Sửa giấy khai sinh gốc ở đâu? Cần điều kiện gì?

Giấy khai sinh khai sinh có thể được sửa đổi, đính chính thông tin trong một số trường hợp nhất định. Nếu bạn quan tâm đến việc sửa giấy khai sinh gốc ở đâu, cần điều kiện gì, hãy theo dõi bài viết này để được hướng dẫn cụ thể.

1. Sửa giấy khai sinh gốc ở đâu?

Giấy khai sinh là giấy tờ hộ tịch gốc của công dân, thể hiện các thông tin cơ bản của công dân như họ tên, ngày tháng năm sinh, giới tính, dân tộc, quốc tịch, cha mẹ...

Sửa thông tin trên giấy khai sinh bản gốc thuộc nhóm các thủ tục cải chính hộ tịch. Trong đó:

Căn cứ quy định tại Điều 27 Luật Hộ tịch, công dân thực hiện thủ tục chính giấy khai sinh tại Ủy ban nhân dân cấp xã nơi đã đăng ký hộ tịch trước đây hoặc nơi cư trú của cá nhân.

Trường hợp khai sinh có yếu tố nước ngoài thì công dân thực hiện thủ tục chính giấy khai sinh tại Ủy ban nhân dân cấp huyện nơi đã đăng ký hộ tịch trước đây hoặc nơi cư trú của cá nhân theo Điều 47 Luật Hộ tịch.

Sửa giấy khai sinh gốc ở đâu? Cần điều kiện gì?
Thông tin về: Sửa giấy khai sinh gốc ở đâu? Cần điều kiện gì? (Ảnh minh họa)

2. Cần điều kiện gì để sửa thông tin trên giấy khai sinh gốc?

Khoản 12 Điều 4 Luật Hộ tịch giải thích, cải chính hộ tịch là việc cơ quan nhà nước có thẩm quyền sửa đổi những thông tin hộ tịch của cá nhân trong trường hợp có sai sót khi đăng ký hộ tịch.

Đồng thời, khoản 2 Điều 7 Nghị định 123/2015/NĐ-CP cũng nêu rõ:

Cải chính hộ tịch là chỉnh sửa thông tin cá nhân trong Sổ hộ tịch hoặc trong bản chính giấy tờ hộ tịch và chỉ được thực hiện khi có đủ căn cứ để xác định có sai sót do lỗi của công chức làm công tác hộ tịch hoặc sai sót do lỗi của người yêu cầu đăng ký hộ tịch.

Như vậy, việc sửa thông tin trên giấy khai sinh chỉ được thực hiện khi có đủ căn cứ để xác định có sai sót do lỗi của công chức làm công tác hộ tịch hoặc của người yêu cầu đăng ký hộ tịch.

Nếu thông tin trên giấy khai sinh không có sai sót thì không được cải chính, chỉnh sửa gì.

3. Thủ tục sửa giấy khai sinh gốc thực hiện thế nào?

3.1. Hồ sơ sửa giấy khai sinh gốc

- Chứng minh nhân dân/Căn cước công dân/ Hộ chiếu hoặc các giấy tờ khác có dán ảnh và thông tin cá nhân do cơ quan có thẩm quyền cấp, còn giá trị sử dụng để chứng minh về nhân thân của người có yêu cầu cải chính giấy khai sinh.

Đơn xin cải chính Giấy khai sinh theo mẫu.

- Bản chính Giấy khai sinh.

- Giấy tờ, tài liệu có liên quan chứng minh cho yêu cầu cải chính.

3.2. Trình tự thực hiện thủ tục sửa giấy khai sinh gốc

Căn cứ Điều 28 Luật Hộ tịch, thủ tục cải chính giấy khai sinh thực hiện như sau:

- Bước 1: Nộp hồ sơ

Người yêu cầu cải chính giấy khai sinh nộp tờ khai theo mẫu và các giấy tờ liên quan cho cơ quan đăng ký hộ tịch.

- Bước 2: Xác minh thông tin, ghi nội dung thay đổi vào giấy khai sinh

Cán bộ hộ tịch kiểm tra, xác minh hồ sơ. Nếu thấy việc cải chính là có cơ sở, phù hợp với quy định của pháp luật, công chức tư pháp - hộ tịch ghi nội dung thay đổi, cải chính hộ tịch vào giấy khai sinh.

3.3. Lệ phí thực hiện thủ tục sửa giấy khai sinh gốc

Lệ phí cải chính giấy khai sinh của các địa phương có thể khác nhau do đây là khoản lệ phí thuộc thẩm quyền quyết định của Hội đồng nhân dân cấp tỉnh theo khoản 3 Điều 3 Thông tư 85/2019/TT-BTC.

Người thuộc gia đình có công với cách mạng, người khuyết tật, người thuộc hộ nghèo được miễn lệ phí.

Trường hợp xin cấp bản sao Trích lục cải chính giấy khai sinh thì nộp phí là 8.000 đồng/bản theo quy định tại Thông tư 281/2016/TT-BTC.

3.4. Thời gian giài quyết thủ tục sửa giấy khai sinh gốc

Thời gian giải quyết thủ tục cải chính giấy khai sinh tối đa là 03 ngày làm việc kể từ ngày tiếp nhận hồ sơ. Trường hợp cần xác minh thông tin thì thời hạn này được kéo dài thêm không quá 03 ngày làm việc.

Trên đây là thông tin giải đáp về vấn đề: Sửa giấy khai sinh gốc ở đâu? Cần điều kiện gì? Nếu có vướng mắc, bạn đọc vui lòng liên hệ tổng đài 19006192 để được hỗ trợ.

Đánh giá bài viết:

Để được giải đáp thắc mắc, vui lòng gọi

19006192

Theo dõi LuatVietnam trên YouTube

TẠI ĐÂY

Tin cùng chuyên mục

21 tỉnh, thành nào vừa thông qua Nghị quyết sắp xếp đơn vị hành chính?

21 tỉnh, thành nào vừa thông qua Nghị quyết sắp xếp đơn vị hành chính?

21 tỉnh, thành nào vừa thông qua Nghị quyết sắp xếp đơn vị hành chính?

Việc sắp xếp đơn vị hành chính cấp huyện, cấp xã nhằm tổ chức hợp lý đơn vị hành chính các cấp phù hợp với thực tiễn và xu thế phát triển của đất nước. Vừa qua, đã có 21 tỉnh, thành đã được thông qua Nghị quyết sắp xếp đơn vị hành chính giai đoạn 2023-2025.