So sánh Luật Cư trú 2020 và Luật Cư trú 2006, sửa đổi 2013

Từ ngày 01/7/2021 tới đây, Luật Cư trú năm 2020 sẽ chính thức có hiệu lực, thay thế Luật Cư trú 2006, sửa đổi, bổ sung năm 2013. Dưới đây là tổng hợp những nội dung cơ bản giữa hai Luật này.
 

Luật Cư trú năm 2020

(Có hiệu lực từ ngày 01/7/2021)

Luật Cư trú năm 2006, sửa đổi, bổ sung năm 2013

(Hết hiệu lực từ ngày 01/7/2021)

1. Thay đổi một số khái niệm

 

Khoản 6 Điều 2 quy định cụ thể thời gian để xác định là lưu trú: ít hơn 30 ngày

Khoản 1 Điều 31: một thời gian nhất định

Định nghĩa nơi thường trú tại khoản 8 Điều 2

Nơi thường trú là nơi công dân sinh sống ổn định, lâu dài và đã được đăng ký thường trú

Khoản 1 Điều 12 quy định:

Nơi thường trú là nơi công dân sinh sống thường xuyên, ổn định, không có thời hạn tại một chỗ ở nhất định và đã đăng ký thường trú.

Định nghĩa nơi tạm trú tại khoản 9 Điều 2

Nơi tạm trú là nơi công dân sinh sống trong một khoảng thời gian nhất định ngoài nơi thường trú và đã được đăng ký tạm trú

Khoản 1 Điều 12 quy định:

Nơi tạm trú là nơi công dân sinh sống ngoài nơi đăng ký thường trú và đã đăng ký tạm trú

Khoản 1 Điều 2 định nghĩa về chỗ ở hợp pháp

Chỗ ở hợp pháp là nơi được sử dụng để sinh sống, thuộc quyền sở hữu hoặc quyền sử dụng của công dân, bao gồm nhà ở, tàu, thuyền, phương tiện khác có khả năng di chuyển hoặc chỗ ở khác theo quy định của pháp luật.

Khoản 1 Điều 12 quy định:

Chỗ ở hợp pháp là nhà ở, phương tiện hoặc nhà khác mà công dân sử dụng để cư trú. Chỗ ở hợp pháp có thể thuộc quyền sở hữu của công dân hoặc được cơ quan, tổ chức, cá nhân cho thuê, cho mượn, cho ở nhờ theo quy định của pháp luật.

2. Các hành vi bị nghiêm cấm về cư trú

Điều 7: Bổ sung một số hành vi bị cấm:

- Không tiếp nhận, trì hoãn việc tiếp nhận hồ sơ, giấy tờ, tài liệu, thông tin đăng ký cư trú hoặc có hành vi nhũng nhiễu khác; không thực hiện, thực hiện không đúng thời hạn đăng ký cư trú cho công dân khi hồ sơ đủ điều kiện đăng ký cư trú; xóa đăng ký thường trú, đăng ký tạm trú trái với quy định của pháp luật.

- Truy nhập, khai thác, hủy hoại, làm cản trở, gián đoạn hoạt động, thay đổi, xóa, phát tán, cung cấp trái phép thông tin trong Cơ sở dữ liệu về cư trú.

Không quy định

3. Quyền về cư trú

Điều 8 bổ sung một số quyền:

- Được bảo đảm bí mật thông tin cá nhân, thông tin về hộ gia đình trong Cơ sở dữ liệu về cư trú, trừ trường hợp cung cấp theo quy định của pháp luật.

- Được khai thác thông tin về cư trú của mình trong Cơ sở dữ liệu quốc gia về dân cư; được cơ quan đăng ký cư trú trong cả nước không phụ thuộc vào nơi cư trú của mình xác nhận thông tin về cư trú khi có yêu cầu.

- Được cơ quan đăng ký cư trú cập nhật, điều chỉnh thông tin về cư trú của mình trong Cơ sở dữ liệu về cư trú khi có thay đổi hoặc khi có yêu cầu.

Không quy định

4. Nơi cư trú của công dân

Khoản 1 Điều 11: Sửa quy định về nơi cư trú của công dân:

Nơi cư trú của công dân bao gồm nơi thường trú, nơi tạm trú.

Khoản 1 Điều 12: Nơi cư trú của công dân là chỗ ở hợp pháp mà người đó thường xuyên sinh sống. Nơi cư trú của công dân là nơi thường trú hoặc nơi tạm trú.

