Thủ tục cấp lại Giấy phép liên vận Việt - Lào chi tiết nhất

Giấy phép liên vận Việt - Lào là một loại giấy phép được cấp cho các loại xe thương mại và phi thương mại khi có hoạt động kinh doanh vận tải đi Lào. Vậy nếu Giấy phép này hết hạn, bị mất thì thủ tục cấp lại thế nào?

Giá trị của Giấy phép liên vận Việt - Lào không quá 1 năm?

Theo Điều 11 Thông tư số 88/2014/TT-BGTVT, Giấy phép liên vận Việt - Lào có giá trị như sau:

- Cấp cho phương tiện thương mại thuộc các doanh nghiệp, hợp tác xã được cấp Giấy phép vận tải đường bộ quốc tế Việt - Lào để đi lại nhiều lần: Có giá trị 01 năm nhưng không quá thời hạn của Giấy phép này.

- Cấp cho phương tiện thương mại thuộc các doanh nghiệp, hợp tác xã phục vụ các công trình, dự án và phục vụ cho hoạt động kinh doanh của doanh nghiệp, hợp tác xã trên lãnh thổ Lào để đi lại nhiều lần: Có giá trị 01 năm nhưng không quá thời hạn kết thúc công trình, dự án, hoạt động kinh doanh của doanh nghiệp, hợp tác xã trên lãnh thổ Lào.

- Cấp cho xe vận tải hành khách theo hợp đồng và vận tải khách du lịch: Cấp theo thời hạn chuyến đi nhưng tối đa không quá 30 ngày.

- Cấp cho phương tiện phi thương mại: Có thời hạn 30 ngày kể từ ngày cấp.

- Cấp cho xe công vụ: Cấp theo thời gian của chuyến đi nhưng không vượt quá 01 năm.


Phương tiện nào được cấp Giấy phép liên vận Việt - Lào?

Theo Điều 3 Thông tư số 88/2014/TT-BGTVT, phương tiện được cấp Giấy phép liên vận Việt - Lào là xe ô tô bao gồm: Xe ô tô đầu kéo, rơ moóc hoặc sơ mi rơ moóc được kéo theo ô tô và phương tiện chuyên dùng lưu thông trên đường bộ có Giấy đăng ký phương tiện và biển số do cơ quan có thẩm quyền của Việt Nam cấp.

Trong đó, phương tiện bao gồm phương tiện thương mại và phương tiện phi thương mại.

- Phương tiện thương mại bao gồm:

  • Xe ô tô vận tải hành khách theo tuyến cố định;
  • Xe ô tô vận tải hành khách theo hợp đồng và vận tải khách du lịch;
  • Xe ô tô vận tải hàng hóa;
  • Xe ô tô chuyên chở người, hàng hóa và xe máy chuyên dùng lưu thông trên đường bộ phục vụ các công trình, dự án, hoạt động kinh doanh của doanh nghiệp, hợp tác xã trên lãnh thổ Lào trừ xe ô tô và xe máy chuyên dùng sang Lào chủ yếu thi công công trình trong thời gian trên 30 ngày và kết thúc thi công mới về nước.

- Phương tiện phi thương mại bao gồm:

  • Xe ô tô của các cơ quan, tổ chức trong nước và quốc tế đi công tác, xe ô tô cứu hỏa, xe ô tô cứu thương, xe ô tô cứu hộ, xe ô tô thực hiện sứ mệnh nhân đạo;
  • Xe ô tô của cá nhân đi việc riêng (chỉ áp dụng đối với xe ô tô chở người dưới 09 chỗ và xe ô tô bán tải);
  • Xe ô tô của doanh nghiệp, hợp tác xã đi công tác, tham quan, du lịch.

Lưu ý: Phương tiện thương mại phải được gắn thiết bị giám sát hành trình, có phù hiệu, biển hiệu và niên hạn sử dụng theo quy định.

