Thông báo 322/TB-VPCP 2024 Ban Chỉ đạo rà soát, xử lý vướng mắc trong hệ thống văn bản QPPL

  • Thuộc tính
  • Nội dung
  • VB gốc
  • Tiếng Anh
  • Hiệu lực
  • VB liên quan
  • Lược đồ
  • Nội dung MIX

    - Tổng hợp lại tất cả các quy định pháp luật còn hiệu lực áp dụng từ văn bản gốc và các văn bản sửa đổi, bổ sung, đính chính…

    - Khách hàng chỉ cần xem Nội dung MIX, có thể nắm bắt toàn bộ quy định pháp luật hiện hành còn áp dụng, cho dù văn bản gốc đã qua nhiều lần chỉnh sửa, bổ sung.

  • Tải về
Mục lục
Tìm từ trong trang
Lưu
Theo dõi văn bản

Đây là tiện ích dành cho thành viên đăng ký phần mềm.

Quý khách vui lòng Đăng nhập tài khoản LuatVietnam và đăng ký sử dụng Phần mềm tra cứu văn bản.

Báo lỗi
Ghi chú

thuộc tính Thông báo 322/TB-VPCP

Thông báo 322/TB-VPCP của Văn phòng Chính phủ kết luận của Thường trực Chính phủ về Ban Chỉ đạo rà soát, xử lý vướng mắc trong hệ thống văn bản quy phạm pháp luật
Cơ quan ban hành: Văn phòng Chính phủSố công báo:Đang cập nhật
Số hiệu:322/TB-VPCPNgày đăng công báo:Đang cập nhật
Loại văn bản:Thông báoNgười ký:Mai Thị Thu Vân
Ngày ban hành:15/07/2024Ngày hết hiệu lực:Đang cập nhật
Áp dụng:
Đã biết

Vui lòng đăng nhập tài khoản để xem Ngày áp dụng. Nếu chưa có tài khoản Quý khách đăng ký tại đây!

Tình trạng hiệu lực:
Đã biết

Vui lòng đăng nhập tài khoản gói Tiêu chuẩn hoặc Nâng cao để xem Tình trạng hiệu lực. Nếu chưa có tài khoản Quý khách đăng ký tại đây!

Lĩnh vực: Hành chính

tải Thông báo 322/TB-VPCP

Tải văn bản tiếng Việt (.pdf) Thông báo 322/TB-VPCP PDF PDF
Quý khách vui lòng Đăng nhập tài khoản để tải file.

Nếu chưa có tài khoản, vui lòng Đăng ký tại đây!

Tải văn bản tiếng Việt (.doc) 322_TB-VPCP DOC (Bản Word)
Quý khách vui lòng Đăng nhập tài khoản để tải file.

Nếu chưa có tài khoản, vui lòng Đăng ký tại đây!

Tình trạng hiệu lực: Đã biết
Ghi chú
Ghi chú: Thêm ghi chú cá nhân cho văn bản bạn đang xem.
Hiệu lực: Đã biết
Tình trạng: Đã biết

VĂN PHÒNG CHÍNH PHỦ
___________

Số: 322/TB-VPCP

CỘNG HÒA XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM
Độc lập - Tự do - Hạnh phúc

___________________

Hà Nội, ngày 15 tháng 7 năm 2024

 

 

THÔNG BÁO

Kết luận của Thường trực Chính phủ về Ban Chỉ đạo

rà soát, xử lý vướng mắc trong hệ thống văn bản quy phạm pháp luật

____________________

 

Ngày 08 tháng 7 năm 2024, tại trụ sở Chính phủ, Thủ tướng Chính phủ Phạm Minh Chính đã chủ trì cuộc họp Thường trực Chính phủ về Ban Chỉ đạo rà soát, xử lý vướng mắc trong hệ thống văn bản quy phạm pháp luật. Tham dự cuộc họp có các Phó Thủ tướng: Lê Minh Khái, Trần Hồng Hà, Trần Lưu Quang, Lê Thành Long và Bộ trưởng, Thủ trưởng cơ quan ngang bộ là thành viên Ban Chỉ đạo (BCĐ). Trên cơ sở báo cáo của lãnh đạo Bộ Tư pháp, ý kiến của thành viên Ban Chỉ đạo, các Phó Thủ tướng Chính phủ, Thường trực Chính phủ kết luận như sau:

1. Đánh giá chung

- Đánh giá cao Bộ Tư pháp đã chuẩn bị Hồ sơ thành lập Ban Chỉ đạo và xác định được các vấn đề cơ bản, quan trọng trong tổ chức và hoạt động của Ban Chỉ đạo; đồng thời đã kịp thời có văn bản gửi đến các bộ, ngành, địa phương triển khai thực hiện rà soát và xử lý văn bản theo chỉ đạo tại các Nghị quyết của Chính phủ; chủ động tổng hợp, đánh giá bước đầu về tình hình xử lý kết quả rà soát văn bản quy phạm pháp luật đã được chỉ ra tại các Báo cáo của Chính phủ về rà soát hệ thống văn bản quy phạm pháp luật theo Nghị quyết số 101/2023/QH15 và Nghị quyết 110/2023/QH15 của Quốc hội khóa XV.

