Quyết định 44/2007/QĐ-UBND 2016 về cơ chế một cửa liên thông lĩnh vực đất đai, LĐTBXH tỉnh Hà Tĩnh

  • Thuộc tính
  • Nội dung
  • VB gốc
  • Tiếng Anh
  • Hiệu lực
  • VB liên quan
  • Lược đồ
  • Nội dung MIX

    - Tổng hợp lại tất cả các quy định pháp luật còn hiệu lực áp dụng từ văn bản gốc và các văn bản sửa đổi, bổ sung, đính chính…

    - Khách hàng chỉ cần xem Nội dung MIX, có thể nắm bắt toàn bộ quy định pháp luật hiện hành còn áp dụng, cho dù văn bản gốc đã qua nhiều lần chỉnh sửa, bổ sung.

  • Tải về
Mục lục
Tìm từ trong trang
Lưu
Theo dõi văn bản

Đây là tiện ích dành cho thành viên đăng ký phần mềm.

Quý khách vui lòng Đăng nhập tài khoản LuatVietnam và đăng ký sử dụng Phần mềm tra cứu văn bản.

Báo lỗi
Ghi chú

thuộc tính Quyết định 44/2007/QĐ-UBND

Quyết định 44/2007/QĐ-UBND của Ủy ban nhân dân tỉnh Hà Tĩnh về việc ban hành Quy định thực hiện cơ chế một cửa liên thông lĩnh vực đất đai, lao động thương binh và xã hội tại Ủy ban nhân dân xã, phường, thị trấn
Cơ quan ban hành: Ủy ban nhân dân tỉnh Hà TĩnhSố công báo:
Đã biết

Vui lòng đăng nhập tài khoản gói Tiêu chuẩn hoặc Nâng cao để xem Số công báo. Nếu chưa có tài khoản Quý khách đăng ký tại đây!

Số hiệu:44/2007/QĐ-UBNDNgày đăng công báo:Đang cập nhật
Loại văn bản:Quyết địnhNgười ký:Lê Văn Chất
Ngày ban hành:23/10/2007Ngày hết hiệu lực:
Đã biết

Vui lòng đăng nhập tài khoản gói Tiêu chuẩn hoặc Nâng cao để xem Ngày hết hiệu lực. Nếu chưa có tài khoản Quý khách đăng ký tại đây!

Áp dụng:
Đã biết

Vui lòng đăng nhập tài khoản để xem Ngày áp dụng. Nếu chưa có tài khoản Quý khách đăng ký tại đây!

Tình trạng hiệu lực:
Đã biết

Vui lòng đăng nhập tài khoản gói Tiêu chuẩn hoặc Nâng cao để xem Tình trạng hiệu lực. Nếu chưa có tài khoản Quý khách đăng ký tại đây!

Lĩnh vực: Hành chính
LuatVietnam.vn độc quyền cung cấp bản dịch chính thống Công báo tiếng Anh của Thông Tấn Xã Việt Nam.
Tình trạng hiệu lực: Đã biết
Ghi chú
Ghi chú: Thêm ghi chú cá nhân cho văn bản bạn đang xem.
Hiệu lực: Đã biết
Tình trạng: Đã biết

UỶ BAN NHÂN DÂN
TỈNH HÀ TĨNH
--------
Số: 44/2007/QĐ-UBND
CỘNG HÒA XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM
Độc lập - Tự do - Hạnh phúc
----------------
Hà Tĩnh, ngày 23 tháng 10 năm 2007
 
 
QUYẾT ĐỊNH
BAN HÀNH QUY ĐỊNH THỰC HIỆN CƠ CHẾ MỘT CỬA LIÊN THÔNG LĨNH VỰC ĐẤT ĐAI, LAO ĐỘNG – TB&XH TẠI UBND XÃ, PHƯỜNG, THỊ TRẤN
----------------
UỶ BAN NHÂN DÂN TỈNH
 
Căn cứ Luật Tổ chức HĐND và UBND ngày 26/11/2003;
Căn cứ Quyết định số 93/2007/QĐ-TTg ngày 22/6/2007 của Thủ tướng Chính phủ về việc thực hiện cơ chế một cửa, cơ chế một cửa liên thông tại cơ quan hành chính Nhà nước ở địa phương;
Theo đề nghị của Giám đốc Sở Nội vụ;
QUYẾT ĐỊNH:
 
