Cảm ơn quý khách đã gửi báo lỗi.
Quyết định 542/QĐ-UBND Sơn La 2024 Danh mục và Quy trình giải quyết TTHC lĩnh vực Lâm nghiệp
- Thuộc tính
- Nội dung
- VB gốc
- Tiếng Anh
- Hiệu lực
- VB liên quan
- Lược đồ
- Nội dung MIX
- Tổng hợp lại tất cả các quy định pháp luật còn hiệu lực áp dụng từ văn bản gốc và các văn bản sửa đổi, bổ sung, đính chính…
- Khách hàng chỉ cần xem Nội dung MIX, có thể nắm bắt toàn bộ quy định pháp luật hiện hành còn áp dụng, cho dù văn bản gốc đã qua nhiều lần chỉnh sửa, bổ sung.
- Tải về
Đây là tiện ích dành cho thành viên đăng ký phần mềm.
Quý khách vui lòng Đăng nhập tài khoản LuatVietnam và đăng ký sử dụng Phần mềm tra cứu văn bản.
- Báo lỗi
- Gửi liên kết tới Email
- In tài liệu
- Chia sẻ:
- Chế độ xem: Sáng | Tối
- Thay đổi cỡ chữ:17
- Chú thích màu chỉ dẫn
thuộc tính Quyết định 542/QĐ-UBND
Cơ quan ban hành: | Ủy ban nhân dân tỉnh Sơn La | Số công báo: | Đang cập nhật |
Số hiệu: | 542/QĐ-UBND | Ngày đăng công báo: | Đang cập nhật |
Loại văn bản: | Quyết định | Người ký: | Hoàng Quốc Khánh |
Ngày ban hành: | 01/04/2024 | Ngày hết hiệu lực: | Đang cập nhật |
Áp dụng: | Tình trạng hiệu lực: | Đã biết Vui lòng đăng nhập tài khoản gói Tiêu chuẩn hoặc Nâng cao để xem Tình trạng hiệu lực. Nếu chưa có tài khoản Quý khách đăng ký tại đây! | |
Lĩnh vực: | Hành chính, Nông nghiệp-Lâm nghiệp |
tải Quyết định 542/QĐ-UBND
Nếu chưa có tài khoản, vui lòng Đăng ký tại đây!
Nếu chưa có tài khoản, vui lòng Đăng ký tại đây!
ỦY BAN NHÂN DÂN | CỘNG HÒA XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM |
Số: 542/QĐ-UBND | Sơn La, ngày 01 tháng 4 năm 2024 |
QUYẾT ĐỊNH
Về việc công bố Danh mục và phê duyệt Quy trình nội bộ giải quyết thủ tục
hành chính lĩnh vực Lâm nghiệp thuộc phạm vi, chức năng quản lý nhà nước
của Sở Nông nghiệp và Phát triển nông thôn
___________
CHỦ TỊCH ỦY BAN NHÂN DÂN TỈNH
Căn cứ Luật Tổ chức chính quyền địa phương ngày 19/6/2015; Luật sửa đổi, bổ sung một số điều của Luật Tổ chức Chính phủ và Luật Tổ chức chính quyền địa phương ngày 22/11/2019;
Căn cứ Nghị định số 63/2010/NĐ-CP ngày 08/6/2010 của Chính phủ về kiểm soát thủ tục hành chính; Nghị định số 92/2017/NĐ-CP ngày 07/8/2017 của Chính phủ sửa đổi, bổ sung một số điều của các nghị định liên quan đến kiểm soát thủ tục hành chính;
Căn cứ Nghị định số 61/2018/NĐ-CP ngày 23/4/2018 của Chính phủ về thực hiện cơ chế một cửa, một cửa liên thông trong giải quyết thủ tục hành chính; Thông tư số 01/2018/TT-VPCP ngày 23/11/2018 của Văn phòng Chính phủ về việc hướng dẫn thi hành một số quy định của Nghị định số 61/2018/NĐ- CP ngày 23/4/2018 của Chính phủ;
Căm cứ Nghị định số 107/NĐ-CP ngày 6/12/2021 của Chính phủ về sửa đổi, bổ sung một số điều của Nghị định số 61/2018/NĐ-CP ngày 23/4/2018 của Chính phủ về thực hiện cơ chế một của, một cửa liên thông trong giải quyết thủ tục hành chính;
Căn cứ Thông tư số 02/2017/TT-VPCP ngày 31/10/2017 của Văn phòng Chính phủ hướng dẫn về nghiệp vụ kiểm soát thủ tục hành chính;
Căn cứ Quyết định số 717/QĐ-BNN-KL ngày 12/3/2024 của Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn về việc công bố thủ tục hành chính mới ban hành lĩnh vực Kiểm lâm thuộc phạm vi chức năng quản lý của Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn;
Theo đề nghị của Giám đốc Sở Nông nghiệp và Phát triển nông thôn tại Tờ trình số 127/TTr-SNN ngày 29/3/2024.
