Thông đồng về giá là gì? Thông đồng về giá bị phạt bao nhiêu tiền?

Thông đồng về giá là một hành vi cạnh tranh không lành mạnh và gây ảnh hưởng tiêu cực đến quyền lợi của người tiêu dùng cũng như các doanh nghiệp khác. Vậy thông đồng về giá là gì? Thông đồng về giá bị phạt bao nhiêu tiền?

1. Thông đồng về giá là gì?

Căn cứ theo khoản 21 Điều 4 Luật Giá 2023 định nghĩa hành vi thông đồng về giá như sau:

Điều 4. Giải thích từ ngữ

...

21. Thông đồng về giá, thẩm định giá là việc các cơ quan, tổ chức, cá nhân có hành vi trao đổi để thống nhất làm sai lệch mức giá hàng hóa, dịch vụ hoặc giá trị tài sản thẩm định giá nhằm vụ lợi, trục lợi.

Theo đó, thông đồng về giá được hiểu là việc các cơ quan, tổ chức, cá nhân có hành vi trao đổi để thống nhất làm sai lệch mức giá hàng hóa, dịch vụ nhằm vụ lợi, trục lợi.

Hiện nay, hành vi thông đồng về giá diễn ngày càng có xu hướng tinh vi, phức tạp. Một số cơ quan, tổ chức xác định giá khởi điểm rất thấp so với giá thị trường dẫn đến tình trạng đầu cơ, trục lợi, lợi ích nhóm gây nguy cơ thất thoát tài sản của Nhà nước.

Nghị định 87/2024/NĐ-CP đã điều chỉnh nhiều nội dung nhằm tăng cường công tác kiểm tra xử lý vi phạm pháp luật trong lĩnh vực giá. Theo đó, xử phạt hành vi thông đồng về giá được quy định tại Điều 15 Nghị định 87/2024/NĐ-CP, cụ thể:

Điều 15. Xử phạt hành vi vi phạm khác trong quản lý giá

...

3. Phạt tiền từ 30.000.000 đồng đến 50.000.000 đồng đối với hành vi câu kết, thỏa thuận để làm sai lệch mức giá hàng hóa, dịch vụ nhằm vụ lợi, trục lợi; thông đồng về giá nhằm trục lợi.

Ngoài ra, căn cứ theo khoản 4 Điều 3 Nghị định 87/2024/NĐ-CP quy định như sau:

Điều 3. Hình thức xử phạt, nguyên tắc áp dụng và các biện pháp khắc phục hậu quả

..

4. Mức phạt tiền, thẩm quyền phạt tiền quy định tại Nghị định này là mức phạt áp dụng đối với cá nhân. Mức phạt tiền, thẩm quyền phạt tiền của tổ chức gấp 02 lần mức phạt tiền của cá nhân.

Như vậy, mức xử hành vi thông đồng về giá nhằm trục lợi áp dụng với từng đối tượng như sau:

  • Đối với cá nhân: từ 30 triệu đồng đến 50 triệu đồng.

  • Đối với tổ chức: từ 60 triệu đồng đến 100 triệu đồng.

Cùng với đó, tổ chức, cá nhân kinh doanh có hành vi thông đồng về giá nhằm trục lợi phải trả lại cho khách hàng số tiền đã thu lợi từ hành vi trên và thông báo công khai nội dung biện pháp khắc phục hậu quả lên phương tiện thông tin đại chúng trong thời hạn 30 ngày.

Lưu ý: Trường hợp không xác định được khách hàng hoặc khách hàng từ chối nhận thì nộp toàn bộ số tiền chênh lệch do gian lận vào ngân sách nhà nước.
Thông đồng về giá nhằm trục lợi bị xử phạt vi phạm hành chính bao nhiêu

3. Thời hiệu xử phạt vi phạm hành chính đối với hành vi thông đồng về giá nhằm trục lợi 

Căn cứ theo Điều 4 Nghị định 87/2024/NĐ-CP hành vi thông đồng về giá nhằm trục lợi được xử lý theo quy định về thời hiệu xử phạt vi phạm hành chính như sau:

“3. Thời hiệu xử phạt vi phạm hành chính

1. Thời hiệu xử phạt vi phạm hành chính trong quản lý giá được quy định tại Điều 6 Luật Xử lý vi phạm hành chính.

2. Nguyên tắc xác định hành vi vi phạm hành chính đã kết thúc, hành vi vi phạm hành chính đang thực hiện để tính thời hiệu xử phạt vi phạm hành chính trong quản lý giá áp dụng theo quy định của Nghị định quy định chi tiết một số điều và biện pháp thi hành Luật Xử lý vi phạm hành chính.