Khoản 2 Điều 11 quy định cụ thể cách xác định nơi cư trú của công dân khi không xác định được nơi thường trú, nơi tạm trú: là nơi ở hiện tại được xác định theo quy định tại khoản 1 Điều 19 của Luật này.

Khoản 2 Điều 12: nơi cư trú của công dân là nơi người đó đang sinh sống.

5. Nơi cư trú của người chưa thành niên

Khoản 1 Điều 12 bổ sung trường hợp xác định nơi cư trú của người chưa thành niên khi không xác định được nơi thường xuyên chung sống

Không quy định

6. Nơi cư trú của vợ, chồng

Khoản 2 Điều 15 bổ sung căn cứ khi vợ, chồng có nơi cứ trú khác nhau: theo thỏa thuận hoặc theo quy định của pháp luật có liên quan.

Khoản 2 Điều 15: nếu có thoả thuận

7. Nơi cư trú của cán bộ, chiến sĩ Quân đội nhân dân và Công an nhân dân

Khoản 1, khoản 2 Điều 15 bổ sung thêm quy định về nơi cư trú của các đối tượng:

- Binh sĩ; viên chức quốc phòng; sinh viên, học viên các trường Quân đội nhân dân: Là nơi đơn vị của người đó đóng quân trừ sĩ quan, hạ sĩ quan, binh sĩ, quân nhân chuyên nghiệp, công nhân, viên chức quốc phòng có nơi cư trú khác.

- Học sinh, sinh viên, học viên các trường Công an nhân dân; hạ sĩ quan nghĩa vụ, chiến sĩ nghĩa vụ công an: Là nơi đơn vị của người đó đóng quân, trừ trường hợp sĩ quan nghiệp vụ, hạ sĩ quan nghiệp vụ, sĩ quan chuyên môn kỹ thuật, hạ sĩ quan chuyên môn kỹ thuật, công nhân công an có nơi cư trú khác.

Điều 16 chỉ quy định nơi cư trú của người đang làm nghĩa vụ quân sự hoặc phục vụ có thời hạn trong Công an nhân dân; sĩ quan, hạ sĩ quan, quân nhân chuyên nghiệp, công chức quốc phòng; sĩ quan, hạ sĩ quan nghiệp vụ, sĩ quan, hạ sĩ quan chuyên môn kỹ thuật, công nhân, viên chức Công an nhân dân.

 

8. Nơi cư trú của người sinh sống, người làm nghề lưu động trên tàu, thuyền hoặc phương tiện khác có khả năng di chuyển

Khoản 1 Điều 16 bổ sung thêm quy định:

Đối với phương tiện không phải đăng ký hoặc có nơi đăng ký phương tiện không trùng với nơi thường xuyên đậu, đỗ thì nơi cư trú của người sinh sống, người làm nghề lưu động là nơi phương tiện đó thường xuyên đậu, đỗ.

Không quy định

9. Nơi cư trú của người hoạt động tín ngưỡng, tôn giáo, trẻ em, người khuyết tật, người không nơi nương tựa trong cơ sở tín ngưỡng, cơ sở tôn giáo

Bổ sung mới

Không quy định

10. Nơi cư trú của người được chăm sóc, nuôi dưỡng, trợ giúp

Bổ sung mới

Không quy định

11. Nơi cư trú của người không có nơi thường trú, nơi tạm trú

Bổ sung mới

Không quy định

12. Điều kiện đăng ký thường trú

Điều 20 quy định chung về điều kiện đăng ký thường trú tại tất cả địa phương trên cả nước.

Trường hợp đăng ký thường trú vào chỗ ở hợp pháp thuộc quyền sở hữu của mình (khoản 1 Điều 20)

Công dân được đăng ký thường trú tại chỗ ở hợp pháp của mình

Tách riêng điều kiện đăng ký thường trú tại các Điều 19, 20:

Trường hợp đăng ký thường trú vào chỗ ở hợp pháp thuộc quyền sở hữu của mình:

1/ Tại tỉnh: Công dân có chỗ ở hợp pháp ở tỉnh nào thì được đăng ký thường trú tại tỉnh đó. Trường hợp chỗ ở hợp pháp do thuê, mượn, ở nhờ của cá nhân thì phải được người cho thuê, cho mượn, cho ở nhờ đồng ý bằng văn bản

2/ Tại Thành phố trực thuộc Trung ương

- Có chỗ ở hợp pháp:

  • Đăng ký tại huyện, thị xã: Tạm trú tại đó từ 01 năm trở lên;
  • Đăng ký tại quận: Thời gian tạm trú từ 02 năm trở lên.

