Thông tin sinh trắc học nào bắt buộc thu nhận khi làm thẻ Căn cước?

Từ 01/7/2024, sẽ thực hiện cấp thẻ Căn cước thay cho Căn cước công dân gắn chip, CCCD mã vạch, CMND. Theo đó sẽ thu nhận thông tin trắc học của công dân. Vậy, thông tin sinh trắc học nào bắt buộc thu nhận khi làm thẻ Căn cước?

Thông tin sinh trắc học bắt buộc thu nhận khi làm thẻ Căn cước

Căn cứ theo quy định tại Điều 15 Luật Căn cước, số 26/2023/QH15 thì có 5 loại thông tin trong Cơ sở dữ liệu Căn cước như sau:

(1) Thông tin quy định từ khoản 1 đến khoản 18, khoản 24 và khoản 25 Điều 9 của Luật Căn cước, cụ thể gồm các thông tin như Họ, chữ đệm và tên khai sinh, số định danh cá nhân; ngày, tháng, năm sinh; ngày, tháng, năm sinh; quê quán; Dân tộc; Tôn giáo, Quốc tịch…

(2) Thông tin nhân dạng.

(3) Thông tin sinh trắc học gồm ảnh khuôn mặt, vân tay, mống mắt, ADN, giọng nói.

(4) thông tin về nghề nghiệp, trừ lực lượng Quân đội nhân dân, Công an nhân dân, Cơ yếu.

(5) trạng thái của căn cước điện tử (khóa, mở khóa và các mức độ định danh điện tử)

Như vậy, 5 thông tin sinh trắc học trong dữ liệu Căn cước gồm: Ảnh khuôn mặt, vân tay, mống mắt, AND và giọng nói.

Khoản 1 Điều 3 Luật Căn cước thì Căn cước là thông tin cơ bản về nhân thân, lai lịch, nhân dạng và sinh trắc học của một người.

Khoản 3 điều luật này cũng quy định, sinh trắc học chính là những thuộc tính vật lý, đặc điểm sinh học cá biệt và ổn định của một người để nhận diện, phân biệt người này với người khác.

Như vậy từ ngày 01/7/2024, khi làm thẻ căn cước, công dân sẽ được thu nhận các thông tin sinh trắc học. Đây cũng chính là một trong những thay đổi lớn so với Luật Căn cước công dân 2014.

Điểm d khoản 1 Điều 16 Luật Căn cước còn quy định rằng:

d) Thông tin sinh trắc học về ADN và giọng nói được thu thập khi người dân tự nguyện cung cấp hoặc cơ quan tiến hành tố tụng hình sự, cơ quan quản lý người bị áp dụng biện pháp xử lý hành chính trong quá trình giải quyết vụ việc theo chức năng, nhiệm vụ có thực hiện trưng cầu giám định hoặc thu thập được thông tin sinh trắc học về ADN, giọng nói của người dân thì chia sẻ cho cơ quan quản lý căn cước để cập nhật, điều chỉnh vào Cơ sở dữ liệu căn cước.

Có thể thấy, các thông tin về giọng nói, ADN trong thẻ Căn cước là những thông tin không bắt buộc tích hợp khi thực hiện thủ tục làm thẻ mà dựa trên:

- Sự tự nguyện cung cấp của người dân

- Hoặc thu thập được khi thực hiện trưng cầu giám định trong quá trình giải quyết vụ việc theo chức năng, nhiệm vụ được giao, cơ quan tiến hành tố tụng, cơ quan quản lý người bị áp dụng biện pháp xử lý hành chính.

- Hoặc thu thập được thông tin sinh trắc học về ADN, giọng nói của cá nhân là công dân Việt Nam và người gốc Việt Nam chưa xác định được quốc tịch thì chia sẻ thông tin, dữ liệu đó cho cơ quan quản lý căn cước cập nhật vào Cơ sở dữ liệu căn cước.

Có thể thấy 03 thông tin sinh trắc học bắt buộc phải thu nhận khi làm thẻ Căn cước từ 01/7/2024 là:

- Ảnh khuôn mặt

- Vân tay

- Mống mắt. 

Việc thu nhận này được thực hiện khi làm thủ tục cấp thẻ căn cước cho người từ đủ 06 tuổi trở lên Đối với người dưới 06 tuổi thì các thông tin sinh trắc học này sẽ không được cơ quan quản lý căn cước thu nhận.

Có 03 thông tin sinh trắc học bắt buộc thu nhận khi làm thẻ Căn cước. (Ảnh minh họa)

Thủ tục thu nhận ADN vào cơ sở dữ liệu về Căn cước

Nghị định 70/2024/NĐ-CP quy định chi tiết một số điều và biện pháp thi hành luật Căn cước 2023 có nêu rõ về cách thu thập, cập nhật thông tin sinh trắc học về ADN, giọng nói vào Cơ sở dữ liệu căn cước.

Thông tin ADN được sử dụng để xác minh danh tính khi gặp những tình huống éo le như thiên tai, tai nạn, hỏa hoạn, hỗ trợ nhận diện người thân...

Trung tâm dữ liệu quốc gia về dân cư, hướng dẫn công dân làm dịch vụ xét nghiệm gen định danh công dân, gồm 4 bước như sau:

Bước 1- Đăng ký, đến điểm lấy mẫu

Công dân có thể liên hệ hotline GeneStory 1800888680 để được hướng dẫn thủ tục và điều phối tới điểm lấy mẫu gần nhất.

Bước 2 -  Xác thực thông tin

Tiến hành xác thực công dân bằng thẻ Căn cước gắn chip tại điểm lấy mẫu.

Bước 3: Thực hiện lấy mẫu

Được thực hiện bởi Kỹ thuật viên/điều dưỡng. Theo đó, mẫu sẽ được niêm phong và vận chuyển về phòng xét nghiệm của GeneStory để phân tích.

Bước 4 -Trả kết quả cho công dân

Trong vòng 7 ngày làm việc kết quả sẽ được trả cho công dân. Khi có kết quả, có thể yêu cầu tích hợp thông tin sinh trắc học ADN vào Cơ sở dữ liệu căn cước tại các cơ quan quản lý Căn cước.

Trên đây là nội dung quy định về 03 thông tin sinh trắc học bắt buộc thu nhận khi làm thẻ Căn cước từ 01/7/2024.

Nếu còn vấn đề vướng mắc, bạn đọc vui lòng liên hệ tổng đài 19006192 để được hỗ trợ.
Chia sẻ:
Đánh giá bài viết:

Để được giải đáp thắc mắc, vui lòng gọi

19006192

Theo dõi LuatVietnam trên YouTube

TẠI ĐÂY

Tin cùng chuyên mục

Giấy chứng tử và trích lục khai tử giống hay khác nhau?

Bên cạnh giấy khai sinh, giấy chứng tử là một trong những giấy tờ hộ tịch quan trọng của cá nhân. Người ta thường nhầm lẫn giữa giấy chứng tử và trích lục khai tử. Vậy, giấy chứng tử và trích lục khai tử là gì, giống hay khác nhau?

Giấy phép tổ chức sự kiện là gì? Hồ sơ, thủ tục xin phép 2024

Để được tổ chức sự kiện thì đơn vị tổ chức phải được cơ quan có thẩm quyền cấp giấy phép tổ chức sự kiện. Tuỳ theo các sự kiện khác nhau mà cơ quan thẩm quyền sẽ có những yêu cầu riêng đối với đơn vị tổ chức. Vậy giấy phép tổ chức sự kiện hiện nay được quy định thế nào?