Thôi quốc tịch Việt Nam mất bao lâu? Trình tự thế nào?

Thôi quốc tịch Việt Nam mất bao lâu luôn là vấn đề được nhiều người quan tâm. Vậy câu trả lời chi tiết cho vấn đề này thế nào? Cùng theo dõi bài viết dưới đây.

Trường hợp nào công dân được thôi quốc tịch Việt Nam?

Khi xin thôi quốc tịch Việt Nam, công dân Việt Nam bắt buộc phải làm đơn xin thôi quốc tịch. Theo đó, các trường hợp công dân Việt Nam được xin thôi quốc tịch Việt Nam nêu tại khoản 1 Điều 27 Luật Quốc tịch Việt Nam năm 2008.

Tuy nhiên, không phải trường hợp nào có đơn xin thôi quốc tịch Việt Nam đều được giải quyết cho thôi quốc tịch bởi những trường hợp nêu tại khoản 2 Điều 27 Luật Quốc tịch Việt Nam 2008 dưới đây chưa được thôi quốc tịch Việt Nam gồm:

- Người đang còn nợ thuế với Nhà nước ví dụ như đang nợ tiền thuế đất… khi có văn bản của cơ quan thuế, cá nhân, tổ chức là chủ nợ hợp pháp về việc người này còn nợ thuế, tiền, tài sản trong quá trình thụ lý, xem xét giải quyết hồ sơ.

- Người đang có nghĩa vụ tài sản với cơ quan, tổ chức hoặc cá nhân ở Việt Nam như nghĩa vụ bồi thường thiệt hại, nghĩa vụ trả nợ, nghĩa vụ cấp dưỡng…

- Người đang bị truy cứu trách nhiệm hình sự, đang ngồi tù theo bản án hoặc đang chấp hành quyết định của Tòa án, đang bị tạm giam để chờ thi hành án hoặc đang chấp hành biện pháp xử phạt hành chính đưa vào trường giáo dưỡng, cơ sở chữa bệnh…

- Khi việc thôi quốc tịch Việt Nam có thể làm phương hại đến lợi ích quốc gia của Việt Nam.

- Cán bộ, công chức và người đang phục vụ trong lực lượng vũ trang gồm quân đội Việt Nam, công an Việt Nam.

Không phải mọi trường hợp đều được thôi quốc tịch Việt Nam
Không phải mọi trường hợp đều được thôi quốc tịch Việt Nam (Ảnh minh họa)

Theo Luật, thôi quốc tịch Việt Nam mất bao lâu?

Trình tự, thủ tục và thời gian thôi quốc tịch Việt Nam mất bao lâu được quy định tại Điều 29 Luật Quốc tịch Việt Nam năm 2008 và hướng dẫn chi tiết tại Điều 20 Nghị định số 16/2020/NĐ-CP của Chính phủ. Cụ thể, thôi quốc tịch Việt Nam sẽ trải qua các bước với thời gian 75 ngày tương ứng với các bước sau đây:

Bước 1: Nộp hồ sơ

Người xin thôi quốc tịch Việt Nam nộp đầy đủ hồ sơ đến Sở Tư pháp nơi cư trú (nếu hiện tại đang cư trú ở trong nước) hoặc cơ quan đại diện Việt Nam ở nước ngoài (nếu hiện tại đang cư trú ở nước ngoài).

Bước 2: Đăng thông báo

Trong thời gian 05 ngày làm việc kể từ ngày nhận đầy đủ hồ sơ hợp lệ:

- Nếu người yêu cầu cư trú trong nước: Sở Tư pháp đăng thông báo 03 số liên tiếp về việc xin thôi quốc tịch trên một tờ báo viết hoặc báo điện tử của địa phương và gửi đăng trên trang thông tin điện tử của Bộ Tư pháp.

- Nếu người yêu cầu cư trú ở nước ngoài: Cơ quan đại diện Việt Nam ở nước ngoài đăng thông báo trên trang thông tin điện tử của mình về việc thôi quốc tịch Việt Nam của người yêu cầu.

Lưu ý: Thời gian lưu giữ thông báo trên trang thông tin điện tử phải kéo dài ít nhất 30 ngày kể từ ngày đăng báo.

Bước 3: Xác minh

- Với công dân cư trú trong nước

Trong thời hạn 05 ngày làm việc kể từ ngày nhận đủ hồ sơ, bên cạnh việc đăng công báo, Sở Tư pháp sẽ thực hiện việc xác minh thông tin thông qua gửi văn bản đề nghị cơ quan công an cấp tỉnh xác minh về nhân thân của người xin thôi quốc tịch Việt Nam.