Điều 1. Ban hành kèm theo quyết định này bản Quy định thực hiện cơ chế một cửa liên thông lĩnh vực đất đai, lao động TB&XH tại UBND xã, phường, thị trấn thuộc tỉnh Hà Tĩnh.
Điều 2. Giao trách nhiệm:
- Chủ tịch UBND huyện, thị xã, thành phố tổ chức chỉ đạo, theo dõi, hỗ trợ UBND các xã, phường, thị trấn triển khai thực hiện.
- Sở Nội vụ phối hợp Sở Lao động - TB&XH, Sở Tài nguyên & Môi trường, Cục Thuế, Kho bạc Nhà nước hướng dẫn, đôn đốc kiểm tra, xử lý các vướng mắc phát sinh trong quá trình thực hiện.
Điều 3. Quyết định này có hiệu lực thi hành sau 10 ngày kể từ ngày ban hành.
Chánh Văn phòng UBND tỉnh, Giám đốc Sở Nội vụ, Thủ trưởng các cơ quan có liên quan, Chủ tịch UBND huyện, thị xã, thành phố, Chủ tịch UBND xã, phường, thị trấn chịu trách nhiệm thi hành Quyết định này.
 

Nơi nhận:
- Như Điều 3;
- TT.TU, HĐND tỉnh, ĐĐBQH;
- Chủ tịch, các PCT tỉnh;
- VP Chính phủ, Bộ Nội vụ, Website Chính phủ;
- Cục kiểm tra Văn bản Bộ Tư pháp;
- Sở Tư pháp, TT Công báo lưu trữ tỉnh;
- Lưu VT, SNV
TM. UỶ BAN NHÂN DÂN
CHỦ TỊCH




Lê Văn Chất
 
 
 
 
- Quyết định số 93/2007/QĐ-TTg ngày 22/6/2007 của Thủ tướng Chính phủ về việc thực hiện cơ chế một cửa, cơ chế một cửa liên thông tại cơ quan hành chính nhà nước ở địa phương;
- Căn cứ Quyết định số 40/2006/QĐ-UBND ngày 09/8/2006 của UBND tỉnh về kế hoạch CCHC nhà nước giai đoạn 2006-2010;
- Trước khi có Quyết định số 93/2007/QĐ-TTg của Thủ tướng Chính phủ đã có một số tỉnh, thành phố triển khai mô hình cơ chế một cửa liên thông tại UBND cấp xã và đã đạt được nhiều hiệu quả thiết thực; thành phố Đà Nẵng từ tháng 5/2006 triển khai thí điểm tại 03 đơn vị phường, xã, đến tháng 3/2007 đã triển khai đại trà cho các đơn vị trên toàn Thành phố.
- Tạo được sự thuận lợi, giảm chi phí về thời gian và vật chất cho công dân, tổ chức và doanh nghiệp khi có nhu cầu tiếp cận cơ quan hành chính, hoặc nhiều cơ quan hành chính để giải quyết công việc.
- Nâng cao trách nhiệm của cán bộ, công chức khi giải quyết công việc thuộc thẩm quyền và tăng cường khả năng phối hợp giữa các cơ quan hành chính trong việc thẩm tra, xác minh và giải quyết các yêu cầu của cá nhân, tổ chức và doanh nghiệp.
Thực hiện cơ chế một cửa liên thông góp phần tạo ra sự chuyển biến về ý thức trách nhiệm trong quan hệ và giải quyết công việc giữa các cơ quan hành chính với công dân, tổ chức và doanh nghiệp; nâng cao hiệu quả, hiệu lực quản lý nhà nước.
- Thủ tục hành chính đơn giản, rõ ràng, đúng pháp luật;
- Công khai các hoạt động công vụ;
- Sự phối hợp giải quyết công việc giữa các bộ phận, cơ quan hành chính nhà nước khoa học, đúng quy trình;
- Nhận hồ sơ và trả kết quả tại bộ phận tiếp nhận và trả kết quả.
Chương 2.
 