Trường hợp đăng ký thường trú tại chỗ ở hợp pháp do thuê, mượn, ở nhờ (khoản 3 Điều 20)

Yêu cầu phải bảo đảm điều kiện về diện tích nhà ở tối thiểu do Hội đồng nhân dân cấp tỉnh quy định nhưng không thấp hơn 08 m2 sàn/người;

Trường hợp đăng ký thường trú tại chỗ ở hợp pháp do thuê, mượn, ở nhờ:

+ Tại tỉnh:

Có văn bản đồng ý của người cho thuê, cho mượn, cho ở nhờ

+ Tại thành phố trực thuộc trung ương:

Không giới hạn diện tích nhà ở tối thiểu, chỉ yêu cầu bảo đảm điều kiện về diện tích theo quy định của Hội đồng nhân dân thành phố và có xác nhận của UBND cấp xã về diện tích đó.  

  • Đăng ký tại huyện, thị xã: Tạm trú tại đó từ 01 năm trở lên;
  • Đăng ký tại quận: Thời gian tạm trú từ 02 năm trở lên.

Trường hợp đăng ký thường trú tại cơ sở tín ngưỡng, cơ sở tôn giáo có công trình phụ trợ là nhà ở (khoản 4 Điều 20), gồm:

- Người hoạt động tôn giáo được phong phẩm, bổ nhiệm, bầu cử, suy cử, thuyên chuyển đến hoạt động tôn giáo tại cơ sở tôn giáo;

- Người đại diện cơ sở tín ngưỡng;

- Người được người đại diện hoặc ban quản lý cơ sở tín ngưỡng đồng ý cho đăng ký thường trú để trực tiếp quản lý, tổ chức hoạt động tín ngưỡng tại cơ sở tín ngưỡng;

- Trẻ em, người khuyết tật đặc biệt nặng, người khuyết tật nặng, người không nơi nương tựa được người đại diện hoặc ban quản lý cơ sở tín ngưỡng, người đứng đầu hoặc người đại diện cơ sở tôn giáo đồng ý cho đăng ký thường trú.

Không quy định

Trường hợp đăng ký thường trú của người được chăm sóc, nuôi dưỡng, trợ giúp (khoản 5 Điều 20)

Đăng ký thường trú tại cơ sở trợ giúp xã hội khi được người đứng đầu cơ sở đó đồng ý hoặc được đăng ký thường trú vào hộ gia đình nhận chăm sóc, nuôi dưỡng khi được chủ hộ và chủ sở hữu chỗ ở hợp pháp đồng ý.

Không quy định

Trường hợp đăng ký thường trú của người sinh sống, làm nghề lưu động trên phương tiện (khoản 6 Điều 20)

Được đăng ký thường trú tại phương tiện đó khi:

- Là chủ phương tiện hoặc được chủ phương tiện đó đồng ý;

-Phương tiện được đăng ký, đăng; trường hợp phương tiện không thuộc đối tượng phải đăng ký, đăng kiểm thì phải có xác nhận của UBND cấp xã

- Có xác nhận của UBND cấp xã về việc phương tiện đã đăng ký đậu, đỗ thường xuyên trên địa bàn trong trường hợp phương tiện không phải đăng ký hoặc nơi đăng ký không trùng với nơi thường xuyên đậu, đỗ.

 

Không quy định

Trường hợp đăng ký thường trú của người chưa thành niên (khoản 7 Điều 20)

Việc đăng ký thường trú của người chưa thành niên phải được sự đồng ý của cha, mẹ hoặc người giám hộ, trừ trường hợp nơi cư trú của người chưa thành niên do Tòa án quyết định

Không quy định

Không quy định

 2 trường hợp khác được đăng ký thường trú tại thành phố trực thuộc trung ương (Khoản 3, khoản 4 Điều 20 Luật Cư trú 2006, sửa đổi, bổ sung bởi khoản 2 Điều 1 Luật Cư trú sửa đổi 2013).

