Tẩy nốt ruồi, xóa sẹo… có phải làm lại CMND, CCCD?

Chứng minh nhân dân (CMND), Căn cước công dân (CCCD) của mỗi người đều ghi dấu vết riêng và dị hình thường là nốt ruồi hoặc vết sẹo để làm đặc điểm nhân dạng. Nếu tẩy nốt ruồi, xóa sẹo có phải làm lại CMND, CCCD không?

Lưu ý: Theo Luật Căn cước công dân 2014, nhân dạng là đặc điểm cá biệt và ổn định bên ngoài của một người để phân biệt người này với người khác. Trong một số văn bản về Chứng minh nhân dân có ghi đặc điểm nhận dạng thay vì đặc điểm nhân dạng. Tuy nhiên, 02 cụm từ này đều nói về các đặc điểm cá biệt của con người.

Mặt sau CMND, CCCD ghi đặc điểm nhân dạng

Hiện nay, CMND 9 số, 12 số và thẻ Căn cước công dân tồn tại đồng thời và có giá trị sử dụng như nhau.

Theo Điều 2 Nghị định 05/1999 sửa đổi tại Nghị định 170/2007, hướng dẫn bởi Thông tư 27/2012/TT-BCA, CMND có hình chữ nhật dài 85,6mm, rộng 53,98mm, 02 mặt CMND in hoa văn màu xanh trắng nhạt. Mặt sau của CMND gồm:

- Trên cùng là mã vạch 2 chiều;

- Bên trái có 2 ô: ô trên, vân tay ngón trỏ trái; ô dưới, vân tay ngón trỏ phải;

- Bên phải, từ trên xuống: Đặc điểm nhân dạng; ngày, tháng, năm cấp Chứng minh nhân dân; chức danh người cấp; ký tên và đóng dấu...

Tương tự, theo Điều 18 Luật Căn cước công dân, mặt sau thẻ CCCD có bộ phận lưu trữ thông tin được mã hóa; vân tay, đặc điểm nhân dạng của người được cấp thẻ; ngày, tháng, năm cấp thẻ; họ, chữ đệm và tên, chức danh, chữ ký của người cấp thẻ và dấu có hình Quốc huy của cơ quan cấp thẻ.

Như vậy, đặc điểm nhân dạng là nội dung không thể thiếu được ghi tại mặt sau của CMND, CCCD.

tay not ruoi xoa seo co phai lam lai chung minh nhan dan
Tẩy nốt ruồi xóa sẹo có phải làm lại Chứng minh nhân dân? (Ảnh minh họa)

Tẩy nốt ruồi, xóa sẹo có phải làm lại CMND, CCCD?

Thực tế, có thể thấy đa phần đặc điểm nhận dạng ghi trên CMND của mọi người thường là vết sẹo hoặc nốt ruồi… Theo Điều 5 Nghị định 05/1999, những trường hợp sau đây phải làm thủ tục đổi CMND:

- CMND hết thời hạn sử dụng;

- CMND hư hỏng không sử dụng được;

- Thay đổi họ, tên, chữ đệm, ngày, tháng, năm sinh;

- Thay đổi nơi đăng ký hộ khẩu thường trú ngoài phạm vi tỉnh, thành phố trực thuộc Trung ương;

- Thay đổi đặc điểm nhận dạng.

Còn theo Điều 23 Luật Căn cước công dân, thẻ Căn cước công dân được đổi trong các trường hợp sau đây:

- Các trường hợp quy định tại khoản 1 Điều 21 của Luật này;

- Thẻ bị hư hỏng không sử dụng được;

- Thay đổi thông tin về họ, chữ đệm, tên; đặc điểm nhân dạng;

- Xác định lại giới tính, quê quán;

- Có sai sót về thông tin trên thẻ Căn cước công dân;

- Khi công dân có yêu cầu.

Có thể thấy, thay đổi đặc điểm nhân dạng là một trong những trường hợp phải đổi CMND, CCCD.

Theo hướng dẫn tại Thông tư 04/1999/TT-BCA/C13, thay đổi đặc điểm nhận dạng là những trường hợp đã qua phẫu thuật thẩm mỹ chỉnh hình hoặc vì lý do khác đã làm thay đổi hình ảnh hoặc đặc điểm nhận dạng của họ.

Như vậy, trường hợp vết sẹo hoặc nốt ruồi là đặc điểm nhân dạng được ghi trên CMND, CCCD có thay đổi thì phải làm thủ tục đổi CMND, CCCD.

Thủ tục đổi CMND, CCCD khi thay đổi đặc điểm nhân dạng

Căn cứ: Thông tư 07/2016/TT-BCA, Thông tư 40/2019/TT-BCA

Hiện nay, nếu thay đổi đặc điểm nhân dạng trên CMND hoặc CCCD mã vạch, người dân đều phải đổi sang CCCD gắn chip.

Khi cơ sở dữ liệu quốc gia về dân cư chưa hoàn chỉnh, những người đang dùng CMND 9 số phải về nơi đăng ký hộ khẩu thường trú để làm CCCD gắn chip. Đối với người đã từng cấp CMND 12 số hoặc CCCD mã vạch, thông tin đã được cập nhật trên cơ sở dữ liệu quốc gia về dân cư, người dân có thể làm CCCD gắn chip tại nơi tạm trú.

Khi làm CCCD gắn chip, cần điền vào Tờ khai Căn cước công dân, xuất trình sổ hộ khẩu (nếu đã có thông tin trên cơ sở dữ liệu quốc gia về dân cư thì không cần xuất trình sổ hộ khẩu). Trường hợp thông tin trên sổ hộ khẩu chưa đầy đủ hoặc không thống nhất với thông tin công dân khai trên Tờ khai Căn cước công dân thì công dân xuất trình Giấy khai sinh, CMND cũ hoặc các giấy tờ hợp pháp khác về những thông tin cần ghi trong Tờ khai Căn cước công dân.

Cán bộ cơ quan quản lý CCCD chụp ảnh, thu thập vân tay, đặc điểm nhận dạng của người đến làm thủ tục cấp thẻ CCCD để in trên Phiếu thu nhận thông tin CCCD.

Sau khi nộp lệ phí, cán bộ cấp giấy hẹn trả thẻ CCCD cho người đến làm thủ tục.

Xem thêm:

>> Thủ tục đổi CCCD mã vạch sang CCCD gắn chip

Nếu còn thắc mắc, độc giả vui lòng liên hệ 1900.6192 để được hỗ trợ, giải đáp.

Đánh giá bài viết:

Để được giải đáp thắc mắc, vui lòng gọi

19006192

Theo dõi LuatVietnam trên YouTube

TẠI ĐÂY

Tin cùng chuyên mục

Thay đổi quy định về tốc độ tối đa cho phép của xe cơ giới từ 01/01/2025 [Dự kiến]

Thay đổi quy định về tốc độ tối đa cho phép của xe cơ giới từ 01/01/2025 [Dự kiến]

Thay đổi quy định về tốc độ tối đa cho phép của xe cơ giới từ 01/01/2025 [Dự kiến]

Đây là đề xuất của Bộ Giao thông Vận tải tại dự thảo Thông tư quy định về tốc độ và khoảng cách an toàn của xe cơ giới, xe máy chuyên dùng tham gia giao thông đường bộ. Cùng theo dõi bài viết để có thêm thông tin chi tiết.