Bị thu hồi sổ hộ khẩu, người dân thực hiện thủ tục thế nào?

Theo Luật Cư trú 2020, từ ngày 01/7/2021, trong một số trường hợp, người dân bị thu hồi sổ hộ khẩu. Từ năm 2023, tất cả sổ hộ khẩu sẽ chấm dứt sứ mệnh của nó. Vậy, nếu sổ này bị thu hồi, người dân thực hiện thủ tục bằng cách nào?

Nhiều thủ tục hành chính cần xuất trình sổ hộ khẩu

Hiện nay, không có văn bản nào quy định cụ thể bắt buộc xuất trình sổ hộ khẩu trong những trường hợp nào.

Tuy nhiên, căn cứ vào quy định của Luật Cư trú, Bộ luật Dân sự, Luật Đất đai, Luật Công chứng, Luật Hộ tịch, Luật Lý lịch tư pháp… và các quy định của pháp luật có liên quan, sổ hộ khẩu là giấy tờ cần có trong các thủ tục sau:

- Xin học cho con, làm lý lịch tư pháp, mua bảo hiểm y tế hộ gia đình, khai sinh, đăng ký kết hôn, làm hộ chiếu, khai tử…;

- Làm các thủ tục hành chính liên quan đến việc: xác nhận, điều chỉnh, bổ sung, thay đổi hộ khẩu, nhân khẩu trong sổ hộ khẩu…;

- Làm các thủ tục hành chính liên quan đến các giao dịch hành chính, dân sự: mua bán, chuyển nhượng nhà đất; mua bán sang nhượng tài sản khác; ủy quyền; thừa kế mà theo quy định của pháp luật các văn bản giao dịch này phải công chứng, chứng thực...

Nghĩa là, sổ hộ khẩu - bản thân nó có ý nghĩa quan trọng trong đời sống của người dân. Bởi vậy, khi có thông tin sẽ thu hồi hay bỏ sổ hộ khẩu, nhiều người dân cảm thấy khá “hoang mang”.

thuc hien thu tuc khi thu hoi so ho khau
Người dân thực hiện thủ tục khi thu hồi sổ hộ khẩu bằng cách nào? (Ảnh minh họa)

Bị thu hồi sổ hộ khẩu, người dân thực hiện thủ tục bằng cách nào?

Trước hết, phải khẳng định rằng, không phải từ 01/7/2021 tất cả sổ hộ khẩu đều bị thu hồi. Công dân chỉ bị thu hồi sổ hộ khẩu khi đi thực hiện các thủ tục đăng ký cư trú dẫn đến thay đổi thông tin trong sổ hộ khẩu.

Xem thêm: Trường hợp bị thu hồi sổ hộ khẩu từ ngày 01/7/2021

Tất cả sổ hộ khẩu vẫn còn giá trị đến hết ngày 31/12/2022 theo khoản 3 Điều 38 Luật Cư trú 2020. Như vậy, từ năm 2023, sổ hộ khẩu chính thức không còn giá trị xác nhận cư trú.

Vậy, khi người dân thực hiện các thủ tục về thay đổi cư trú, Công an sẽ cập nhật vào đâu?

Theo Điều 3 Luật Cư trú 2020, thông tin về cư trú phải được cập nhật vào Cơ sở dữ liệu quốc gia về dân cư, Cơ sở dữ liệu về cư trú theo quy định của pháp luật.

Cũng theo Luật này, khi thực hiện đăng ký thường trú, tạm trú, xóa đăng ký thường trú cơ quan đăng ký cư trú có trách nhiệm thẩm định, cập nhật thông tin về nơi thường trú, tạm trú mới, việc xóa đăng ký thường trú của người đăng ký vào Cơ sở dữ liệu về cư trú.

Mới đây, ngày 29/3/2021, Chính phủ đã ban hành Nghị định 37/2021/NĐ-CP hướng dẫn Luật Căn cước công dân, có hiệu lực từ ngày 14/5/2021.

Theo đó, người dân có quyền khai thác thông tin trong Cơ sở dữ liệu quốc gia về dân cư để nộp cho cơ quan Nhà nước khi họ có nhu cầu.

Hình thức khai thác thông tin trong Cơ sở dữ liệu quốc gia về dân cư có thể bằng văn bản yêu cầu cung cấp thông tin hoặc thông qua dịch vụ nhắn tin, cổng dịch vụ công quốc gia, cổng dịch vụ công Bộ Công an.

Ngoài ra, Cơ quan quản lý cơ sở dữ liệu chuyên ngành, cơ quan nhà nước, tổ chức chính trị, tổ chức chính trị - xã hội có thể khai thác thông tin trong Cơ sở dữ liệu quốc gia về dân cư để phục vụ công tác quản lý nhà nước theo chức năng, nhiệm vụ, quyền hạn được giao.

Tổ chức tín dụng, tổ chức cung cấp dịch vụ viễn thông, di động, tổ chức cung cấp dịch vụ chứng thực chữ ký số, định danh điện tử, tổ chức hành nghề công chứng, thừa phát lại và tổ chức khác được giao thực hiện dịch vụ công được khai thác thông tin trong Cơ sở dữ liệu quốc gia về dân cư qua cổng dịch vụ công quốc gia, cổng dịch vụ công Bộ Công an hoặc bằng văn bản yêu cầu cung cấp thông tin hoặc theo phương thức khai thác khác do Bộ Công an hướng dẫn.

Như vậy, bản thân người dân hoặc các cơ quan liên quan được khai thác thông tin trong Cơ sở dữ liệu quốc gia về dân cư để phục vụ việc thực hiện các thủ tục hành chính cần chứng minh cư trú.

Ngoài ra, đến hết năm 2022, khi sổ hộ khẩu giấy vẫn còn giá trị sử dụng, người dân có thể chứng thực một vài bản trước khi đi thực hiện các thủ tục đăng ký cư trú dẫn đến thay đổi thông tin trong sổ hộ khẩu.

Bởi khi đi tiến hành các thủ tục này sẽ bị thu hồi sổ hộ khẩu. Người dân có thể sử dụng bản chứng thực để thay thế khi bị thu hồi bản gốc. Theo khoản 2 Điều 3 Nghị định 23/2015/NĐ-CP, bản sao được chứng thực từ bản chính theo quy định tại Nghị định này có giá trị sử dụng thay cho bản chính đã dùng để đối chiếu chứng thực trong các giao dịch, trừ trường hợp pháp luật có quy định khác.

Nếu còn vấn đề vướng mắc, bạn đọc vui lòng liên hệ: 1900.6192 để được hỗ trợ.

>> Căn cước công dân gắn chip thay thế những giấy tờ gì?

Đánh giá bài viết:
(2 đánh giá)

Để được giải đáp thắc mắc, vui lòng gọi

19006192

Theo dõi LuatVietnam trên YouTube

TẠI ĐÂY

Tin cùng chuyên mục

Gian lận về giá là gì? Doanh nghiệp gian lận về giá bị phạt bao nhiêu tiền?

Gian lận về giá là gì? Doanh nghiệp gian lận về giá bị phạt bao nhiêu tiền?

Gian lận về giá là gì? Doanh nghiệp gian lận về giá bị phạt bao nhiêu tiền?

Gian lận về giá là một hành vi xảy ra khi doanh nghiệp cố tình tăng giá, khai báo sai giá trị hoặc sử dụng các thủ thuật không minh bạch để trục lợi từ người tiêu dùng. Vậy gian lận về giá là gì? Doanh nghiệp có hành vi gian lận về giá bị phạt bao nhiêu tiền?