QUYẾT ĐỊNH:
Điều 1. Công bố kèm theo Quyết định này Danh mục và phê duyệt Quy trình nội bộ giải quyết thủ tục hành chính (cấp tỉnh) lĩnh vực Lâm nghiệp thuộc phạm vi, chức năng quản lý nhà nước của Sở Nông nghiệp và Phát triển nông thôn, như sau:
1. Công bố 01 Danh mục thủ tục hành chính cấp tỉnh lĩnh vực Lâm nghiệp.
(Có Phụ lục I kèm theo).
2. Phê duyệt 02 Quy trình nội bộ giải quyết thủ tục hành chính cấp tỉnh lĩnh vực Lâm nghiệp (liên thông UBND tỉnh) đối với 01 thủ tục hành chính được công bố tại khoản 1 Điều này.
(Có Phụ lục II kèm theo).
Điều 2. Chánh Văn phòng Ủy ban nhân dân tỉnh; Giám đốc Sở Nông nghiệp và Phát triển nông thôn; Thủ trưởng các sở, ban, ngành; Chủ tịch UBND các huyện, thành phố và các tổ chức, cá nhân có liên quan chịu trách nhiệm thi hành Quyết định này.
Quyết định này có hiệu lực kể từ ngày ký ban hành./.
Nơi nhận: | CHỦ TỊCH |
Phụ lục I
DANH MỤC THỦ TỤC HÀNH CHÍNH LĨNH VỰC LÂM NGHIỆP THUỘC PHẠM VI, CHỨC NĂNG
QUẢN LÝ NHÀ NƯỚC CỦA SỞ NÔNG NGHIỆP VÀ PTNT
(Ban hành kèm theo Quyết định số 542/QĐ-UBND ngày 01/4/2024 của Chủ tịch UBND tỉnh)
TT | Tên thủ tục hành chính | Thời hạn giải quyết | Địa điểm thực hiện | Cách thức thực hiện | Phí, lệ phí (đồng) | Căn cứ pháp lý |
1 | Phê duyệt hoặc điều chỉnh phương án tạm sử dụng rừng | - Trường hợp diện tích rừng tạm sử dụng thuộc phạm vi quản lý của UBND cấp tỉnh: 09 ngày làm việc, kể từ ngày nhận đủ hồ sơ hợp lệ. - Trường hợp diện tích rừng tạm sử dụng thuộc phạm vi quản lý của chủ rừng là các đơn vị trực thuộc các Bộ, ngành chủ quản: 17,5 ngày làm việc, kể từ ngày nhận đủ hồ sơ hợp lệ. | Bộ phận tiếp nhận và trả kết quả Sở NN&PTNT tại Trung tâm phục vụ Hành chính công tỉnh | Trực tiếp; qua dịch vụ bưu chính hoặc qua môi trường điện tử | Không | Nghị định số 27/2024/NĐ-CP ngày 06/3/2024 của Chính phủ sửa đổi, bổ sung một số điều của Nghị định số 156/2018/NĐ-CP ngày 16/11/2018 của Chính phủ quy định chi tiết thi hành một số điều của Luật Lâm nghiệp. |
TỔNG: 01 TTHC |
Phụ lục II
QUY TRÌNH NỘI BỘ GIẢI QUYẾT THỦ TỤC HÀNH CHÍNH LĨNH VỰC LÂM NGHIỆP
THUỘC PHẠM VI, CHỨC NĂNG QUẢN LÝ NHÀ NƯỚC CỦA SỞ NÔNG NGHIỆP VÀ PTNT
(Ban hành kèm theo Quyết định số 542/QĐ-UBND ngày 01/4/2024 của Chủ tịch UBND tỉnh)