- Được điều động, tuyển dụng đến làm việc tại cơ quan, tổ chức hưởng lương từ ngân sách nhà nước hoặc theo chế độ hợp đồng không xác định thời hạn và có chỗ ở hợp pháp;

- Trước đây đã đăng ký thường trú tại thành phố trực thuộc trung ương, nay trở về thành phố đó sinh sống tại chỗ ở hợp pháp của mình;

Khoản 8 Điều 20 bổ sung trường hợp công dân không đăng ký thường trú mới

Công dân không được đăng ký thường trú mới tại chỗ ở quy định tại Điều 23 của Luật này, trừ trường hợp quy định tại điểm a khoản 2 Điều này.

Không quy định

13. Hồ sơ đăng ký thường trú

Điều 21 quy định cụ thể hồ sơ đăng ký thường trú của từng đối tượng nêu tại Điều 20.

Khoản 2 Điều 21:

Hồ sơ đăng ký thường trú bao gồm:

a) Phiếu báo thay đổi hộ khẩu, nhân khẩu; bản khai nhân khẩu;

b) Giấy chuyển hộ khẩu theo quy định tại Điều 28 của Luật này;

c) Giấy tờ và tài liệu chứng minh chỗ ở hợp pháp. Đối với trường hợp chuyển đến thành phố trực thuộc trung ương phải có thêm tài liệu chứng minh thuộc một trong các trường hợp quy định tại Điều 20 của Luật này.

14. Thủ tục đăng ký thường trú

 Cơ quan nhận hồ sơ

Khoản 1 Điều 22 chỉ quy định người đăng ký thường trú nộp hồ sơ đăng ký thường trú tại cơ quan đăng ký cư trú nơi mình cư trú.

Khoản 1 Điều 21 quy định cụ thể người đăng ký thường trú nộp hồ sơ đăng ký thường trú tại cơ quan công an sau đây:

a) Đối với thành phố trực thuộc trung ương thì nộp hồ sơ tại Công an huyện, quận, thị xã;

 b) Đối với tỉnh thì nộp hồ sơ tại Công an xã, thị trấn thuộc huyện, Công an thị xã, thành phố thuộc tỉnh.

Thay đổi trình tự, thủ tục đăng ký thường trú

Khoản 2 Điều 22 bổ sung trình tự, thủ tục:

 Khi tiếp nhận hồ sơ đăng ký thường trú, cơ quan đăng ký cư trú kiểm tra và cấp phiếu tiếp nhận hồ sơ cho người đăng ký; trường hợp hồ sơ chưa đầy đủ thì hướng dẫn người đăng ký bổ sung hồ sơ.

Không quy định

Khoản 3 Điều 22 giảm thời gian tiếp giải quyết đăng ký thường trú: 07 ngày làm việc kể từ ngày nhận được hồ sơ đầy đủ và hợp lệ

Khoản 3 Điều 21: mười lăm ngày, kể từ ngày nhận đủ hồ sơ

Khoản 3 Điều 22 quy định kết quả của việc đăng ký thường trú là cập nhật thông tin về nơi thường trú mới của người đăng ký vào Cơ sở dữ liệu về cư trú và thông báo cho người đăng ký.

Khoản 3 Điều 21 quy định kết quả của thủ tục là phải cấp sổ hộ khẩu cho người đã nộp hồ sơ đăng ký thường trú

22. Địa điểm không được đăng ký thường trú mới

Bổ sung mới

Không quy định

23. Xóa đăng ký thường trú

Khoản 1 Điều 24 bổ sung thêm nhiều trường hợp xóa đăng ký thường trú

(4) Vắng mặt liên tục tại nơi thường trú từ 12 tháng trở lên mà không đăng ký tạm trú tại chỗ ở khác hoặc không khai báo tạm vắng, trừ trường hợp xuất cảnh ra nước ngoài nhưng không phải để định cư hoặc trường hợp đang chấp hành án phạt tù, chấp hành biện pháp đưa vào cơ sở giáo dục bắt buộc, đưa vào cơ sở cai nghiện bắt buộc, đưa vào trường giáo dưỡng 

(5) Đã được cơ quan có thẩm quyền cho thôi quốc tịch Việt Nam, trước quốc tịch Việt Nam, hủy bỏ quyết định cho nhập quốc tịch Việt Nam 

(6) Người đã đăng ký thường trú tại chỗ ở do thuê, mượn, ở nhờ nhưng đã chấm dứt việc thuê, mượn, ở nhờ mà sau 12 tháng kể từ ngày chấm dứt việc thuê, mượn, ở nhờ vẫn chưa đăng ký thường trú tại chỗ ở mới, trừ trường hợp (8)