Thủ tục Cấp lại Giấy phép liên vận Việt - Lào
Cấp lại Giấy phép liên vận Việt - Lào thế nào? (Ảnh minh họa)


Cơ quan cấp Giấy phép liên vận Việt - Lào

Căn cứ tại Điều 14 Thông tư số 88/2014/TT-BGTVT, Cơ quan có thẩm quyền cấp Giấy phép này gồm:

- Tổng cục Đường bộ Việt Nam:

  • Phương tiện của các cơ quan của Đảng, Quốc hội, Chính phủ, các Bộ, cơ quan ngang Bộ, các cơ quan thuộc các Bộ, các tổ chức chính trị, xã hội ở Trung ương và các cơ quan ngoại giao, cơ quan đại diện của các tổ chức Quốc tế tại Việt Nam có trụ sở đóng tại Hà Nội;
  • Phương tiện của các cơ quan, đơn vị trực thuộc Bộ Giao thông vận tải;

- Sở Giao thông vận tải địa phương: cấp cho phương tiện của các cơ quan, tổ chức, cá nhân thuộc các đối tượng còn lại đóng trên địa bàn địa phương.

- Sở Giao thông vận tải địa phương nơi có cửa khẩu biên giới giáp với Lào theo quy định tại Nghị định thư: Cấp cho phương tiện phi thương mại của các tổ chức, cá nhân đóng trên địa bàn các tỉnh khác của Việt Nam đi qua cửa khẩu tại địa phương mình quản lý.


Thủ tục Cấp lại Giấy phép liên vận Việt - Lào chi tiết nhất

Thành phần hồ sơ

1/ Cấp lại cho phương tiện thương mại

Theo khoản 1 Điều 12 Thông tư số 88/2014/TT-BGTVT, hồ sơ cấp lại Giấy phép liên vận Việt - Lào gồm:

- Đơn đề nghị.

- Giấy phép vận tải đường bộ quốc tế Việt - Lào.

- Giấy đăng ký phương tiện.

- Hợp đồng cho thuê tài chính hoặc hợp đồng thuê tài sản hoặc cam kết kinh tế của chủ phương tiện đối với hợp tác xã đề nghị cấp giấy phép.

- Giấy chứng nhận kiểm định an toàn kỹ thuật và bảo vệ môi trường.

- Văn bản chấp thuận khai thác tuyến, văn bản thay thế phương tiện hoặc văn bản bổ sung phương tiện của cơ quan quản lý tuyến và hợp đồng đón trả khách tại bến xe ở Việt Nam và Lào.

2/ Cấp lại cho cho phương tiện phi thương mại và phương tiện thương mại phục vụ các công trình, dự án hoặc hoạt động kinh doanh của doanh nghiệp, hợp tác xã trên lãnh thổ Lào

Theo khoản 2 Điều 12, Thông tư số 88/2014/TT-BGTVT, hồ sơ trong trường hợp này gồm:

- Đơn đề nghị.

- Giấy đăng ký phương tiện.

- Hợp đồng cho thuê tài chính hoặc hợp đồng thuê tài sản hoặc cam kết kinh tế của chủ phương tiện đối với hợp tác xã đề nghị cấp giấy phép.

- Giấy chứng nhận kiểm định an toàn kỹ thuật và bảo vệ môi trường.

- Hợp đồng hoặc tài liệu chứng minh đơn vị đang thực hiện công trình, dự án hoặc hoạt động kinh doanh trên lãnh thổ Lào (đối với doanh nghiệp, hợp tác xã phục vụ các công trình, dự án hoặc hoạt động kinh doanh trên lãnh thổ Lào).

- Quyết định cử đi công tác của cơ quan có thẩm quyền (đối với trường hợp đi công vụ và các cơ quan ngoại giao, tổ chức quốc tế đi công tác).

Trình tự thực hiện

Theo quy định tại khoản 1 Điều 13 Thông tư số 88/2014/TT-BGTVT, thủ tục cấp lại Giấy phép liên vận Việt - Lào được thực hiện theo trinh tự sau đây:

- Tổ chức, cá nhân nộp 01 bộ hồ sơ cho Tổng cục Đường bộ Việt Nam hoặc Sở Giao thông Vận tải.