1. Tên TTHC: Phê duyệt hoặc điều chỉnh Phương án tạm sử dụng rừng
1.1. Thành phần, số lượng hồ sơ: 01 bộ.
a) Trường hợp đề nghị phê duyệt Phương án tạm sử dụng rừng:
(1) Hồ sơ Chủ đầu tư dự án nộp đến Sở Nông nghiệp và Phát triển nông thôn, gồm:
- Văn bản đề nghị phê duyệt Phương án tạm sử dụng rừng của Chủ đầu tư dự án theo Phụ lục I ban hành kèm theo Nghị định số 27/2024/NĐ-CP ngày 06/3/2024 của Chính phủ sửa đổi, bổ sung một số điều của Nghị định số 156/2018/NĐ-CP ngày 16/11/2018 của Chính phủ quy định chi tiết thi hành một số điều của Luật Lâm nghiệp (sau đây gọi là Nghị định số 27/2014/NĐ-CP);
- Bản sao quyết định chủ trương chuyển mục đích sử dụng rừng sang mục đích sử dụng khác của dự án hoặc bản sao quyết định chuyển mục đích sử dụng rừng sang mục đích khác của dự án. Trường hợp dự án không chuyển mục đích sử dụng rừng sang mục đích khác có bản sao quyết định chủ trương đầu tư hoặc chấp thuận chủ trương đầu tư hoặc quyết định phê duyệt dự án đầu tư.
- Bản chính báo cáo thuyết minh và bản đồ hiện trạng rừng khu vực đề nghị tạm sử dụng rừng. Báo cáo thuyết minh thể hiện vị trí (lô, khoảnh, tiểu khu; địa danh hành chính), diện tích rừng theo loại rừng (rừng đặc dụng, rừng phòng hộ, rừng sản xuất), nguồn gốc hình thành (rừng tự nhiên, rừng trồng), trữ lượng, loài cây đối với rừng trồng; Bản đồ (hiện trạng rừng khu vực tạm sử dụng rừng tỷ lệ 1/5.000 thể hiện rõ vị trí (lô, khoảnh, tiểu khu; địa danh hành chính)), phạm vi, ranh giới khu rừng đề nghị tạm sử dụng;
- Phương án tạm sử dụng rừng do chủ đầu tư lập theo Phụ lục II ban hành kèm theo Nghị định số 27/2024/NĐ-CP.
(2) Hồ sơ Sở Nông nghiệp và Phát triển nông thôn trình Chủ tịch UBND cấp tỉnh, gồm:
- Tờ trình của Sở Nông nghiệp và Phát triển nông thôn;
- Văn bản đề nghị phê duyệt Phương án tạm sử dụng rừng của Chủ đầu tư dự án theo Phụ lục I ban hành kèm theo Nghị định số 27/2024/NĐ-CP;
- Bản sao quyết định chủ trương chuyển mục đích sử dụng rừng sang mục đích sử dụng khác của dự án hoặc bản sao quyết định chuyển mục đích sử dụng rừng sang mục đích khác của dự án. Trường hợp dự án không chuyển mục đích sử dụng rừng sang mục đích khác có bản sao quyết định chủ trương đầu tư hoặc chấp thuận chủ trương đầu tư hoặc quyết định phê duyệt dự án đầu tư;
- Bản chính báo cáo thuyết minh và bản đồ hiện trạng rừng khu vực đề nghị tạm sử dụng rừng. Báo cáo thuyết minh thể hiện vị trí (lô, khoảnh, tiểu khu; địa danh hành chính), diện tích rừng theo loại rừng (rừng đặc dụng, rừng phòng hộ, rừng sản xuất), nguồn gốc hình thành (rừng tự nhiên, rừng trồng), trữ lượng, loài cây đối với rừng trồng; Bản đồ (hiện trạng rừng khu vực tạm sử dụng rừng tỷ lệ 1/5.000 thể hiện rõ vị trí (lô, khoảnh, tiểu khu; địa danh hành chính)), phạm vi, ranh giới khu rừng đề nghị tạm sử dụng;
- Phương án tạm sử dụng rừng do chủ đầu tư lập theo Phụ lục II ban hành kèm theo Nghị định số 27/2024/NĐ-CP;
- Báo cáo thẩm định của Sở Nông nghiệp và Phát triển nông thôn.
