Thu thập ADN, mống mắt trong thẻ Căn cước để làm gì?

Thẻ Căn cước là giấy tờ tùy thân mới của công dân từ 01/7/2024. Cùng với đó, sẽ thu thập ADN, mống mắt trong thẻ Căn cước có phải không? Thu thập ADN mống mắt trong thẻ Căn cước để làm gì? Tất cả đều có trong bài viết này.

1. Khi cấp thẻ Căn cước phải thu thập ADN và mống mắt?

ADN và mống mắt là hai trong số các thông tin sinh trắc học của công dân, được thu thập trong Cơ sở dữ liệu căn cước.

(theo khoản 3 Điều 15 Luật Căn cước số 26/2023/QH15).

Tuy nhiên, khi cấp thẻ Căn cước, chỉ có thông tin về mống mắt là thông tin bắt buộc phải thu thập còn thông tin ADN sẽ là thông tin do người dân tự nguyện cung cấp.

Cụ thể:

Về thông tin mống mắt

Theo khoản 3 Điều 18 Luật Căn cước 2023, mống mắt, vân tay, ảnh khuôn mặt được mã hóa, lưu trữ trong bộ phận lưu trữ trên thẻ Căn cước.

Đồng thời, theo điểm b khoản 1 Điều 23 Luật Căn cước 2023, khi thực hiện cấp thẻ Căn cước, cán bộ công an sẽ thực hiện chụp ảnh, lấy dấu vân tay, mống mắt của người cần cấp thẻ Căn cước và đây là thủ tục bắt buộc.

Do đó, mống mắt là một trong các thông tin bắt buộc phải thu nhập khi làm thẻ Căn cước.

Về thông tin ADN

Mặc dù vẫn là thông tin về sinh trắc học của công dân nhưng không giống mống mắt, thông tin ADN là thông tin được cung cấp tự nguyện. Điều này được quy định cụ thể tại điểm d khoản 1 Điều 16 Luật Căn cước 2023:

d) Thông tin sinh trắc học về ADN và giọng nói được thu thập khi người dân tự nguyện cung cấp hoặc cơ quan tiến hành tố tụng hình sự, cơ quan quản lý người bị áp dụng biện pháp xử lý hành chính trong quá trình giải quyết vụ việc theo chức năng, nhiệm vụ có thực hiện trưng cầu giám định hoặc thu thập được thông tin sinh trắc học về ADN, giọng nói của người dân thì chia sẻ cho cơ quan quản lý căn cước để cập nhật, điều chỉnh vào Cơ sở dữ liệu căn cước.

Như vậy, ADN chỉ được thu nhận khi người dân tự nguyện cung cấp hoặc do cơ quan tiến hành tố tụng hình sự hoặc quản lý người bị áp dụng biện pháp xử lý hành chính giám định/thu thập ADN trong quá trình giải quyết vụ việc chia sẻ cho cơ quan quản lý căn cước để cập nhật, điều chỉnh vào cơ sở dữ liệu căn cước.

Khi không lấy được vân tay sẽ sử dụng mống mắt? (Ảnh minh họa)

2. Thu thập ADN mống mắt trong thẻ Căn cước để làm gì?

Thông tin ADN và mống mắt đều có chung đặc điểm là có độ chính xác cao, không thể giả mạo, có thể lưu trữ trong thời gian dài và dễ dàng sử dụng.

Đồng thời, hai loại thông tin này cũng mang lại nhiều lợi ích như liên quan đến sức khỏe hoặc không bị giả mạo. Nếu có thì khi có thông tin sinh trắc học về ADN và mống mắt cũng sẽ nhanh chóng xử lý một cách chính xác.

Mống mắt là các cơ điều khiển đồng tử đóng mở, gồm những hoa văn cấu trúc rất nhỏ. Những hoa văn này ở mỗi người là duy nhất, thậm chí mống mắt trái và phải của một người cũng khác nhau.

Ngoài ra, tại nhiều nước trên thế giới đã sử dụng mống mắt để xác thực hộ chiếu hoặc nhận diện công dân. Do đó, khi không thu thập được vân tay do khuyết tật hoặc biến dạng thì việc sử dụng thông tin về mống mắt hoặc ADN sẽ đóng vai trò vô cùng quan trọng trong việc nhận biết từng cá nhân khác nhau.

