Thủ tục công chứng hợp đồng mua bán xe tiến hành thế nào?

Theo điểm b khoản 2 Điều 8 Thông tư 58/2020/TT-BCA, giấy bán, cho, tặng xe của cá nhân phải có công chứng hoặc chứng thực .... Vậy, thủ tục công chứng hợp đồng mua bán xe hiện nay được thực hiện thế nào?

Thủ tục công chứng hợp đồng mua bán xe

Căn cứ Điều 40, 41 Luật Công chứng 2014, thủ tục công chứng hợp đồng mua bán xe được tiến hành như sau:

Bước 1: Chuẩn bị hồ sơ

Người có nhu cầu công chứng cần chuẩn bị 01 bộ hồ sơ yêu cầu công chứng, gồm các giấy tờ sau đây:

- Phiếu yêu cầu công chứng, trong đó có thông tin về họ tên, địa chỉ người yêu cầu công chứng, nội dung cần công chứng, danh mục giấy tờ gửi kèm theo; tên tổ chức hành nghề công chứng, họ tên người tiếp nhận hồ sơ yêu cầu công chứng, thời điểm tiếp nhận hồ sơ;

- Dự thảo hợp đồng (đối với trường hợp hợp đồng đã được soạn thảo sẵn);

- Bản sao giấy tờ tùy thân của người yêu cầu công chứng (Chứng minh nhân dân/Căn cước công dân của 02 vợ chồng bên bán, bên mua. Nếu độc thân thì có Giấy xác nhận tình trạng hôn nhân; Sổ hộ khẩu của 02 bên);

- Bản sao giấy đăng ký xe;

- Bản sao đăng kiểm xe (đối với ô tô);

(Bản sao là bản chụp, bản in hoặc bản đánh máy có nội dung đầy đủ, chính xác như bản chính và không phải chứng thực).

Ngoài bản sao, cần mang tất cả giấy tờ bản chính để công chứng viên đối chiếu.

Bước 2: Nộp hồ sơ

Văn phòng công chứng nhận hồ sơ sẽ kiểm tra, nếu thấy đủ điều kiện thì sẽ nhận hồ sơ, nếu thiếu sẽ yêu cầu bổ sung hoặc chối từ tiếp nhận nếu không đủ điều kiện công chứng theo Luật định.

Bước 3: Tiến hành công chứng

Trường hợp hợp đồng do 02 bên soạn sẵn, công chứng viên kiểm tra dự thảo hợp đồng; nếu trong dự thảo có điều khoản vi phạm pháp luật, trái đạo đức xã hội, đối tượng của hợp đồng không phù hợp với quy định của pháp luật thì công chứng viên phải chỉ rõ cho người yêu cầu công chứng để sửa chữa. Trường hợp người yêu cầu công chứng không sửa chữa thì công chứng viên có quyền từ chối công chứng.

Trường hợp văn phòng công chứng soạn thảo hợp đồng thì ngay sau khi nhận đủ hồ sơ, công chứng viên sẽ tiến hành soạn thảo hợp đồng.

Người yêu cầu công chứng tự đọc lại dự thảo hợp đồng hoặc công chứng viên đọc cho người yêu cầu công chứng nghe theo đề nghị của người yêu cầu công chứng.

Nếu người yêu cầu công chứng đồng ý toàn bộ nội dung trong dự thảo hợp đồng thì ký vào từng trang của hợp đồng. Công chứng viên yêu cầu người yêu cầu công chứng xuất trình bản chính của các giấy tờ trong hồ sơ để đối chiếu trước khi ghi lời chứng, ký vào từng trang của hợp đồng, giao dịch.

Bước 4: Nộp lệ phí và nhận hợp đồng công chứng

Người đề nghị công chứng hoặc một trong các bên nộp lệ phí, thù lao công chứng, nhận hợp đồng đã công chứng.

Thủ tục công chứng hợp đồng mua bán xe tiến hành thế nào?
Thủ tục công chứng hợp đồng mua bán xe tiến hành thế nào? (Ảnh minh họa)

Phí công chứng hợp đồng mua bán xe bao nhiêu tiền?