(3) Hồ sơ UBND cấp tỉnh gửi xin ý kiến bộ, ngành chủ quản đối với diện tích rừng tạm sử dụng thuộc phạm vi quản lý của chủ rừng là các đơn vị trực thuộc các bộ, ngành, gồm:
- Văn bản đề nghị của UBND cấp tỉnh;
- Báo cáo thẩm định của Sở Nông nghiệp và Phát triển nông thôn;
- Văn bản đề nghị phê duyệt Phương án tạm sử dụng rừng của Chủ đầu tư dự án theo Phụ lục I ban hành kèm theo Nghị định số 27/2024/NĐ-CP;
- Bản sao quyết định chủ trương chuyển mục đích sử dụng rừng sang mục đích sử dụng khác của dự án hoặc bản sao quyết định chuyển mục đích sử dụng rừng sang mục đích khác của dự án. Trường hợp dự án không chuyển mục đích sử dụng rừng sang mục đích khác có bản sao quyết định chủ trương đầu tư hoặc chấp thuận chủ trương đầu tư hoặc quyết định phê duyệt dự án đầu tư;
- Bản chính báo cáo thuyết minh và bản đồ hiện trạng rừng khu vực đề nghị tạm sử dụng rừng. Báo cáo thuyết minh thể hiện vị trí (lô, khoảnh, tiểu khu; địa danh hành chính), diện tích rừng theo loại rừng (rừng đặc dụng, rừng phòng hộ, rừng sản xuất), nguồn gốc hình thành (rừng tự nhiên, rừng trồng), trữ lượng, loài cây đối với rừng trồng; Bản đồ (hiện trạng rừng khu vực tạm sử dụng rừng tỷ lệ 1/5.000 thể hiện rõ vị trí (lô, khoảnh, tiểu khu; địa danh hành chính)), phạm vi, ranh giới khu rừng đề nghị tạm sử dụng;
- Phương án tạm sử dụng rừng do chủ đầu tư lập theo Phụ lục II ban hành kèm theo Nghị định số 27/2024/NĐ-CP.
b) Trường hợp đề nghị điều chỉnh quyết định phê duyệt Phương án tạm sử dụng rừng
(1) Trường hợp 1: Dự án thay đổi vị trí, phạm vi tạm sử dụng rừng nhưng không thay đổi loại rừng, không làm tăng diện tích rừng so với tổng diện tích rừng đã được cơ quan có thẩm quyền phê duyệt và đảm bảo điều kiện quy định tại Khoản 1, Điều 42a Nghị định số 156/2018/NĐ-CP được sửa đổi, bổ sung tại khoản 2 Điều 1 Nghị định số 27/2024/NĐ -CP, chủ đầu tư: Báo cáo Chủ tịch UBND cấp tỉnh và chủ rừng về việc thay đổi vị trí, phạm vi tạm sử dụng rừng.