 
Điều 5. Phạm vi áp dụng: Cơ chế một cửa liên thông được áp dụng tại UBND cấp xã đối với hồ sơ thuộc lĩnh vực đất đai, Lao động – TB&XH.
Nội dung quy định bao gồm: Quy trình tiếp nhận, lưu chuyển hồ sơ, thủ tục hồ sơ, thời gian giải quyết, mối quan hệ và chế độ trách nhiệm của các cơ quan hành chính Nhà nướccó liên quan trong trình tự giải quyết hồ sơ của công dân, tổ chức, doanh nghiệp.
Điều 6. Các cơ quan cùng tham gia phối hợp với UBND cấp xã để giải quyết hồ sơ theo cơ chế một cửa liên thông:
- Sở Lao động – Thương binh và Xã hội;
- Cục Thuế, Kho bạc Nhà nước;
- UBND huyện, thị xã, thành phố.
Điều 7. Thời gian giải quyết hồ sơ là thời gian làm việc, không kể ngày nghỉ hằng tuần, nghỉ lễ.
Điều 8. Địa điểm tiếp nhận và trả kết quả hồ sơ thực hiện tại “Bộ phận tiếp nhận và trả kết quả” tại UBND cấp xã.
Điều 9. Tại địa điểm tiếp nhận hồ sơ UBND cấp xã có trách nhiệm niêm yết công khai các thủ tục hành chính; mức phí, lệ phí; hướng dẫn việc kê khai và thực hiện các nghĩa vụ tài chính; cung cấp đầy đủ các loại mẫu đơn cho công dân.
Điều 10. Nghiêm cấm việc tự đặt thêm thủ tục hành chính ngoài quy định; vận động thu ủng hộ ngân sách ngoài quy định; sử dụng thẩm quyền tiếp nhận và giải quyết hồ sơ hành chính làm điều kiện để giải quyết các quan hệ giao dịch khác giữa UBND cấp xã với công dân.
MỤC II. QUY TRÌNH GIẢI QUYẾT
 
Điều 11. UBND cấp xã:
1. Tiếp nhận hồ sơ:
- Khi tiếp nhận hồ sơ, công chức tại bộ phận tiếp nhận có trách nhiệm kiểm tra hồ sơ như sau:
+ Đối với các hồ sơ chưa đúng theo quy định: giải thích, hướng dẫn cụ thể bằng Phiếu hướng dẫn, theo nguyên tắc hướng dẫn đầy đủ một lần.
+ Đối với hồ sơ đã hợp lệ, tiếp nhận hồ sơ, cập nhật vào Sổ theo dõi giải quyết hồ sơ, viết Giấy biên nhận hồ sơ cho công dân.
+ Lập Phiếu lưu chuyển hồ sơ, chuyển hồ sơ kèm phiếu lưu chuyển đến công chức chuyên môn.
2. Xử lý, giải quyết hồ sơ:
- Đối với hồ sơ có quy định thẩm quyền UBND cấp xã thẩm tra, xác nhận trước khi chuyển đến UBND cấp huyện thì công chức chuyên môn xử lý hồ sơ theo quy định, tham mưu lãnh đạo UBND cấp xã giải quyết.
- Việc phối hợp giải quyết hồ sơ tại xã (nếu có) do công chức chuyên môn trực tiếp giải quyết hồ sơ chủ động thực hiện; cán bộ, công chức liên quan có nhiệm vụ phối hợp tốt để xử lý, giải quyết hồ sơ.
3. Thu phí, lệ phí:
Bộ phận tiếp nhận và trả kết quả UBND cấp xã thu các khoản phí và lệ phí theo quy định hiện hành, bao gồm các khoản thu thuộc thẩm quyền của UBND cấp xã và các khoản thu do UBND cấp huyện ủy quyền. Đối với các khoản thu do UBND cấp huyện ủy quyền, thu một lần vào lúc trả kết quả giải quyết hồ sơ, đồng thời cấp hóa đơn thu phí, lệ phí cho công dân.
Điều 12. Chuyển hồ sơ cho UBND huyện, thị xã, thành phố (sau đây gọi tắt là UBND cấp huyện):
- UBND cấp xã phân công công chức có trách nhiệm nộp tại Bộ phận tiếp nhận thuộc Văn phòng UBND cấp huyện. Khi nộp hồ sơ phải ghi ngày nộp và ký xác nhận vào Phiếu lưu chuyển, đồng thời lấy Giấy biên nhận hồ sơ.
Điều 13. Chuyển hồ sơ cho Sở Lao động – Thương binh và Xã hội:
- Công chức Phòng Lao động TB & XH cấp huyện chuyển hồ sơ đến nộp trực tiếp tại Bộ phận tiếp nhận của Sở Lao động – TB&XH để được giải quyết. Khi nộp hồ sơ ghi ngày nộp và ký xác nhận vào Phiếu lưu chuyển, đồng thời lấy Giấy biên nhận hồ sơ.
Điều 14. Trả kết quả hồ sơ:
- Đến ngày hẹn, công chức Phòng LĐ-TB&XH đến Sở nhận kết quả giao trả cho Bộ phận tiếp nhận thuộc Văn phòng UBND cấp huyện để trả cho công chức cấp xã.
- Đến ngày hẹn, công chức cấp xã đến UBND cấp huyện nhận kết quả giải quyết hồ sơ, chuyển kết quả kèm theo Phiếu lưu chuyển hồ sơ cho Bộ phận tiếp nhận để trả cho công dân.
- Khi trả kết quả giải quyết hồ sơ, công chức bộ phận tiếp nhận thu các khoản phí, lệ phí theo quy định (nếu có), đề nghị công dân ký xác nhận vào phiếu lưu chuyển hồ sơ, Sổ theo dõi giải quyết hồ sơ.
Phiếu lưu chuyển được đính kèm theo hồ sơ trong suốt quá trình giải quyết tại các cơ quan liên quan, được trả lại cho Bộ phận tiếp nhận của UBND cấp xã để lưu trữ.
Chương 3.
MỤC I. LĨNH VỰC ĐẤT ĐAI.
 