Theo Điều 66 Luật Công chứng, người yêu cầu công chứng hợp đồng, giao dịch, bản dịch, lưu giữ di chúc, cấp bản sao văn bản công chứng phải nộp phí công chứng.

Căn cứ Thông tư 257/2016/TT-BTCThông tư 111/2017/TT-BTC, phí khi công chứng hợp đồng mua bán tài sản được tính trên giá trị tài sản như sau:

TT

Giá trị tài sản hoặc giá trị hợp đồng, giao dịch

Mức thu

(đồng/trường hợp)

1

Dưới 50 triệu đồng

50.000

2

Từ 50 triệu đồng - 100 triệu đồng

100.000

3

Từ trên 100 triệu đồng - 01 tỷ đồng

0,1% giá trị tài sản hoặc giá trị hợp đồng, giao dịch

4

Từ trên 01 tỷ đồng - 3 tỷ đồng

01 triệu đồng + 0,06% của phần giá trị tài sản hoặc giá trị hợp đồng, giao dịch vượt quá 1 tỷ đồng

5

Từ trên 03 tỷ đồng - 5 tỷ đồng

2,2 triệu đồng + 0,05% của phần giá trị tài sản hoặc giá trị hợp đồng, giao dịch vượt quá 3 tỷ đồng

6

Từ trên 05 tỷ đồng - 10 tỷ đồng

3,2 triệu đồng + 0,04% của phần giá trị tài sản hoặc giá trị hợp đồng, giao dịch vượt quá 5 tỷ đồng

7

Từ trên 10 tỷ đồng - 100 tỷ đồng

5,2 triệu đồng + 0,03% của phần giá trị tài sản hoặc giá trị hợp đồng, giao dịch vượt quá 10 tỷ đồng.

8

Trên 100 tỷ đồng

32,2 triệu đồng + 0,02% của phần giá trị tài sản hoặc giá trị hợp đồng, giao dịch vượt quá 100 tỷ đồng (mức thu tối đa là 70 triệu đồng/trường hợp).

Theo Điều 67 Luật Công chứng, ngoài phí công chứng, người yêu cầu công chứng phải trả thù lao khi yêu cầu tổ chức hành nghề công chứng thực hiện việc soạn thảo hợp đồng, giao dịch, đánh máy, sao chụp, dịch giấy tờ, văn bản và các việc khác liên quan đến việc công chứng.

Ủy ban nhân dân cấp tỉnh ban hành mức trần thù lao công chứng áp dụng đối với các tổ chức hành nghề công chứng tại địa phương. Tổ chức hành nghề công chứng xác định mức thù lao đối với từng loại việc không vượt quá mức trần thù lao công chứng do Ủy ban nhân dân cấp tỉnh ban hành và niêm yết công khai các mức thù lao tại trụ sở của mình. Tổ chức hành nghề công chứng thu thù lao cao hơn mức trần thù lao và mức thù lao đã niêm yết thì bị xử lý theo quy định của pháp luật.

Nếu có thắc mắc gì về thủ tục công chứng, chứng thực hoặc quy trình mua bán xe, bạn đọc có thể liên hệ 1900.6192 để được hỗ trợ.

Đánh giá bài viết:
Để được giải đáp thắc mắc, vui lòng gọi 19006192

Tin cùng chuyên mục

Có cần về quê để làm Căn cước công dân, hộ chiếu?

Có cần về quê để làm Căn cước công dân, hộ chiếu?

Có cần về quê để làm Căn cước công dân, hộ chiếu?

Rất nhiều người cần làm căn cước công dân hoặc hộ chiếu nhưng lại đang sinh sống, làm việc ở các thành phố lớn, khác với nơi đăng ký thường trú của mình. Việc phải trở về địa phương nơi có hộ khẩu để làm các loại giấy tờ tùy thân này đem lại nhiều phiền phức và tốn kém.