Đối chiếu quy định tại Điều 6 Luật Xử lý vi phạm hành chính 2012, cụ thể:

Điều 6. Thời hiệu xử lý vi phạm hành chính

1. Thời hiệu xử phạt vi phạm hành chính được quy định như sau:

a) Thời hiệu xử phạt vi phạm hành chính là 01 năm, trừ các trường hợp sau đây:

Vi phạm hành chính về kế toán; hóa đơn; phí, lệ phí; kinh doanh bảo hiểm; quản lý giá; chứng khoán; sở hữu trí tuệ; xây dựng; thủy sản; lâm nghiệp; điều tra, quy hoạch, thăm dò, khai thác, sử dụng nguồn tài nguyên nước; hoạt động dầu khí và hoạt động khoáng sản khác; bảo vệ môi trường; năng lượng nguyên tử; quản lý, phát triển nhà và công sở; đất đai; đê điều; báo chí; xuất bản; sản xuất, xuất khẩu, nhập khẩu, kinh doanh hàng hóa; sản xuất, buôn bán hàng cấm, hàng giả; quản lý lao động ngoài nước thì thời hiệu xử phạt vi phạm hành chính là 02 năm.

Vi phạm hành chính về thuế thì thời hiệu xử phạt vi phạm hành chính theo quy định của pháp luật về quản lý thuế;

b) Thời điểm để tính thời hiệu xử phạt vi phạm hành chính quy định tại điểm a khoản 1 Điều này được quy định như sau:

Đối với vi phạm hành chính đã kết thúc thì thời hiệu được tính từ thời điểm chấm dứt hành vi vi phạm.

Đối với vi phạm hành chính đang được thực hiện thì thời hiệu được tính từ thời điểm phát hiện hành vi vi phạm;

Theo quy định trên, thời hiệu xử phạt vi phạm hành chính về quản lý giá là 02 năm.

Như vậy, thời hiệu xử phạt vi phạm hành chính đối với hành vi thông đồng về giá nhằm trục lợi  sẽ áp dụng theo quy định của Luật xử lý vi phạm hành chính, là 02 năm.

Lưu ý: Thời điểm để tính thời hiệu xử phạt vi phạm hành chính được xác định như sau:

- Đối với vi phạm hành chính đã kết thúc thì thời hiệu được tính từ thời điểm chấm dứt hành vi vi phạm.

- Đối với vi phạm hành chính đang được thực hiện thì thời hiệu được tính từ thời điểm phát hiện hành vi vi phạm.

Trên đây là nội dung tham khảo nội dung thông đồng về giá là gì? Thông đồng về giá bị phạt bao nhiêu tiền?
Nếu còn vấn đề vướng mắc, bạn đọc vui lòng liên hệ tổng đài 19006192 để được hỗ trợ.
Đánh giá bài viết:

Để được giải đáp thắc mắc, vui lòng gọi

19006192

Theo dõi LuatVietnam trên YouTube

TẠI ĐÂY

Tin cùng chuyên mục

Kê khai giá là gì? Kê khai không đúng giá bán hoặc không kê khai giá bị phạt bao nhiêu tiền?

Kê khai giá là gì? Kê khai không đúng giá bán hoặc không kê khai giá bị phạt bao nhiêu tiền?

Kê khai giá là gì? Kê khai không đúng giá bán hoặc không kê khai giá bị phạt bao nhiêu tiền?

Chính phủ vừa ban hành Nghị định số 87/2024/NĐ-CP ngày 12/7/2024 quy định xử phạt vi phạm hành chính trong quản lý giá. Bài viết dưới đây sẽ cung cấp thông tin về kê khai giá là gì? Kê khai không đúng giá bán hoặc không kê khai giá bị phạt bao nhiêu tiền?