Thẩm quyền cho trở lại quốc tịch Việt Nam là ai?

Để được trở lại quốc tịch Việt Nam, người yêu cầu phải chuẩn bị hồ sơ và nộp đến cơ quan có thẩm quyền. Vậy thẩm quyền cho trở lại quốc tịch Việt Nam là gì?

 

Thẩm quyền cho trở lại quốc tịch Việt Nam là gì?

Căn cứ khoản 1 Điều 25 Luật Quốc tịch Việt Nam năm 2008, thẩm quyền cho trở lại quốc tịch Việt Nam là Chủ tịch nước. Chủ tịch nước sẽ xem xét, quyết định sau khi nhận được đề nghị của Thủ tướng Chính phủ.

Tuy nhiên, người xin trở lại quốc tịch Việt Nam không nộp trực tiếp hồ sơ cho Thủ tướng Chính phủ để cơ quan này xin ý kiến của Chủ tịch nước mà hồ sơ xin trở lại quốc tịch sẽ được nộp tại Sở Tư pháp nơi cu trú trong nước của người yêu cầu.

Nếu người yêu cầu cư trú ở nước ngoài thì cơ quan tiếp nhận hồ sơ là cơ quan đại diện Việt Nam ở nước sở tại.

Sau khi Sở Tư pháp nhận được hồ sơ thì cơ quan này sẽ xác minh thông tin về nhân thân bằng cách gửi văn bản đề nghị tới cơ quan công an cấp tỉnh. Trong thời gian đó, Sở Tư pháp sẽ tiến hành thẩm tra giấy tờ trong hồ sơ xin trở lại quốc tịch Việt Nam.

Sau khi nhận được văn bản trả lời của công an cấp tỉnh, Sở Tư pháp phải hoàn tất hồ sơ để trình Chủ tịch Uỷ ban nhân dân cấp tỉnh sau đó cơ quan này xem xét, kết luận, đề xuất gửi ý kiến lên Bộ Tư pháp.

Bộ Tư pháp cũng chính là cơ quan sẽ báo cáo Thủ tướng Chính phủ sau khi xem xét, thẩm định lại hồ sơ.

Như vậy, có thể thấy, thẩm quyền cho trở lại quốc tịch Việt Nam là Chủ tịch nước. Nhưng trước đó, hồ sơ sẽ được nhiều cơ quan xem xét, thẩm tra, xác minh… từ Sở Tư pháp, công an cấp tỉnh và Bộ Tư pháp.

Thẩm quyền cho trở lại quốc tịch Việt Nam
Cơ quan có thẩm quyền cho trở lại quốc tịch Việt Nam là gì? (Ảnh minh hoạ)

Trường hợp nào được trở lại quốc tịch Việt Nam?

Theo quy định tại khoản 1 Điều 23 Luật Quốc tịch Việt Nam năm 2008, chỉ có người đã mất quốc tịch Việt Nam có đơn xin trở lại quốc tịch Việt Nam thì có thể trở lại quốc tịch Việt Nam.

Theo đó, các trường hợp đã mất quốc tịch được trở lại quốc tịch Việt Nam gồm:

- Được thôi quốc tịch Việt Nam.

- Bị tước quốc tịch Việt Nam. Tuy nhiên, đối tượng này phải sau 05 năm kể từ ngày bị tước quốc tịch mới được xem xét cho trở lại quốc tịch Việt Nam.

- Do cha mẹ thôi quốc tịch Việt Nam thì con chưa thành niên sống cùng cha mẹ cũng thay đổi quốc tịch theo cha mẹ mình.

- Trẻ em chưa đủ 15 tuổi tìm thấy cha mẹ mà cha mẹ chỉ có quốc tịch nước ngoài hoặc chỉ tìm thấy cha hoặc chỉ tìm thấy mẹ mà người đó chỉ có quốc tịch Việt Nam.

- Thực hiện đầu tư tại Việt Nam. Trường hợp này phải có dự án đầu tư đã được cấp giấy tờ chứng nhận việc đầu tư này (theo khoản 2 Điều 13 Nghị định 16/2020/NĐ-CP).

- Đã thôi quốc tịch Việt Nam để nhập quốc tịch của nước ngoài tuy nhiên không được nhập quốc tịch nước ngoài.

Lưu ý: Sẽ không được xem xét quay trở lại quốc tịch Việt Nam nếu việc nhập quốc tịch Việt Nam làm phương hại đến lợi ích quốc gia của Việt Nam.

Điều kiện để các đối tượng trên được trở lại quốc tịch Việt Nam là:

- Có đơn xin quay trở lại quốc tịch Việt Nam.

- Xin hồi hương về Việt Nam.

- Có vợ, chồng, cha mẹ đẻ hoặc con đẻ là công dân Việt Nam.

- Có công lao đặc biệt đóng góp cho sự nghiệp xây dựng và bảo vệ tổ quốc Việt Nam.

- Sự quay trở lại quốc tịch Việt Nam có lợi cho Nhà nước Cộng hoà Xã hội chủ nghĩa Việt Nam ví dụ như người này có tài năng thực sự vượt trội trong một trong các lĩnh vực như giáo dục, thể thao, y tế…

Lưu ý: Người xin quay trở lại quốc tịch Việt Nam phải lấy lại tên gọi Việt Nam đã dùng trước đây và trong quyết định cho trở lại quốc tịch Việt Nam phải ghi rõ tên gọi này.

Đồng thời, người này phải thôi quốc tịch nước ngoài (trong trường hợp đang giữ quốc tịch nước ngoài) trừ các đối tượng sau đây: Là vợ/chồng, cha mẹ đẻ, con đẻ của công dân Việt Nam; có công lao trong sự nghiệp xây dựng, bảo vệ Việt Nam; có lợi cho nước Việt Nam.

Trên đây là giải đáp chi tiết về thẩm quyền cho trở lại quốc tịch Việt Nam. Nếu còn thắc mắc, độc giả vui lòng liên hệ 19006192 để được hỗ trợ, giải đáp chi tiết.

Đánh giá bài viết:
(1 đánh giá)

Để được giải đáp thắc mắc, vui lòng gọi

19006192

Theo dõi LuatVietnam trên YouTube

TẠI ĐÂY

Tin cùng chuyên mục

Giấy khai sinh bị sai năm sinh của mẹ có làm lại được không?

Giấy khai sinh bị sai năm sinh của mẹ có làm lại được không?

Giấy khai sinh bị sai năm sinh của mẹ có làm lại được không?

Liên quan đến chủ để sai sót thông tin trên giấy khai sinh, có bạn độc giả đã gửi câu hỏi “giấy khai sinh bị sai năm sinh của mẹ có làm lại được không?” tới cho LuatVietnam. Nếu có cùng vướng mắc về vấn đề này, hãy theo dõi bài viết để có câu trả lời chính xác nhất theo quy định của pháp luật.