(2) Trường hợp 2: Dự án có thay đổi nội dung Phương án tạm sử dụng rừng đã được phê duyệt không thuộc quy định tại trường hợp 1 nêu trên, hồ sơ bao gồm:
* Hồ sơ chủ đầu tư dự án nộp đến Sở Nông nghiệp và Phát triển nông thôn, gồm:
- Văn bản đề nghị phê duyệt điều chỉnh Phương án tạm sử dụng rừng của Chủ đầu tư dự án theo Phụ lục I ban hành kèm theo Nghị định số 27/2024/NĐ-CP;
- Bản sao quyết định chủ trương chuyển mục đích sử dụng rừng sang mục đích sử dụng khác của dự án hoặc bản sao quyết định chuyển mục đích sử dụng rừng sang mục đích khác của dự án. Trường hợp dự án không chuyển mục đích sử dụng rừng sang mục đích khác có bản sao quyết định chủ trương đầu tư hoặc chấp thuận chủ trương đầu tư hoặc quyết định phê duyệt dự án đầu tư. (Nếu thành phần hồ sơ này không có sự thay đổi về nội dung so với thành phần hồ sơ khi trình phê duyệt Phương án tạm sử dụng rừng thì không phải nộp lại);
- Bản chính báo cáo thuyết minh và bản đồ hiện trạng rừng khu vực đề nghị tạm sử dụng rừng. Báo cáo thuyết minh thể hiện vị trí (lô, khoảnh, tiểu khu; địa danh hành chính), diện tích rừng theo loại rừng (rừng đặc dụng, rừng phòng hộ, rừng sản xuất), nguồn gốc hình thành (rừng tự nhiên, rừng trồng), trữ lượng, loài cây đối với rừng trồng; Bản đồ (hiện trạng rừng khu vực tạm sử dụng rừng tỷ lệ 1/5.000 thể hiện rõ vị trí (lô, khoảnh, tiểu khu; địa danh hành chính)), phạm vi, ranh giới khu rừng đề nghị tạm sử dụng;
- Điều chỉnh Phương án tạm sử dụng rừng do chủ đầu tư lập theo Phụ lục II ban hành kèm theo Nghị định số 27/2024/NĐ-CP.
* Hồ sơ Sở Nông nghiệp và Phát triển nông thôn trình Chủ tịch UBND cấp tỉnh, gồm:
- Tờ trình của Sở Nông nghiệp và Phát triển nông thôn;
- Văn bản đề nghị phê duyệt điều chỉnh Phương án tạm sử dụng rừng của Chủ đầu tư dự án theo Phụ lục I ban hành kèm theo Nghị định số 27/2024/NĐ-CP;
- Bản sao quyết định chủ trương chuyển mục đích sử dụng rừng sang mục đích sử dụng khác của dự án hoặc bản sao quyết định chuyển mục đích sử dụng rừng sang mục đích khác của dự án. Trường hợp dự án không chuyển mục đích sử dụng rừng sang mục đích khác có bản sao quyết định chủ trương đầu tư hoặc chấp thuận chủ trương đầu tư hoặc quyết định phê duyệt dự án đầu tư. (Nếu thành phần hồ sơ này không có sự thay đổi về nội dung so với thành phần hồ sơ khi trình phê duyệt Phương án tạm sử dụng rừng thì không phải nộp lại);
- Bản chính báo cáo thuyết minh và bản đồ hiện trạng rừng khu vực đề nghị tạm sử dụng rừng. Báo cáo thuyết minh thể hiện vị trí (lô, khoảnh, tiểu khu; địa danh hành chính), diện tích rừng theo loại rừng (rừng đặc dụng, rừng phòng hộ, rừng sản xuất), nguồn gốc hình thành (rừng tự nhiên, rừng trồng), trữ lượng, loài cây đối với rừng trồng; Bản đồ (hiện trạng rừng khu vực tạm sử dụng rừng tỷ lệ 1/5.000 thể hiện rõ vị trí (lô, khoảnh, tiểu khu; địa danh hành chính), phạm vi,, ranh giới khu rừng đề nghị tạm sử dụng;
- Điều chỉnh Phương án tạm sử dụng rừng do chủ đầu tư lập theo Phụ lục II ban hành kèm theo Nghị định số 27/2024/NĐ-CP;
- Báo cáo thẩm định của Sở Nông nghiệp và Phát triển nông thôn.