- Ghi nhận sự cố gắng của các bộ, cơ quan ngang bộ, các địa phương trong việc thực hiện nhiệm vụ rà soát hệ thống văn bản quy phạm pháp luật theo yêu cầu đề ra. Tuy nhiên, cũng cần đảm bảo đúng tiến độ, các bộ, cơ quan, địa phương chưa gửi Báo cáo, khẩn trương gửi Báo cáo về Bộ Tư pháp để tổng hợp, báo cáo Ban Chỉ đạo.

2. Về triển khai nhiệm vụ, giải pháp, trọng tâm trong thời gian tới

a) Giao Bộ Tư pháp, Cơ quan thường trực Ban Chỉ đạo:

- Chủ trì, phối hợp với cơ quan có liên quan tham mưu, bổ sung thành viên Ban Chỉ đạo là Bộ trưởng các bộ, Thủ trưởng cơ quan ngang bộ: Công an, Ngoại giao, Thanh tra Chính phủ trình Thủ tướng Chính phủ; khẩn trương thành lập Tổ giúp việc Ban Chỉ đạo do Thứ trưởng Bộ Tư pháp làm Tổ trưởng, hoàn thành trước ngày 16 tháng 7 năm 2024; thành viên là lãnh đạo cấp Vụ của các bộ, ngành có liên quan, một số chuyên gia, nhà nghiên cứu có trình độ, năng lực và tinh thần trách nhiệm; các bộ, cơ quan khẩn trương cử công chức tham gia Tổ giúp việc.

- Xây dựng kế hoạch hoạt động của Ban Chỉ đạo, xác định rõ cơ quan thực hiện, lộ trình, thời hạn hoàn thành các công việc thực hiện nhiệm vụ của Ban Chỉ đạo trình Trưởng Ban Chỉ đạo xem xét, quyết định trước ngày 16 tháng 7 năm 2024; tiếp tục phối hợp với các bộ, ngành xây dựng, tổng hợp kết quả rà soát và tình hình xử lý văn bản sau rà soát; chủ trì tham mưu, báo cáo Ban Chỉ đạo thực hiện đầy đủ các nhiệm vụ đã được quy định tại Quyết định số 603/QĐ-TTg ngày 08 tháng 7 năm 2024 của Thủ tướng Chính phủ về thành lập Ban Chỉ đạo rà soát, xử lý vướng mắc trong hệ thống văn bản quy phạm pháp luật.

- Sớm trình Chính phủ sửa đổi, bổ sung Luật Ban hành văn bản quy phạm pháp luật.

b) Giao các bộ, ngành, địa phương cần tập trung thực hiện, bảo đảm yêu cầu sau:

- Tập trung rà soát, xử lý các vướng mắc có tính chất cấp bách tại một số luật nhằm tháo gỡ các khó khăn, vướng mắc, điểm nghẽn để thúc đẩy tăng trưởng, kiểm soát lạm phát và ổn định kinh tế vĩ mô; đối với các luật đã có trong chương trình xây dựng luật, pháp lệnh của Quốc hội thì tiếp tục thực hiện theo chương trình, kế hoạch.

Việc rà soát, xử lý các vướng trong hệ thống văn bản quy phạm pháp luật cần bám sát Nghị quyết Đại hội đại biểu toàn quốc lần thứ XIII của Đảng, Kết luận số 64-KL/TW ngày 18 tháng 10 năm 2023 của Hội nghị lần thứ tám Ban Chấp hành Trung ương Đảng khóa XIII về kinh tế - xã hội năm 2023 - 2024, Kết luận số 19-KL/TW ngày 14 tháng 10 năm 2021 của Bộ Chính trị về định hướng Chương trình xây dựng pháp luật nhiệm kỳ Quốc hội khóa XV, Nghị quyết số 101/2023/QH15 và Nghị quyết số 110/2023/QH15 của Quốc hội khóa XV và các Nghị quyết, kết luận khác của Trung ương, Bộ Chính trị, Ban Bí thư, Quốc hội; bảo đảm nguyên tắc tập trung, có trọng tâm, trọng điểm; không cầu toàn, không nóng vội. Đối với những vấn đề đã rõ, được thực tiễn chứng minh là đúng, thực hiện có hiệu quả và có sự đồng thuận thì cần xem xét, nghiên cứu đưa vào luật để tiếp tục thực hiện; những vấn đề chưa rõ, vấn đề mới chưa có quy định hoặc đã có nhưng không còn phù hợp với thực tiễn và còn có ý kiến khác nhau thì cần nghiên cứu tổng kết thi hành, xây dựng cơ chế thí điểm, làm cơ sở để mở rộng nếu phù hợp, khả thi.