(7) Người đã đăng ký thường trú tại chỗ ở hợp pháp nhưng sau đó quyền sở hữu chỗ ở đó đã chuyển cho người khác mà sau 12 tháng kể từ ngày chuyền quyền sở hữu vẫn chưa đăng ký thường trú tại chỗ ở mới, trừ trường hợp được chủ sở hữu mới đồng ý tiếp tục cho thuê, cho mượn, cho ở nhà và cho đăng ký thường trú tại chỗ ở đó hoặc trường hợp (8) 

(8) Người đã đăng ký thường trú tại chỗ ở do thuê, mượn, ở nhờ nhưng đã chấm dứt việc thuê, mượn, ở nhờ và không được người cho thuê, cho mượn, cho ở nhờ đồng ý cho giữ đăng ký thường trú tại chỗ ở đó, người đã đăng ký thường trú tại chỗ ở thuộc quyền sở hữu của mình nhưng đã chuyển quyền sở hữu chỗ ở cho người khác và không được chủ sở hữu mới đồng ý cho giữ đăng ký thường trú tại chỗ ở đó

(9) Người đã đăng ký thường trú tại chỗ ở đã bị phá dỡ, tịch thu theo quyết định của cơ quan nhà nước có thẩm quyền hoặc tại phương tiện đã bị xóa đăng ký phương tiện theo quy định của pháp luật 

Không quy định

Không quy định

Điểm b khoản 1 Điều 22 quy định trường hợp được tuyển dụng vào Quân đội nhân dân, Công an nhân dân ở tập trung trong doanh trại cũng bị xóa đăng ký thường trú

Khoản 2 Điều 24 yêu cầu cơ quan có thẩm quyền xóa đăng ký thường trú phải ghi rõ lý do, thời điểm xóa đăng ký thường trú trong Cơ sở dữ liệu về cư trú.

Không quy định

24. Tách hộ

Quy định về tách hộ tại Điều 25

Quy định về tách sổ hộ khẩu tại Điều 27

Điều kiện tách hộ tại khoản 1 Điều 25:

- Có năng lực hành vi dân sự đầy đủ; Trường hợp có nhiều thành viên cùng đăng ký tách hộ để lập thành một hộ gia đình mới thì trong số các thành viên đó có ít nhất một người có năng lực hành vi dân sự đầy đủ

- Được chủ hộ, chủ sở hữu chỗ ở hợp pháp đồng ý, trừ trường hợp thành viên hộ gia đình đăng ký tách hộ là vợ, chồng đã ly hôn mà vẫn được cùng sử dụng chỗ ở hợp pháp đó;

- Nơi thường trú của hộ gia đình không thuộc trường hợp quy định tại Điều 23 của Luật này.

Điều kiện:

- Người có năng lực hành vi dân sự đầy đủ và có nhu cầu tách sổ hộ khẩu;

- Người đã nhập vào sổ hộ khẩu quy định tại khoản 3 Điều 25 và khoản 2 Điều 26 của Luật này mà được chủ hộ đồng ý cho tách sổ hộ khẩu bằng văn bản

Khoản 2 Điều 25: Hồ sơ tách hộ

- Tờ khai thay đổi thông tin cư trú.
- Trường hợp tách hộ sau ly hôn thì hồ sơ tách hộ bao gồm tờ khai thay đổi thông tin cư trú, giấy tờ, tài liệu chứng minh việc ly hôn và việc tiếp tục được sử dụng chỗ ở hợp pháp đó.

Khoản 2 Điều 27: Hồ sơ tách hộ khẩu

- Sổ hộ khẩu;

- Phiếu báo thay đổi hộ khẩu, nhân khẩu;

- Ý kiến đồng ý bằng văn bản của chủ hộ nếu thuộc trường hợp quy định tại điểm b khoản 1 Điều này.