Việc xác minh này sẽ có kết quả trong thời hạn 20 ngày kể từ ngày công an cấp tỉnh nhận được đề nghị của Sở Tư pháp.

Đồng thời, trong thời gian chờ xác minh, Sở Tư pháp cũng sẽ tiến hành thẩm tra giấy tờ trong hồ sơ xin thôi quốc tịch Việt Nam của người yêu cầu.

Trong thời hạn 05 ngày làm việc kể từ ngày nhận được kết quả xác minh, Sở Tư pháp hoàn tất hồ sơ để trình lên Chủ tịch Ủy ban nhân dân cấp tỉnh.

Trong thời hạn 05 ngày làm việc kể từ ngày nhận được đề nghị của Sở Tư pháp, Chủ tịch Ủy ban nhân dân xem xét, kết luận và đề xuất ý kiến gửi Bộ Tư pháp.

Như vậy, thời gian xác minh và đề xuất ý kiến cho Bộ Tư pháp kéo dài khoảng 15 ngày làm việc.

- Với công dân cư trú ở nước ngoài

Việc xác minh, thẩm tra hồ sơ sẽ thực hiện trong thời hạn 20 ngày làm việc kể từ ngày cơ quan đại diện Việt Nam ở nước ngoài nhận được đủ hồ sơ hợp lệ. Sau đó, cơ quan này sẽ chuyển hồ sơ kèm theo ý kiến đề xuất về việc xin thôi quốc tịch đến Bộ Ngoại giao để chuyển đến Bộ Tư pháp.

Lưu ý: Nếu cần thiết, Bộ Tư pháp có thể đề nghị Bộ Công an xác minh nhân thân người đề nghị xin thôi quốc tịch.

Bước 4: Trình Chủ tịch nước

Công việc này sẽ do Bộ Tư pháp thực hiện trong thời hạn 20 ngày kể từ ngày nhận được văn bản đề xuất từ Chủ tịch Ủy ban nhân dân cấp tỉnh hoặc từ cơ quan đại diện Việt Nam ở nước ngoài.

Bộ Tư pháp kiểm tra lại hồ sơ, nếu xét thấy đủ điều kiện thì báo cáo Thủ tướng Chính phủ đề trình Chủ tịch nước xem xét, quyết định.

Bước 5: Ra quyết định

Chủ tịch nước xem xét quyết định trong thời hạn 20 ngày kể từ ngày nhận được đề nghị của Thủ tướng Chính phủ.

Như vậy, tổng cộng thời gian giải quyết thủ tục thôi quốc tịch Việt Nam là khoảng 75 ngày làm việc.

Trên đây là chi tiết giải đáp cho câu hỏi: Thôi quốc tịch Việt Nam mất bao lâu? Nếu bài viết vẫn khiến độc giả thắc mắc, độc giả có thể liên hệ đến tổng đài giải đáp pháp luật của LuatVietnam 19006192 để được giải đáp.

Đánh giá bài viết:
Để được giải đáp thắc mắc, vui lòng gọi 19006192

Tin cùng chuyên mục

Hướng dẫn thủ tục miễn kiểm định ô tô lần đầu từ 01/01/2025

Hướng dẫn thủ tục miễn kiểm định ô tô lần đầu từ 01/01/2025

Hướng dẫn thủ tục miễn kiểm định ô tô lần đầu từ 01/01/2025

Bài viết hướng dẫn đầy đủ thủ tục miễn kiểm định ô tô lần đầu từ 01/01/2025. Theo đó, cơ sở đăng kiểm sẽ lập hồ sơ phương tiện để cấp giấy chứng nhận kiểm định, tem kiểm định mà chủ xe không phải đưa xe đến cơ sở đăng kiểm để thực hiện việc kiểm tra, đánh giá.

Giấy khai sinh bản sao có công chứng được không?

Giấy khai sinh bản sao có công chứng được không?

Giấy khai sinh bản sao có công chứng được không?

Giấy khai sinh là văn bản do cơ quan Nhà nước có thẩm quyền cấp cho cá nhân khi được đăng ký khai sinh. Ngoài bản chính, người dân còn được yêu cầu cấp thêm các bản sao để sử dụng khi có việc cần thiết. Sau đây là giải đáp thắc mắc về giấy khai sinh bản sao có công chứng được không.