* Hồ sơ UBND cấp tỉnh gửi xin ý kiến bộ, ngành chủ quản đối với diện tích rừng tạm sử dụng thuộc phạm vi quản lý của chủ rừng là các đơn vị trực thuộc các bộ, ngành, gồm:
- Văn bản đề nghị của UBND cấp tỉnh;
- Báo cáo thẩm định của Sở Nông nghiệp và Phát triển nông thôn;
- Văn bản đề nghị phê duyệt điều chỉnh Phương án tạm sử dụng rừng của Chủ đầu tư dự án theo Phụ lục I ban hành kèm theo Nghị định số 27/2024/NĐ-CP;
- Bản sao quyết định chủ trương chuyển mục đích sử dụng rừng sang mục đích sử dụng khác của dự án hoặc bản sao quyết định chuyển mục đích sử dụng rừng sang mục đích khác của dự án. Trường hợp dự án không chuyển mục đích sử dụng rừng sang mục đích khác có bản sao quyết định chủ trương đầu tư hoặc chấp thuận chủ trương đầu tư hoặc quyết định phê duyệt dự án đầu tư (Nếu thành phần hồ sơ này không có sự thay đổi về nội dung so với thành phần hồ sơ khi trình phê duyệt Phương án tạm sử dụng rừng thì không phải nộp lại);
- Bản chính báo cáo thuyết minh và bản đồ hiện trạng rừng khu vực đề nghị tạm sử dụng rừng. Báo cáo thuyết minh thể hiện vị trí (lô, khoảnh, tiểu khu; địa danh hành chính), diện tích rừng theo loại rừng (rừng đặc dụng, rừng phòng hộ, rừng sản xuất), nguồn gốc hình thành (rừng tự nhiên, rừng trồng), trữ lượng, loài cây đối với rừng trồng; Bản đồ (hiện trạng rừng khu vực tạm sử dụng rừng tỷ lệ 1/5.000 thể hiện rõ vị trí (lô, khoảnh, tiểu khu; địa danh hành chính)), phạm vi, ranh giới khu rừng đề nghị tạm sử dụng;
- Điều chỉnh Phương án tạm sử dụng rừng do chủ đầu tư lập theo Phụ lục II ban hành kèm theo Nghị định số 27/2024/NĐ-CP.
1.2. Thời gian và trình tự thực hiện:
a) Trường hợp diện tích rừng tạm sử dụng thuộc phạm vi quản lý của UBND cấp tỉnh:
- Thời gian giải quyết theo quy định của pháp luật: 12 ngày làm việc.
- Thời gian thực tế giải quyết, sau khi cắt giảm thời gian: 09 ngày làm việc.
- Thời gian đã cắt giảm: 03 ngày (25%).
- Quy trình:
TT | Trình tự thực hiện | Trách nhiệm thực hiện | Sản phẩm thực hiện | Thời gian thực hiện |
B1 | Tiếp nhận và bàn giao hồ sơ | Bộ phận TN&TKQ Sở NN&PTNT tại Trung tâm HCC tỉnh | Kèm theo scan hồ sơ | 1/4 ngày |
B2 | Xem xét phân công | Lãnh đạo Chi cục Kiểm lâm | Ý kiến phân công | 1/4 ngày |
B3 | Phân công thụ lý | Lãnh đạo Phòng Sử dụng và PTR | Ý kiến phân công | 1/4 ngày |
B4 | Thẩm định hồ sơ | Chuyên viên/Kiểm lâm viên Phòng Sử dụng và PTR | Dự thảo Văn bản (Tờ trình, Báo cáo thẩm định và dự thảo Quyết định) | 3,5 ngày |
B5 | Xét duyệt | Lãnh đạo Phòng Sử dụng và PTR | Ý kiến xét duyệt | 1/4 ngày |
B6 | Xem xét và phê duyệt | Lãnh đạo Chi cục | Ý kiến xét duyệt | 1/2 ngày |
B7 | Ký duyệt hồ sơ | Lãnh đạo Sở | Ý kiến phê duyệt | 1/2 ngày |
B8 | Lưu sổ và bàn giao bộ phận một cửa tại TTPVHCC | Chuyên viên/Kiểm lâm viên Phòng Sử dụng và PTR | Văn bản phát hành (Tờ trình và Báo cáo thẩm định) | 1/4 ngày |
B9 | Tiếp nhận, chuyển liên thông lên UBND tỉnh | Bộ phận TN&TKQ Sở NN&PTNT tại Trung tâm PVHCC tỉnh | Đính kèm HS liên thông (scan) | 1/4 ngày |
B10 | Liên thông UBND tỉnh | 03 ngày | ||
B11 | Trả kết quả | Bộ phận TN&TKQ Sở NN&PTNT tại Trung tâm PVHCC tỉnh | Đính kèm kết quả (scan QĐ phê duyệt) | 0 ngày |
Tổng thời gian thực hiện |
| 09 ngày |
b) Trường hợp diện tích rừng tạm sử dụng thuộc phạm vi quản lý của chủ rừng là các đơn vị trực thuộc các Bộ, ngành chủ quản:
- Thời gian giải quyết theo quy định của pháp luật: 20 ngày làm việc.