Khoản 3 Điều 25: Thủ tục tách hộ khẩu

Giải quyết trong 05 ngày làm việc, kể từ nhận đủ hồ sơ

Khoản 3 Điều 27: Thủ tục tách sổ hộ khẩu

Giải quyết trong 07 ngày làm việc, kể từ ngày nhận đủ hồ sơ

25. Giấy chuyển hộ khẩu

Không quy định

Quy định tại Điều 26 về giấy chuyển hộ khẩu

26. Điều kiện đăng ký tạm trú

Khoản 1 Điều 27 sửa đối tượng phải đăng ký tạm trú:

Người đang sinh sống, làm việc, lao động, học tập tại một địa điểm thuộc xã, phường, thị trấn nhưng không thuộc trường hợp được đăng ký thường trú tại địa phương đó

Khoản 2 Điều 30: Người đang sinh sống, làm việc, lao động, học tập tại một địa điểm thuộc xã, phường, thị trấn nhưng không thuộc trường hợp được đăng ký thường trú tại địa phương đó thì trong thời hạn ba mươi ngày phải thực hiện đăng ký tạm trú

Khoản 2 Điều 27 cho phép được gia hạn tạm trú nhiều lần

Không quy định

Khoản 3 Điều 27 bổ sung các chỗ ở không được đăng ký tạm trú mới

Khoản 1 Điều 28 sửa đổi hồ sơ đăng ký tạm trú:

- Tờ khai thay đổi thông tin cư trú; đối với người đăng ký tạm trú là người chưa thành niên thì trong tờ khai phải ghi rõ ý kiến đồng ý của cha, mẹ hoặc người giám hộ, trừ trường hợp đã có ý kiến đồng ý bằng văn bản;

- Giấy tờ, tài liệu chứng minh chỗ ở hợp pháp.

Khoản 3 Điều 30:

Xuất trình:

- Chứng minh nhân dân hoặc giấy tờ có xác nhận của Công an xã, phường, thị trấn nơi người đó đã đăng ký thường trú;

- Giấy tờ chứng minh quyền sở hữu hoặc sử dụng nhà ở đó;

Nộp:

- Phiếu báo thay đổi hộ khẩu, nhân khẩu;

- Bản khai nhân khẩu;

Trường hợp chỗ ở hợp pháp là nhà do thuê, mượn hoặc ở nhờ của cá nhân thì phải được người cho thuê, cho mượn, cho ở nhờ đồng ý bằng văn bản.

Khoản 2 Điều 28 sửa cơ quan có thẩm quyền đăng ký tạm trú: Cơ quan đăng ký cư trú nơi mình dự kiến tạm trú.

Khoản 2, 3 Điều 30 Luật Cư trú 2006 và khoản 4 Điều 30 Luật Cư trú 2006, sửa đổi bởi khoản 4 Điều 1 Luật Cư trú sửa đổi 2013:

- Xin xác nhận của Công an xã, phường, thị trấn nơi người này đã đăng ký thường trú;

- Thực hiện tại Công an xã, phường, thị trấn nơi đăng ký tạm trú;

- Trưởng Công an xã, phường, thị trấn nơi đăng ký tạm trú cấp Sổ tạm trú.

Không quy định

Khoản 4 Điều 1 Luật Cư trú sửa đổi 2013 quy định thủ tục cấp sổ tạm trú

Khoản 3 Điều 28 giảm thời gian phải gia hạn tạm trú: 15 ngày

Khoản 4 Điều 1 Luật sửa đổi 2013: Trong thời hạn ba mươi ngày

27. Xóa đăng ký tạm trú

Khoản 1 Điều 29 bổ sung các trường hợp bị xóa đăng ký tạm trú:

(1) Chết; có quyết định của Tòa án tuyên bố mất tích hoặc đã chết.

(2) Đã có quyết định hủy bỏ đăng ký tạm trú do việc đăng ký tạm trú không đúng thẩm quyền, đối tượng, điều kiện.

(3) Vắng mặt liên tục tại nơi tạm trú từ 06 tháng trở lên mà không đăng ký tạm trú tại chỗ ở khác.

(4) Đã được cơ quan có thẩm quyền cho thôi quốc tịch Việt Nam, tước quốc tịch Việt Nam, hủy bỏ quyết định cho nhập quốc tịch Việt Nam.

(5) Đã được đăng ký thường trú tại chính nơi tạm trú.

(6) Người đã đăng ký tạm trú tại chỗ ở do thuê, mượn, ở nhờ nhưng đã chấm dứt việc thuê, mượn, ở nhờ mà không đăng ký tạm trú tại chỗ ở khác.

(7) Người đã đăng ký tạm trú tại chỗ ở hợp pháp nhưng sau đó quyền sở hữu chỗ ở đó đã chuyển cho người khác, trừ trường hợp được chủ sở hữu mới đồng ý cho tiếp tục sinh sống tại chỗ ở đó.

