Các trường hợp bị tạm giữ chứng minh nhân dân

Chứng minh nhân dân là giấy tờ tùy thân không thể thiếu của công dân. Tuy nhiên, sẽ có các trường hợp bị tạm giữ chứng minh nhân dân để bảo đảm thi hành pháp luật.

4 trường hợp bị tạm giữ chứng minh nhân dân

Theo Điều 10 Nghị định 05/1999/NĐ-CP, chứng minh nhân dân của công dân bị tạm giữ trong các trường hợp sau:

- Có hành vi vi phạm hành chính theo quy định của pháp luật phải bị tạm giữ chứng minh nhân dân (để ngăn chặn và bảo đảm thi hành quyết định xử phạt vi phạm hành chính);

- Bị tạm giam;

- Thi hành án phạt tù tại trại giam;

- Chấp hành quyết định đưa vào trường giáo dưỡng, cơ sở giáo dục bắt buộc, cơ sở cai nghiện bắt buộc.

Theo đó, sẽ được nhận lại chứng minh nhân dân khi chấp hành xong quyết định xử lý vi phạm hành chính; hết thời hạn tạm giam, chấp hành xong án phạt tù; chấp hành xong quyết định đưa vào trường giáo dưỡng, cơ sở giáo dục bắt buộc, cơ sở cai nghiện bắt buộc.

Các trường hợp bị tạm giữ chứng minh nhân dân (Ảnh minh họa)

Ai có quyền giữ chứng minh nhân dân

Thẩm quyền tạm giữ chứng minh nhân dân theo quy định tại Điều 11 Nghị định 05/1999/NĐ-CP:

- Những người có thẩm quyền xử lý vi phạm hành chính theo Luật Xử lý vi phạm hành chính có quyền tạm giữ Chứng minh nhân dân của công dân vi phạm hành chính

Theo đó, người có thẩm quyền xử lý vi phạm hành chính gồm: Chủ tịch UBND các cấp; Công an nhân dân đang thi hành công vụ, Trưởng Công an cấp xã, Trưởng đồn Công an, Trạm trưởng Trạm Công an cửa khẩu, khu chế xuất; Bộ đội biên phòng; Cảnh sát biển…

- Công an cấp huyện nơi công dân có hộ khẩu thường trú, cơ quan thi hành lệnh tạm giam, thi hành án phạt tù, thi hành quyết định đưa vào trường giáo dưỡng, cơ sở giáo dục bắt buộc, cơ sở cai nghiện bắt buộc có thẩm quyền tạm giữ Chứng minh nhân dân với các trường hợp còn lại.

>> Khi nào thẻ Căn cước công dân bị thu hồi, tạm giữ?

Hậu Nguyễn

Chia sẻ:
Đánh giá bài viết:

Để được giải đáp thắc mắc, vui lòng gọi

19006192

Theo dõi LuatVietnam trên YouTube

TẠI ĐÂY

Tin cùng chuyên mục