sinh được thực hiện song song với thủ tục đăng ký khai sinh. Tuy nhiên, trong một số trường hợp như cha, mẹ không cùng nơi thường trú, thủ tục này được tách ra để tiến hành độc lập.

Thời hạn đăng ký thường trú cho trẻ mới sinh

Theo khoản 3 Điều 7 Nghị định 31/2014/NĐ-CP quy định rõ:

3. Trong thời hạn 60 ngày, kể từ ngày trẻ em được đăng ký khai sinh, cha, mẹ hoặc đại diện hộ gia đình, người giám hộ, người nuôi dưỡng, chăm sóc trẻ em có trách nhiệm làm thủ tục đăng ký thường trú cho trẻ em đó.

Nếu quá thời hạn này mà cha mẹ chưa làm thủ tục đăng ký thường trú cho con thì có thể bị phạt tiền từ 100.000 đồng đến 300.000 đồng (khoản 1 Điều 8 Nghị định 167/2013/NĐ-CP).

Thủ tục đăng ký thường trú cho trẻ mới sinh

Từ ngày 01/7/2021, thủ tục đăng ký thường trú được thực hiện theo Luật Cư trú 2020.

Theo khoản 2 Điều 21, hồ sơ đăng ký thường trú gồm:

- Tờ khai thay đổi thông tin cư trú;

- Giấy tờ, tài liệu chứng minh quan hệ nhân thân với chủ hộ, thành viên hộ gia đình, trừ trường hợp đã có thông tin thể hiện quan hệ này trong Cơ sở dữ liệu quốc gia về dân cư, Cơ sở dữ liệu về cư trú.

Người đăng ký thường trú nộp hồ sơ đăng ký thường trú đến Công an cấp xã nơi mình cư trú.

Trong thời hạn 07 ngày làm việc kể từ ngày nhận được hồ sơ đầy đủ và hợp lệ, cơ quan đăng ký cư trú có trách nhiệm thẩm định, cập nhật thông tin về nơi thường trú mới của người đăng ký vào Cơ sở dữ liệu về cư trú và thông báo cho người đăng ký về việc đã cập nhật thông tin đăng ký thường trú; trường hợp từ chối đăng ký thì phải trả lời bằng văn bản và nêu rõ lý do.

thu tuc dang ky thuong tru cho tre moi sinh

Thủ tục đăng ký thường trú cho trẻ mới sinh (Ảnh minh họa)

Thủ tục đăng ký thường trú liên thông với khai sinh và cấp thẻ BHYT

Theo Thông tư liên tịch 05/2015/TTLT-BTP-BCA-BYT, khi khai sinh cho trẻ có thể đồng thời thực hiện liên thông các thủ tục hành chính đăng ký khai sinh, đăng ký thường trú, cấp thẻ bảo hiểm y tế cho trẻ dưới 6 tuổi.

Hồ sơ gồm:

- Tờ khai đăng ký khai sinh theo mẫu quy định.

- Giấy chứng sinh do cơ sở y tế nơi trẻ em sinh ra cấp; nếu trẻ em sinh ra ngoài cơ sở y tế thì giấy chứng sinh được thay bằng văn bản xác nhận của người làm chứng; trường hợp không có người làm chứng thì người đi khai sinh phải làm giấy cam đoan về việc sinh là có thực. Đối với trường hợp trẻ em bị bỏ rơi thì nộp biên bản về việc trẻ em bị bỏ rơi thay cho giấy chứng sinh.

Trường hợp đăng ký khai sinh cho trẻ em sinh ra do mang thai hộ thì nộp thêm văn bản chứng minh việc mang thai hộ theo quy định của pháp luật.

- Phiếu báo thay đổi hộ khẩu, nhân khẩu (theo mẫu quy định).

- Sổ hộ khẩu.

Trường hợp trẻ em có cha, mẹ nhưng không đăng ký thường trú cùng cha, mẹ mà đăng ký thường trú cùng với người khác thì phải có ý kiến bằng văn bản của cha, mẹ, có xác nhận của Ủy ban nhân dân cấp xã; ý kiến đồng ý của chủ hộ và Sổ hộ khẩu của chủ hộ.

- Tờ khai tham gia bảo hiểm y tế theo mẫu quy định.

Khi thực hiện thủ tục này, công dân nộp hồ sơ tại bộ phận Một cửa của Ủy ban nhân dân cấp xã hoặc Cổng Dịch vụ công. Đến hẹn trả kết quả, công dân có thể đồng thời nhận lại Giấy khai sinh của trẻ và Sổ hộ khẩu mới ghi nhận thông tin của trẻ thay vì phải làm thủ tục hai bước như trước đây.

Nếu còn thắc mắc, độc giả vui lòng liên hệ 1900.6192 để được tư vấn, giải đáp và hỗ trợ.

Đánh giá bài viết:

Để được giải đáp thắc mắc, vui lòng gọi

19006192

Theo dõi LuatVietnam trên YouTube

TẠI ĐÂY

Tin cùng chuyên mục

Phù hiệu xe tải là gì? Thủ tục cấp phù hiệu xe mới nhất

Phù hiệu xe tải là gì? Thủ tục cấp phù hiệu xe mới nhất

Phù hiệu xe tải là gì? Thủ tục cấp phù hiệu xe mới nhất

Phù hiệu xe tải không còn là thuật ngữ xa lạ đối với các tài xế lái xe vận tải. Tuy nhiên không phải ai cũng hiểu rõ về loại giấy tờ này. Vì vậy, trong bài viết dưới đây, LuatVietnam sẽ thông tin tới bạn đọc một số nội dung về phù hiệu xe tải và thủ tục cấp phù hiệu xe tải mới nhất.