(8) Người đăng ký tạm trú tại chỗ ở đã bị phá dỡ, tịch thu theo quyết định của cơ quan nhà nước có thẩm quyền hoặc tại phương tiện đã bị xóa đăng ký phương tiện theo quy định.

Không quy định

28. Thông báo lưu trú

Khoản 1 Điều 30 quy định người đến lưu trú tại chỗ ở của cá nhân, hộ gia đình mà cá nhân, thành viên hộ gia đình không có mặt tại chỗ ở đó thì phải trực tiếp thông báo lưu trú.

Khoản 2 Điều 31 Luật 2006 sửa đổi bởi khoản 5 Điều 1 Luật 2013 quy định người đến lưu trú tại nhà ở của gia đình, nhà ở tập thể mà chủ gia đình, nhà ở tập thể đó không đăng ký thường trú tại đó thì phải trực tiếp thông báo lưu trú.

Khoản 3 Điều 30 bổ sung:

Nội dung thông báo về lưu trú bao gồm họ và tên, số định danh cá nhân hoặc số Chứng minh nhân dân, số hộ chiếu của người lưu trú; lý do lưu trú; thời gian lưu trú; địa chỉ lưu trú.

Không quy định

29. Khai báo tạm vắng

Khoản 1 Điều 31 bổ sung thêm các đối tượng phải khai báo tạm vắng khi đi khỏi phạm vi đơn vị hành chính cấp xã nơi đang cư trú từ 01 ngày trở lên

Không quy định

 

Điểm a khoản 1 Điều 31 sửa đổi đối tượng phải khai báo tạm vắng khi đi khỏi phạm vi đơn vị hành chính cấp xã nơi đang cư trú từ 01 ngày trở lên:

Người bị kết án phạt tù được hưởng án treo đang trong thời gian thử thách.

Khoản 1 Điều 32:

Người bị kết án phạt tù được hưởng án treo

Điểm b khoản 1 Điều 31 sửa đổi điều kiện phải khai báo tạm vắng:

Đi khỏi phạm vi đơn vị hành chính cấp xã nơi đang cư trú

Khoản 1 Điều 32:

Đi khỏi nơi cư trú…

Điểm d khoản 1 Điều 31 bổ sung thêm quy định:

Đi khỏi phạm vi đơn vị hành chính cấp xã nơi thường trú từ 12 tháng liên tục trở lên đối với người không thuộc trường hợp quy định tại các điểm a, b và c khoản này, trừ trường hợp đã đăng ký tạm trú tại nơi ở mới hoặc đã xuất cảnh ra nước ngoài.

Không quy định

Khoản 3 Điều 31 bổ sung hình thức khai báo tạm vắng khi đi khỏi phạm vi đơn vị hành chính cấp huyện nơi đang cư trú từ 03 tháng liên tục trở lên:

Khai báo tạm vắng trực tiếp tại cơ quan đăng ký cư trú nơi người đó cư trú hoặc khai báo qua điện thoại, phương tiện điện tử hoặc phương tiện khác do Bộ trưởng Bộ Công an quy định.

Không quy định

Khoản 3 Điều 31 bổ sung quy định khai báo tạm vắng cho người chưa thành niên đi khỏi phạm vi đơn vị hành chính cấp xã nơi thường trú từ 12 tháng liên tục trở lên

Khoản 4 Điều 31 bổ sung nội dung khai báo tạm vắng: Họ và tên, số định danh cá nhân hoặc số Chứng minh nhân dân, số hộ chiếu của người khai báo tạm vắng; lý do tạm vắng; thời gian tạm vắng; địa chỉ nơi đến.

Trên đây là so sánh Luật Cư trú 2020 và Luật Cư trú 2006, sửa đổi, bổ sung năm 2013 với những nội dung cơ bản nhất. Nếu còn thắc mắc, độc giả vui lòng liên hệ 1900.6192 để được hỗ trợ, giải đáp.

>> Những điểm mới của Luật Cư trú ảnh hưởng đến mọi người dân

>> Xem các quy định liên quan đến thủ tục hành chính mới dưới dạng Video tại đây
Quý khách vui lòng đăng nhập tài khoản gói Nâng cao để xem chi tiết phân tích so sánh này. Nếu Quý khách chưa có tài khoản, vui lòng đăng ký tại đây!
Đánh giá bài viết:
(3 đánh giá)

Để được giải đáp thắc mắc, vui lòng gọi

19006192

Theo dõi LuatVietnam trên YouTube

TẠI ĐÂY

Tin cùng chuyên mục