Không chỉ thế, khi cấp lại thẻ Căn cước mà đã có thông tin về mống mắt, khuôn mặt hoặc vây tay, ADN trong cơ sở dữ liệu quốc gia, được mã hóa và lưu trong chíp của thẻ Căn cước thì việc cấp lại này sẽ diễn ra đơn giản, ít thủ tục hơn.

Theo đó, công an sẽ dùng thông tin sinh trắc học lưu trong cơ sở để cấp lại thẻ Căn cước cho công dân.

Mống mắt là thông tin sinh trắc học quan trọng của 1 người (Ảnh minh họa)

3. Đã có hướng dẫn thu thập ADN, mống mắt chưa?

Hiện nay, chưa có thông tin cụ thể hướng dẫn thu thập ADN hay mống mắt của công dân. Bộ Công an đang hoàn thiện thiết bị và chắc chắn sẽ có hướng dẫn trong thời gian sớm nhất bởi khi thực hiện thủ tục cấp thẻ Căn cước từ 01/7/2024, công an sẽ thực hiện lấy mống mắt.

Việc thu thập ADN sẽ được thực hiện khi công dân có nhu cầu. Cụ thể, thủ tục cấp thẻ Căn cước được nêu tại Điều 23 Luật Căn cước năm 2023 như sau:

Với người từ đủ 14 tuổi trở lên

Với đối tượng này, trình tự gồm các bước:

Bước 1: Yêu cầu cấp thẻ Căn cước. Việc yêu cầu có thể thực hiện trực tiếp hoặc thông qua cổng dịch vụ công.

Bước 2: Sau khi được cán bộ công an kiểm tra, đối chiếu thông tin từ các cơ sở dữ liệu để xác định chính xác người cần cấp thẻ, người cấp thẻ sẽ được điều chỉnh, cập nhật thông tin nếu chưa có trong cơ sở dữ liệu quốc gia về dân cư.

Ngược lại, nếu có rồi thì người nà sẽ được thu thập thông tin nhân dạng và thông tin sinh trắc học gồm: Chụp ảnh khuôn mặt, lấy dấu vân tay, mống mắt của người cần cấp thẻ Căn cước.

Bước 3: Ký tên vào Phiếu thu nhận thông tin Căn cước.

Bước 4: Nhận giấy hẹn trả thẻ Căn cước. Sau khi hết 07 ngày làm việc thì người này sẽ nhận được thẻ Căn cước ghi trong giấy hẹn. Nếu có nhu cầu nhận thẻ ở địa điểm khác thì trả thêm phí dịch vụ chuyển phát và nêu rõ yêu cầu này.

Với người dưới 14 tuổi

- Với trẻ em dưới 06 tuổi: Thực hiện đồng thời việc cấp thẻ Căn cước với thủ tục liên thông khai sinh, cấp thẻ bảo hiểm y tế qua cổng dịch vụ công hoặc ứng dụng VNeID hoặc trực tiếp tại cơ quan công an.

Nếu đã được cấp giấy khai sinh thì do người đại diện hợp pháp thực hiện thông qua cổng dịch vụ công hoặc ứng dụng VNeID hoặc trực tiếp tại cơ quan công an.

Trong đó, cơ quan công an không lấy thông tin nhân dạng và sinh trắc học của trẻ em dưới 06 tuổi.

- Với người từ 06 - dưới 14 tuổi: Thủ tục cấp thẻ Căn cước do người đại diện hợp pháp thực hiện. Những trẻ em này phải đến cơ quan công an cùng người đại diện để thực hiện thủ tục thu nhận thông tin nhân dạng, sinh trắc học.

Trên đây là giải đáp chi tiết vấn đề: Thu thập ADN mống mắt trong thẻ Căn cước để làm gì?

Nếu còn vấn đề vướng mắc, bạn đọc vui lòng liên hệ tổng đài 19006192 để được hỗ trợ.
Chia sẻ:
Đánh giá bài viết:

Để được giải đáp thắc mắc, vui lòng gọi

19006192

Theo dõi LuatVietnam trên YouTube

TẠI ĐÂY

Tin cùng chuyên mục