1. Chỉ áp dụng cho các đối tượng là cá nhân, hộ gia đình, cộng đồng dân cư có nhu cầu giao dịch hành chính về đất đai; không áp dụng với tổ chức sử dụng đất, cá nhân là người Việt Nam định cư ở nước ngoài và người nước ngoài. Phòng Tài nguyên – Môi trường không được nhận hồ sơ trực tiếp từ hộ gia đình, cá nhân đối với các loại hồ sơ đã được quy định.
2. Thời gian giải quyết hồ sơ:
a) Đối với hồ sơ không phải thực hiện nghĩa vụ tài chính về tiền sử dụng đất, tiền thuê đất, các loại thuế có liên quan đến đất, thì thời gian giải quyết hồ sơ được tính kể từ ngày UBND cấp xã nhận đủ hồ sơ hợp lệ đến ngày nhận lại kết quả giải quyết hồ sơ từ UBND cấp huyện.
b) Đối với các hồ sơ phải thực hiện nghĩa vụ tài chính về tiền sử dụng đất, tiền thuê đất, các loại thuế có liên quan đến đất, thì thời gian giải quyết hồ sơ quy định được tính kể từ ngày UBND cấp xã nhận đủ hồ sơ hợp lệ đến ngày nhận được Thông báo về nghĩa vụ tài chính theo quy định của pháp luật từ UBND cấp huyện.
Khi công dân nộp lại chứng từ đã hoàn thành các khoản nghĩa vụ tài chính theo Thông báo thì công chức Bộ phận tiếp nhận viết Giấy biên nhận và hẹn thời gian trả kết quả như sau:
- 10 ngày đối với trường hợp chỉnh lý giấy chứng nhận quyền sử dụng đất;
- 15 ngày đối với trường hợp cấp mới giấy chứng nhận quyền sử dụng đất.
3. Trình tự giải quyết hồ sơ thực hiện theo quy định của Luật Đất đai, Nghị định số 181/2004/NĐ-CP ngày 29/10/2004 và Nghị định số 84/2007/NĐ-CP ngày 25/5/2007 của Chính phủ.
1. Giao đất, cho thuê đất trồng cây lâu năm, đất rừng sản xuất, đất rừng phòng hộ, đất vùng đệm của rừng đặc dụng, đất nuôi trồng thủy sản, đất nông nghiệp khác đối với hộ gia đình, cá nhân:
- Hồ sơ:
+ Đơn đề nghị giao đất, cho thuê đất (theo mẫu).
+ Đối với trường hợp đề nghị giao đất, cho thuê đất để nuôi trồng thủy sản thì phải có dự án nuôi trồng thủy sản được cơ quan quản lý thủy sản cấp huyện thẩm định và phải có báo cáo đánh giá tác động môi trường theo quy định của pháp luật về môi trường.
- Thời gian giải quyết: 50 ngày, kể từ ngày UBND cấp xã nhận đủ hồ sơ hợp lệ (UBND cấp xã 10 ngày, UBND cấp huyện: 35 ngày).
2. Giao đất làm nhà ở đối với hộ gia đình, cá nhân tại nông thôn không thuộc trường hợp phải đấu giá quyền sử dụng đất:
- Hồ sơ: Đơn đề nghị giao đất (theo mẫu).
- Thời gian giải quyết: 40 ngày, kể từ ngày UBND cấp xã nộp đủ hồ sơ cho UBND cấp huyện đến khi nhận Thông báo thực hiện nghĩa vụ tài chính, nhưng không kể thời gian bồi thường, giải phóng mặt bằng (nếu có). (UBND cấp xã 15 ngày, UBND cấp huyện 25 ngày)
3. Chuyển từ hình thức thuê đất sang giao đất có thu tiền sử dụng đất:
- Hồ sơ:
+ Đơn đăng ký chuyển từ hình thức thuê đất sang hình thức giao đất có thu tiền sử dụng đất (theo mẫu);
+ Hợp đồng thuê đất (theo mẫu) và Giấy chứng nhận quyền sử dụng đất.
- Thời gian giải quyết: 15 ngày, kể từ ngày UBND cấp xã nhận đủ hồ sơ hợp lệ đến khi nhận Thông báo thực hiện nghĩa vụ tài chính (UBND cấp xã: 05 ngày, UBND cấp huyện: 10 ngày)
4. Đăng ký chuyển mục đích sử dụng đất: (Theo điều 36 Luật Đất đai năm 2003)
a) Trường hợp không phải xin phép:
- Hồ sơ:
+ Tờ khai đăng ký chuyển mục đích sử dụng đất (theo mẫu);
+ Giấy chứng nhận quyền sử dụng đất.
- Thời gian giải quyết: 20 ngày, kể từ ngày UBND cấp xã nhận đủ hồ sơ hợp lệ (UBND cấp xã: 05 ngày, UBND cấp huyện: 15 ngày);
b) Trường hợp phải xin phép:
- Hồ sơ:
+ Đơn đề nghị chuyển mục đích sử dụng đất (theo mẫu);
+ Giấy chứng nhận quyền sử dụng đất
+ Giấy xác nhận quy hoạch (nếu có).
- Thời gian giải quyết: 30 ngày, kể từ ngày UBND cấp xã nhận đủ hồ sơ hợp lệ đến khi nhận Thông báo thực hiện nghĩa vụ tài chính (UBND cấp xã: 5 ngày, UBND cấp huyện 25 ngày).
5. Cấp giấy chứng nhận quyền sử dụng đất cho hộ gia đình, cá nhân, cộng đồng dân cư đang sử dụng đất tại các phường, xã:
- Hồ sơ:
+ Đơn đề nghị cấp giấy chứng nhận quyền sử dụng đất (theo mẫu);
+ Giấy ủy quyền đề nghị cấp giấy chứng nhận quyền sử dụng đất (nếu có);
+ Các loại giấy tờ về quyền sử dụng đất theo quy định của UBND tỉnh.
- Thời gian giải quyết: 45 ngày, kể từ ngày UBND xã nhận đủ hồ sơ hợp lệ đến khi nhận Thông báo thực hiện nghĩa vụ tài chính: không kể thời gian niêm yết công khai tại UBND cấp xã – nếu có (UBND cấp xã: 05 ngày, UBND cấp huyện: 40 ngày).
6. Gia hạn sử dụng đất đối với hộ gia đình, cá nhân sử dụng đất phi nông nghiệp; hộ gia đình, cá nhân không trực tiếp sản xuất nông nghiệp được Nhà nước cho thuê đất nông nghiệp:
Trước khi hết hạn sử dụng đất 06 tháng, hộ gia đình, cá nhân sử dụng đất có nhu cầu gia hạn sử dụng đất trực tiếp nộp hồ sơ, gồm:
- Đơn đề nghị gia hạn sử dụng đất (theo mẫu).
Trong trường hợp được gia hạn sử dụng đất, người sử dụng đất có trách nhiệm nộp lại giấy chứng nhận quyền sử dụng đất đã hết hạn và chứng từ đã thực hiện xong nghĩa vụ tài chính.
- Thời gian giải quyết: 20 ngày, kể từ ngày UBND cấp xã nhận đủ hồ sơ hợp lệ đến khi nhận Thông báo thực hiện nghĩa vụ tài chính (UBND cấp xã: 5 ngày, UBND cấp huyện: 15 ngày).
7. Đăng ký biến động về sử dụng đất do đổi tên, giảm diện tích thửa đất do sạt lở tự nhiên, thay đổi về quyền, thay đổi về nghĩa vụ tài chính:
- Hồ sơ:
+ Đơn đề nghị đăng ký biến động về sử dụng đất (theo mẫu);
+ Giấy chứng nhận quyền sử dụng đất;
