Do nhiều lý do như tên thường gọi không khớp với giấy khai sinh; các giấy tờ khác không khớp với khai sinh nên nhiều người có nhu cầu thêm tên gọi khác (tên thường gọi) vào giấy khai sinh để hợp pháp hóa giấy tờ. Việc này có thực hiện được không?
Thêm tên thường gọi vào giấy khai sinh được không?
6. Giấy khai sinh là văn bản do cơ quan nhà nước có thẩm quyền cấp cho cá nhân khi được đăng ký khai sinh; nội dung Giấy khai sinh bao gồm các thông tin cơ bản về cá nhân theo quy định tại khoản 1 Điều 14 của Luật này.
Đối chiếu với Điều 14 Luật Hộ tịch 2014, nội dung đăng ký khai sinh gồm:
- Thông tin của người được đăng ký khai sinh: Họ, chữ đệm và tên; giới tính; ngày, tháng, năm sinh; nơi sinh; quê quán; dân tộc; quốc tịch;
- Thông tin của cha, mẹ người được đăng ký khai sinh: Họ, chữ đệm và tên; năm sinh; dân tộc; quốc tịch; nơi cư trú;
- Số định danh cá nhân của người được đăng ký khai sinh.
Tức là trong giấy khai sinh chỉ có thông tin về họ, chữ đệm và tên của người đó chứ không nhắc đến nội dung về tên thường gọi.
Ngoài ra, theo Điều 26 Luật này, phạm vi thay đổi hộ tịch gồm:
- Thay đổi họ, chữ đệm và tên của cá nhân trong nội dung khai sinh đã đăng ký khi có căn cứ theo quy định của pháp luật dân sự.
- Thay đổi thông tin về cha, mẹ trong nội dung khai sinh đã đăng ký sau khi được nhận làm con nuôi theo quy định của Luật Nuôi con nuôi.
Như vậy, dựa vào các căn cứ trên, có thể thấy không hề có cơ sở pháp lý nào cho việc bổ sung tên thường gọi của một người vào giấy khai sinh.
Thêm tên thường gọi vào giấy khai sinh được không? (Ảnh minh họa)
Làm gì nếu tên trong giấy khai sinh không khớp với giấy tờ?
Việc họ tên của một người ở các hồ sơ, giấy tờ không giống nhau không phải là chuyện hiếm.
Đặc biệt, nếu tên trong giấy khai sinh khác với tất cả các giấy tờ còn lại, nhiều người có nhu cầu sửa tên trong giấy khai sinh thay vì sửa các giấy tờ còn lại.
1. Giấy khai sinh là giấy tờ hộ tịch gốc của cá nhân.
2. Mọi hồ sơ, giấy tờ của cá nhân có nội dung về họ, chữ đệm, tên; ngày, tháng, năm sinh; giới tính; dân tộc; quốc tịch; quê quán; quan hệ cha, mẹ, con phải phù hợp với Giấy khai sinh của người đó.
3. Trường hợp nội dung trong hồ sơ, giấy tờ cá nhân khác với nội dung trong Giấy khai sinh của người đó thì Thủ trưởng cơ quan, tổ chức quản lý hồ sơ hoặc cấp giấy tờ có trách nhiệm điều chỉnh hồ sơ, giấy tờ theo đúng nội dung trong Giấy khai sinh.
Như vậy, khi phát hiện ra tên trong giấy khai sinh không khớp với các giấy tờ khác, cá nhân cần điều chỉnh hồ sơ, giấy tờ cho phù hợp với họ tên trong giấy khai sinh.
Trên đây là giải đáp thắc mắc cho câu hỏi: Thêm tên thường gọi vào giấy khai sinh được không. Nếu còn vấn đề gì, bạn đọc vui lòng liên hệ 1900 6192 để được hỗ trợ.
Đây là nội dung được nêu tại Nghị định số 163/2024/NĐ-CP quy định chi tiết một số điều và biện pháp thi hành Luật Viễn thông vừa được Chính phủ ban hành.
Trong số những vướng mắc liên quan đến đăng ký hộ kinh doanh thì việc người trên 60 tuổi có đứng tên đăng ký hộ kinh doanh được không là câu hỏi được nhiều người quan tâm. Cùng tìm hiểu pháp luật quy định ra sao về điều này?
Thông tư 29/2024/TT-BGDĐT về dạy thêm, học thêm sẽ có hiệu lực từ ngày 14/02/2025. Điều nhiều người đặc biệt quan tâm là đăng ký hộ kinh doanh dạy thêm. Bài viết dưới đây LuatVietnam sẽ thông tin về thủ tục đăng ký hộ kinh doanh dạy thêm online.
Hiện nay, thành phố Hà Nội đang tích cực tuyên truyền người dân cài đặt và tạo tài khoản trên ứng ụng iHaNoi. Cùng LuatVietnam tìm hiểu ihanoi là gì và người dân có bắt buộc cài ứng dụng này không?
Bài viết dưới đây sẽ đưa thông tin lưu ý quan trọng đối với người sinh năm 2000 liên quan đến giấy tờ tùy thân. Cùng theo dõi chi tiết nội dung để biết cụ thể.
Hiện nay, việc sử dụng dịch vụ công trực tuyến ngày càng phổ biến bởi có thể giúp tiết kiệm thời gian, chi phí đi lại… của người dân. Tuy nhiên, không phải ai cũng hiểu rõ dịch vụ công trực tuyến là gì?
Dịp Tết, do có thời gian nghỉ dài, rảnh rỗi, nhiều người chọn cách tụ tập với nhau để đánh bạc. Hành vi này ở mức độ nhất định chỉ bị phạt tiền (không phạt tù).
Theo quy định, ngày bầu cử đại biểu Quốc hội và Hội đồng nhân dân (HĐND) các cấp phải là ngày Chủ nhật và được công bố chậm nhất 115 ngày trước ngày bầu cử. Vậy, ngày bầu cử đại biểu Quốc hội XV và HĐND các cấp 2021 - 2026 là ngày nào?
Ngoài những đại biểu được các cơ quan, đoàn thể giới thiệu để ứng cử vào Quốc hội và Hội đồng nhân dân (HĐND) các cấp thì công dân cũng có quyền tự mình ứng cử nếu đủ điều kiện. Vậy, các điều kiện này được pháp luật quy định thế nào?