- Nội dung rà soát, sửa đổi tập trung vào việc đẩy mạnh phân cấp, phân quyền (xây dựng cơ chế, chính sách, pháp luật, quy hoạch, kiểm tra, giám sát; không làm các công việc cụ thể); cắt giảm, đơn giản hóa thủ tục hành chính; xóa bỏ cơ chế xin - cho; chống phiền hà, sách nhiễu cho người dân và doanh nghiệp; khơi thông, sử dụng hiệu quả mọi nguồn lực cho phát triển, lấy đầu tư công, nguồn lực Nhà nước dẫn dắt và kích hoạt mọi nguồn lực hợp pháp khác, trong đó, cả vốn đầu tư nước ngoài, đảm bảo mục tiêu góp phần khắc phục tình trạng né tránh, đùn đẩy, sợ sai, sợ trách nhiệm, không dám nghĩ, không dám làm, bệnh trì trệ trong một bộ phận cán bộ, công chức; cải thiện môi trường đầu tư kinh doanh; xây dựng Nhà nước pháp quyền xã hội chủ nghĩa, góp phần thực hiện mục tiêu ổn định kinh tế vĩ mô, kiểm soát lạm phát, thúc đẩy tăng trưởng, bảo đảm các cân đối lớn của nền kinh tế và các mục tiêu lớn theo Nghị quyết Đại hội XIII.

- Trên cơ sở kết quả rà soát tại Báo cáo thực hiện Nghị quyết số 101/2023/QH15 và Nghị quyết số 110/2023/QH15 của Quốc hội, kết quả rà soát theo yêu cầu tại các Nghị quyết của Chính phủ (Nghị quyết số 82/NQ-CP ngày 05 tháng 6 năm 2024, Nghị quyết số 93/NQ-CP ngày 18 tháng 6 năm 2024 và Nghị quyết số 97/NQ-CP ngày 24 tháng 6 năm 2024), Thủ tướng Chính phủ yêu cầu xây dựng một luật sửa đổi, bổ sung một số luật để xử lý các vướng mắc đã được nêu trong Báo cáo rà soát theo nguyên tắc: các bộ, ngành chủ trì, soạn thảo luật sửa đổi các luật thuộc lĩnh vực quản lý nhà nước của mình, báo cáo Chính phủ xem xét, trình Quốc hội tại Kỳ họp thứ 8, Quốc hội khóa XV; xây dựng một luật sửa đổi một số luật thực hiện theo trình tự, thủ tục rút gọn.

3. Phân công Phó Thủ tướng Chính phủ, Bộ trưởng Bộ Tư pháp Lê Thành Long, Phó Trưởng Ban thường trực Ban Chỉ đạo, tiếp tục chỉ đạo Bộ Tư pháp và các Bộ, ngành liên quan thực hiện các nhiệm vụ thuộc phạm vi trách nhiệm của Ban Chỉ đạo, báo cáo Thủ tướng Chính phủ, Trưởng Ban theo quy định.

4. Về thời gian họp Ban Chỉ đạo: Trưởng Ban Chỉ đạo triệu tập, chủ trì các cuộc họp định kỳ (hai tuần tổ chức một cuộc họp) và đột xuất theo yêu cầu. Trong trường hợp cần thiết, ủy quyền cho Phó Trưởng Ban giải quyết công việc thuộc thẩm quyền của mình.

5. Người đứng đầu các bộ, ngành, cơ quan, địa phương trực tiếp chỉ đạo công tác xây dựng, hoàn thiện pháp luật trong phạm vi quản lý; bố trí cán bộ đủ năng lực, trình độ, nhiệt huyết, đam mê với công việc làm công tác pháp chế, pháp luật; Bộ trưởng Bộ Tư pháp quan tâm chế độ, chính sách phù hợp với đội ngũ cán bộ này.

Văn phòng Chính phủ thông báo để các cơ quan có liên quan biết, thực hiện./.

 

Nơi nhận:
- TTgCP, các PTTgCP (để b/c);
- Thành viên Ban Chỉ đạo;
- Các bộ, cơ quan ngang bộ;
- UBND các tỉnh, thành phố trực thuộc trung ương;
- VPCP: BTCN, các PCN; các Vụ, Cục: NN, CN, KTTH, QHĐP, KSTT;
- Lưu: VT, PL(2).

KT. BỘ TRƯỞNG, CHỦ NHIỆM
PHÓ CHỦ NHIỆM




Mai Thị Thu Vân

 

Ghi chú
LuatVietnam.vn độc quyền cung cấp bản dịch chính thống Công báo tiếng Anh của Thông Tấn Xã Việt Nam.
Tình trạng hiệu lực: Đã biết

Quý khách vui lòng Đăng nhập tài khoản để xem Văn bản gốc.

Nếu chưa có tài khoản, vui lòng

Để được giải đáp thắc mắc, vui lòng gọi

19006192

Theo dõi LuatVietnam trên YouTube

TẠI ĐÂY

văn bản cùng lĩnh vực

văn bản mới nhất

loading
×
×
×
Vui lòng đợi