- Thời gian thực tế giải quyết, sau khi cắt giảm thời gian: 17,5 ngày làm việc.
- Thời gian đã cắt giảm: 2,5 ngày (12,5%).
- Quy trình:
TT | Trình tự thực hiện | Trách nhiệm thực hiện | Sản phẩm thực hiện | Thời gian thực hiện |
B1 | Tiếp nhận và bàn giao hồ sơ | Bộ phận TN&TKQ Sở NN&PTNT tại Trung tâm HCC tỉnh | Kèm theo scan hồ sơ | 1/4 ngày |
B2 | Xem xét phân công | Lãnh đạo Chi cục Kiểm lâm | Ý kiến phân công | 1/4 ngày |
B3 | Phân công thụ lý | Lãnh đạo Phòng Sử dụng và PTR | Ý kiến phân công | 1/4 ngày |
B4 | Thẩm định hồ sơ | Chuyên viên/Kiểm lâm viên Phòng Sử dụng và PTR | Dự thảo Văn bản (Tờ trình, Báo cáo thẩm định và dự thảo Quyết định) | 3,5 ngày |
B5 | Xét duyệt | Lãnh đạo Phòng Sử dụng và PTR | Ý kiến xét duyệt | 1/4 ngày |
B6 | Xem xét và phê duyệt | Lãnh đạo Chi cục | Ý kiến xét duyệt | 1/2 ngày |
B7 | Ký duyệt hồ sơ | Lãnh đạo Sở | Ý kiến phê duyệt | 1/2 ngày |
B8 | Lưu sổ và bàn giao bộ phận một cửa tại TTPVHCC | Chuyên viên/Kiểm lâm viên Phòng Sử dụng và PTR | Văn bản phát hành (Tờ trình và Báo cáo thẩm định) | 1/4 ngày |
B9 | Tiếp nhận, chuyển liên thông lên UBND tỉnh | Bộ phận TN&TKQ Sở NN&PTNT tại Trung tâm PVHCC tỉnh | Đính kèm HS liên thông (scan) | 1/4 ngày |
B10 | Liên thông UBND tỉnh | 11,5 ngày | ||
B10.1 | Chuyển hồ sơ gửi Bộ, ngành chủ quản | UBND tỉnh | Văn bản xin ý kiến của Bộ, ngành chủ quản kèm theo hồ sơ | 2,5 ngày |
B10.2 | Bộ, ngành tiếp nhận và xử lý hồ sơ | Bộ, ngành có liên quan | Văn bản của Bộ, ngành | 05 ngày |
B10.3 | Xem xét và phê duyệt Phương án tạm sử dụng rừng | UBND tỉnh | Quyết định phê duyệt Phương án tạm sử dụng rừng | 04 ngày |
B11 | Trả kết quả | Bộ phận TN&TKQ Sở NN&PTNT tại Trung tâm PVHCC tỉnh | Đính kèm kết quả (scan QĐ phê duyệt) | 0 ngày |
Tổng thời gian thực hiện |
| 17,5 ngày |