- Tổng cục Đường bộ Việt Nam hoặc Sở Giao thông Vận tải tiếp nhận và thực hiện kiểm tra hồ sơ:

  • Hồ sơ chưa đầy đủ: Thông báo trực tiếp (trường hợp nhận hồ sơ trực tiếp) hoặc bằng văn bản các nội dung cần sửa đổi, bổ sung đến doanh nghiệp, hợp tác xã trong thời gian tối đa không quá 02 ngày làm việc, kể từ ngày nhận được hồ sơ.
  • Hồ sơ đầy đủ: Trong thời hạn 02 ngày làm việc, kể từ khi nhận đủ hồ sơ, cấp lại Giấy phép cho doanh nghiệp, hợp tác xã. Trường hợp từ chối không cấp, phải trả lời bằng văn bản và nêu rõ lý do.

Riêng trường hợp bị mất giấy phép phải nêu rõ lý do. Giấy phép hết hạn hoặc hư hỏng nộp về cơ quan cấp phép cùng với hồ sơ đề nghị cấp lại Giấy phép liên vận Việt - Lào.

Cách thức thực hiện:

Việc tiếp nhận hồ sơ và trả kết quả được thực hiện tại trụ sở của cơ quan cấp giấy phép, qua đường bưu điện hoặc bằng các hình thức phù hợp khác:

- Nộp hồ sơ trực tiếp tại Phòng Quản lý vận tải - Sở Giao thông Vận tải.

- Nộp hồ sơ trực tuyến tại trang thông tin điện tử hoặc qua đường bưu chính.

Lệ phí

Mức lệ phí: 50.000 đồng/lần/phương tiện

(Căn cứ tại Điều 3 Thông tư 188/2016/TT-BTC).

Trên đây là toàn bộ thủ tục cấp lại Giấy phép liên vận Việt - Lào khi Giấy phép hết hạn, hư hỏng hoặc bị mất nhằm tạo điều kiện thuận lợi cho người và cho phương tiện, qua lại biên giới giữa hai nước Việt - Lào.

Nếu còn thắc mắc, độc giả vui lòng liên hệ 1900.6192 để được giải đáp, hỗ trợ.

>> Trình tự, thủ tục cấp lại Giấy phép liên vận CLV thế nào?

Đánh giá bài viết:
(1 đánh giá)
Để được giải đáp thắc mắc, vui lòng gọi 19006192

Tin cùng chuyên mục

Hướng dẫn cách mua thuốc trực tuyến trên VNeID từ 01/01/2025

Hướng dẫn cách mua thuốc trực tuyến trên VNeID từ 01/01/2025

Hướng dẫn cách mua thuốc trực tuyến trên VNeID từ 01/01/2025

Vừa qua, Bộ Công an đã công bố tích hợp tiện ích mua thuốc trực tuyến trên VNeID - một trong những cấu phần quan trọng trong việc triển khai Sổ sức khỏe điện tử trong thời gian tới. LuatVietnam sẽ hướng dẫn bạn đọc cách mua thuốc trực tuyến trên VNeID từ 01/01/2025 ngay tại bài viết dưới đây.

Từ 01/7/2021, thêm “rủi ro” cho người không khai báo tạm vắng

Từ 01/7/2021, thêm “rủi ro” cho người không khai báo tạm vắng

Từ 01/7/2021, thêm “rủi ro” cho người không khai báo tạm vắng

Thông thường, khi vắng mặt tại nơi cư trú trong một thời gian nhất định, người dân phải đi khai báo tạm vắng. Từ ngày 01/7/2021, khi Luật Cư trú 2020 có hiệu lực, việc khai báo tạm vắng sẽ bị “siết” chặt chẽ hơn, người dân không khai báo tạm vắng sẽ có thêm rủi ro.