Cấp thẻ nhà báo: Điều kiện và hồ sơ, thủ tục thế nào?

Thẻ nhà báo là một trong những giấy tờ rất quan trọng với những người làm trong ngành báo chí. Vậy điều kiện và hồ sơ, thủ tục cấp thẻ nhà báo hiện nay thế nào?

1. 6 đối tượng được xét cấp thẻ nhà báo

6 đối tượng được xét cấp thẻ nhà báo
6 đối tượng được xét cấp thẻ nhà báo (Ảnh minh hoạ)

Căn cứ theo Điều 26 Luật Báo chí số 103/2016/QH13, có 06 đối tượng được xét cấp thẻ nhà báo, gồm có:

- Tổng Giám đốc/Giám đốc, Phó Tổng giám đốc/Phó Giám đốc, Tổng Biên tập, Phó Tổng biên tập của các cơ quan báo chí và thông tấn.

- Trưởng phòng/ban, Phó trưởng phòng/ban nghiệp vụ báo chí cơ quan báo chí và thông tấn.

- Biên tập viên, phóng viên của cơ quan báo chí và thông tấn.

- Người quay phim, đạo diễn truyền hình (trừ phim truyện), đạo diễn chương trình phát thanh của đơn vị được cấp phép hoạt động báo chí trong lĩnh vực truyền hình, phát thanh, sản xuất các phim tài liệu của Nhà nước.

- Biên tập viên, phóng viên, người phụ trách công việc phóng viên, biên tập ở đài truyền hình, truyền thanh tại cấp huyện và tương đương.

- Người đã được cấp thẻ nhà báo theo quy định nhưng được điều chuyển sang làm một công việc khác mà vẫn tiếp tục có tác phẩm được sử dụng và được cơ quan báo chí xác nhận thì được xét cấp thẻ nhà báo nếu thuộc một trong các trường hợp dưới đây:

  • Được điều động công tác ở các đơn vị của cơ quan báo chí mà không trực tiếp thực hiện nghiệp vụ báo chí.

  • Được điều chuyển làm công tác giảng dạy về chuyên môn ngành báo chí ở các cơ sở giáo dục đại học.

  • Được điều chuyển làm cán bộ chuyên trách ở hội nhà báo các cấp và trực tiếp đảm nhiệm công tác quản lý Nhà nước về báo chí.

2. Thủ tục cấp thẻ nhà báo mới nhất 2024

2.1. Để cấp thẻ nhà báo phải đáp ứng điều kiện gì?

Để được cấp thẻ nhà báo phải đáp ứng các điều kiện quy định tại khoản 1 và khoản 2 Điều 27 Luật Báo chí 2016, cụ thể:

- Phải là công dân nước Việt Nam và có địa chỉ thường trú tại Việt Nam.

- Có bằng tốt nghiệp cấp đại học trở lên; nếu là người dân tộc thiểu số đang thực hiện ấn phẩm báo in, chương trình truyền hình, phát thanh hoặc chuyên trang của báo điện tử được thể hiện bằng tiếng của dân tộc thiểu số thì bắt buộc phải có bằng tốt nghiệp cao đẳng trở lên.

- Nếu cấp thẻ lần đầu thì người được xét cấp thẻ phải có thời gian công tác liên tục từ 02 năm trở lên ở cơ quan báo chí nơi đề nghị cấp thẻ, thời gian này được tính cho đến thời điểm xét cấp thẻ nhà báo, trừ tổng biên tập tạp chí khoa học và các trường hợp khác theo quy định pháp luật.

- Có đề nghị cấp thẻ nhà báo của cơ quan báo chí hoặc cơ quan nơi người được xét cấp thẻ công tác.

- Nếu đối tượng xét cấp thẻ là biên tập viên, phóng viên, người phụ trách công tác phóng viên, biên tập ở đài truyền thanh, truyền hình cấp huyện và tương đương thì ngoài đáp ứng các điều kiện nêu trên, còn phải đảm bảo các tiêu chuẩn dưới đây:

  • Là công tác viên thường xuyên của đài phát thanh, truyền hình tỉnh/thành phố trực thuộc trung ương.

  • Có ít nhất 12 tác phẩm đã được phát sóng trên đài phát thanh, truyền hình tỉnh/thành phố trực thuộc trung ương trong 01 năm tính đến khi xét cấp thẻ nhà báo.

  • Nếu cấp thẻ lần đầu thì còn phải có thời gian công tác liên tục từ 02 năm trở lên ở đài truyền thanh, truyền hình cấp huyện, thời gian này được tính cho đến thời điểm được xét cấp thẻ nhà báo.

  • Được đài phát thanh, truyền hình tỉnh/thành phố trực thuộc trung ương có đề nghị cấp thẻ.

Thủ tục cấp thẻ nhà báo mới nhất
Thủ tục cấp thẻ nhà báo mới nhất (Ảnh minh hoạ)

2.2. Hồ sơ cấp thẻ nhà báo mới nhất

Theo quy định tại Điều 6 Thông tư 31/2021/TT-BTTTT, để được xét cấp thẻ nhà báo, cơ quan đề nghị cấp thẻ gửi 01 bộ hồ sơ cấp thẻ gồm có các giấy tờ sau:

- Bản khai đăng ký cấp thẻ của người được đề nghị cấp thẻ, bản kê khai thực hiện theo mẫu số 01 của Phụ lục ban hành kèm Thông tư 31/2021/TT-BTTTT.

- Bản sao điện tử (nếu gửi hồ sơ qua Cổng dịch vụ công của Bộ Thông tin & Truyền thông) hoặc bản sao (nếu gửi hồ sơ trực tiếp/qua bưu điện) của một trong các loại giấy tờ:

  • Bằng tốt nghiệp cấp đại học trở lên
  • Bằng tốt nghiệp cấp cao đẳng trở lên nếu là trường hợp người dân tộc thiểu số hiện đang thực hiện ấn phẩm báo in, chương trình truyền hình, phát thanh hoặc chuyên trang của báo điện tử được thực hiện bằng tiếng của dân tộc thiểu số (không áp dụng nếu thuộc trường hợp cấp đổi thẻ theo kỳ hạn mới).

- Bản sao điện tử (nếu gửi hồ sơ qua Cổng dịch vụ công của Bộ Thông tin & Truyền thông) hoặc bản sao (nếu gửi hồ sơ trực tiếp hoặc đường bưu điện) của một trong các giấy tờ để chứng minh là có thời gian công tác liên tục trong 02 năm trở lên tại cơ quan đề nghị cấp thẻ hoặc tại đài truyền hình, truyền thanh cấp huyện hoặc tương đương:

  • Quyết định tuyển dụng
  • Hợp đồng lao động và các văn bản khác liên quan (tài liệu được cơ quan thẩm quyền xác nhận, thể hiện thời gian đóng bảo hiểm xã hội tại cơ quan báo chí/cơ quan công tác hoặc thể hiện việc thanh toán, chi trả các khoản lương/thù lao/tiền công/nhuận bút theo tháng)

- Danh sách tác phẩm của người được xét cấp thẻ đã được đăng/phát đối với trường hợp nêu tại khoản 5, khoản 6 Điều 26 Luật Báo chí 2016, được liệt kê theo mẫu số 02 của Phụ lục ban hành kèm Thông tư 31/2021/TT-BTTTT.

2.3. Trình tự, thủ tục cấp thẻ nhà báo 

Thủ tục cấp thẻ nhà báo được quy định tại Điều 6 Thông tư 31/2021/TT-BTTTT, cụ thể như sau:

Bước 1: Người có yêu cầu chuẩn bị hồ sơ và nộp hồ sơ đến Bộ Thông tin & Truyền thông theo hình thức online hoặc trực tiếp.

Trong đó, lưu ý rằng: Cơ quan đề nghị cấp thẻ gửi hồ sơ nêu trên trước ngày 01/11 và 21/4 hàng năm, trước ngày 01/9 năm cuối cùng của thời hạn có hiệu lực của thẻ để xét cấp thẻ nhà báo.

Bước 2: Xem xét và cấp thẻ nhà báo

Bộ Thông tin và Truyền thông cấp thẻ vào ngày 01/01 và 21/6 hàng năm.

Nếu từ chối cấp thẻ thì các cơ quan phải nêu rõ lý do từ chối trên Công dịch vụ công hoặc bằng văn bản.

Trên đây là những thông tin về Thủ tục cấp thẻ nhà báo thế nào?
Nếu còn vấn đề vướng mắc, bạn đọc vui lòng liên hệ tổng đài 19006192 để được hỗ trợ.
Đánh giá bài viết:

Để được giải đáp thắc mắc, vui lòng gọi

19006192

Theo dõi LuatVietnam trên YouTube

TẠI ĐÂY

Tin cùng chuyên mục

21 tỉnh, thành nào vừa thông qua Nghị quyết sắp xếp đơn vị hành chính?

21 tỉnh, thành nào vừa thông qua Nghị quyết sắp xếp đơn vị hành chính?

21 tỉnh, thành nào vừa thông qua Nghị quyết sắp xếp đơn vị hành chính?

Việc sắp xếp đơn vị hành chính cấp huyện, cấp xã nhằm tổ chức hợp lý đơn vị hành chính các cấp phù hợp với thực tiễn và xu thế phát triển của đất nước. Vừa qua, đã có 21 tỉnh, thành đã được thông qua Nghị quyết sắp xếp đơn vị hành chính giai đoạn 2023-2025.