+ Các giấy tờ pháp lý khác có liên quan đến việc đăng ký biến động, về sử dụng đất.
- Thời gian giải quyết: 20 ngày, kể từ ngày UBND cấp xã nhận đủ hồ sơ hợp lệ (UBND cấp xã: 5 ngày, UBND cấp huyện: 15 ngày)
8. Cấp lại, cấp đổi giấy chứng nhận quyền sử dụng đất:
- Hồ sơ:
+ Đơn đề nghị cấp lại, cấp đổi quyền sử dụng đất (theo mẫu);
+ Giấy chứng nhận quyền sử dụng đất trong trường hợp cấp đổi.
- Thời gian giải quyết: 30 ngày, kể từ ngày UBND cấp xã nhận đủ hồ sơ hợp lệ (UBND cấp xã: 5 ngày, UBND cấp huyện: 25 ngày).
Trường hợp đề nghị cấp lại do mất giấy chứng nhận quyền sử dụng đất, thì thời gian giải quyết được cộng thêm không quá 40 ngày để thẩm tra, niêm yết.
9. Tách thửa hoặc hợp thửa đất:
- Hồ sơ:
+ Đơn đề nghị tách thửa hoặc hợp thửa đất (theo mẫu) của người sử dụng đất đối với trường hợp người sử dụng đất có nhu cầu khi thực hiện quyền đối với một phần thửa đất hoặc quyết định thu hồi đất của cơ quan Nhà nước có thẩm quyền khi thu hồi một phần thửa đất hoặc một trong các loại văn bản quy định Điều 19, Nghị định số 84/2007/NĐ-CP ngày 25/5/2007 của Chính phủ.
+ Giấy chứng nhận quyền sử dụng đất.
+ Giấy xác nhận quy hoạch (nếu có).
- Thời gian giải quyết: 20 ngày, kể từ ngày UBND cấp xã nhận đủ hồ sơ hợp lệ (UBND cấp xã: 5 ngày, UBND cấp huyện: 15 ngày).
10. Chuyển đổi quyền sử dụng đất nông nghiệp giữa hai hộ gia đình, cá nhân:
- Hồ sơ:
+ Hợp đồng chuyển đổi quyền sử dụng đất;
+ Giấy chứng nhận quyền sử dụng.
- Thời gian giải quyết: 15 ngày, kể từ ngày UBND cấp xã nhận đủ hồ sơ hợp lệ (UBND cấp xã: 5 ngày, UBND cấp huyện: 10 ngày).
11. Chuyển nhượng quyền sử dụng đất:
- Hồ sơ 03 bộ:
+ Hợp đồng chuyển nhượng quyền sử dụng đất;
+ Giấy chứng nhận quyền sử dụng đất.
+ Giấy xác nhận quy hoạch xây dựng (nếu có)
- Thời gian giải quyết: 30 ngày, kể từ ngày UBND cấp xã nhận đủ hồ sơ hợp lệ đến khi nhận thông báo thực hiện nghĩa vụ tài chính (UBND cấp xã: 5 ngày, UBND cấp huyện: 25 ngày).
12. Đăng ký cho thuê, cho thuê lại quyền sử dụng đất:
- Hồ sơ:
+ Hợp đồng thuê, thuê lại quyền sử dụng đất;
+ Giấy chứng nhận quyền sử dụng đất
- Thời gian giải quyết: 15 ngày kể từ ngày UBND cấp xã nhận đủ hồ sơ hợp lệ (UBND cấp xã: 5 ngày, UBND cấp huyện: 10 ngày)
13. Xóa đăng ký cho thuê, cho thuê lại quyền sử dụng đất:
- Hồ sơ:
+ Xác nhận thanh lý hợp đồng thuê đất trong bản hợp đồng thuê đất đã ký kết hoặc bản thanh lý hợp đồng thuê đất;
+ Giấy chứng nhận quyền sử dụng đất.
- Thời gian giải quyết: 10 ngày, kể từ ngày UBND cấp xã nhận đủ hồ sơ hợp lệ (UBND cấp xã: 5 ngày, UBND cấp huyện: 5 ngày).
14. Đăng ký thừa kế quyền sử dụng đất:
- Hồ sơ 2 bộ:
+ Di chúc hoặc biên bản phân chia thừa kế; bản án, quyết định giải quyết tranh chấp về thừa kế quyền sử dụng đất của Tòa án nhân dân đã có hiệu lực pháp luật; đơn đề nghị của người nhận thừa kế đối với trường hợp người nhận thừa kế là duy nhất (theo mẫu số 16/ĐK);
+ Giấy chứng nhận quyền sử dụng đất (hoặc một trong các loại giấy tờ hợp lệ về quyền sử dụng đất).
- Thời gian giải quyết: 15 ngày, kể từ ngày UBND cấp xã nhận đủ hồ sơ hợp lệ đến ngày nhận Thông báo thực hiện nghĩa vụ tài chính (UBND cấp xã: 5 ngày, UBND cấp huyện: 10 ngày)
15. Tặng, cho quyền sử dụng đất:
- Hồ sơ:
+ Văn bản cam kết tặng, cho hoặc hợp đồng tặng, cho hoặc quyết định tặng, cho quyền sử dụng đất của tổ chức theo pháp luật quy định;
+ Giấy chứng nhận quyền sử dụng đất.
- Thời gian giải quyết: 15 ngày, kể từ ngày UBND cấp xã nhận đủ hồ sơ hợp lệ đến ngày nhận Thông báo thực hiện nghĩa vụ tài chính (UBND cấp xã: 5 ngày, UBND cấp huyện: 10 ngày)
16. Đăng ký góp vốn bằng quyền sử dụng đất:
- Hồ sơ:
+ Hợp đồng góp vốn bằng quyền sử dụng đất;
+ Giấy chứng nhận quyền sử dụng đất. (UBND cấp xã thực hiện chứng thực hợp đồng góp vốn trước khi chuyển hồ sơ đến phòng TN – MT)
- Thời gian giải quyết: 12 ngày kể từ ngày UBND cấp xã nhận đủ hồ sơ hợp lệ (UBND cấp xã: 2 ngày, UBND cấp huyện: 10 ngày)
17. Xóa đăng ký góp vốn bằng quyền sử dụng đất.
- Hồ sơ:
+ Hợp đồng chấm dứt góp vốn;
+ Giấy chứng nhận quyền sử dụng đất (UBND cấp xã thực hiện chứng thực hợp đồng chấm dứt góp vốn trước khi chuyển hồ sơ đến Phòng TN – MT)
- Thời gian giải quyết: 10 ngày, kể từ ngày UBND cấp xã nhận đủ hồ sơ hợp lệ, đối với trường hợp khi đăng ký góp vốn chỉ chỉnh lý giấy chứng nhận quyền sử dụng đất; 20 ngày đối với trường hợp khi đăng ký góp vốn đã cấp giấy chứng nhận quyền sử dụng đất cho pháp nhân mới (UBND cấp xã: 5 ngày, UBND cấp huyện: 5 ngày hoặc 15 ngày).
18. Đăng ký thế chấp, bảo lãnh bằng quyền sử dụng đất.
- Hồ sơ:
+ Hợp đồng thế chấp, bảo lãnh bằng quyền sử dụng đất (có chứng thực)
+ Giấy chứng nhận quyền sử dụng đất
- Thời gian giải quyết: 05 ngày (xã: 2 ngày, huyện: 3 ngày)
19. Xóa đăng ký thế chấp, bảo lãnh bằng quyền sử dụng đất:
- Hồ sơ:
+ Đơn xin xóa thế chấp, bảo lãnh
+ Giấy chứng nhận quyền sử dụng đất
- Thời gian giải quyết 05 ngày (xã: 2 ngày, huyện: 3 ngày)
20. Thực hiện nghĩa vụ tài chính của người sử dụng đất khi thực hiện các thủ tục hành chính về đất đai:
Khi thực hiện trình tự, thủ tục hành chính về quản lý, sử dụng đất đai, UBND cấp xã có trách nhiệm hướng dẫn người sử dụng đất kê khai và nộp hồ sơ thực hiện nghĩa vụ tài chính đối với ngân sách Nhà nước (trong trường hợp phải thực hiện nghĩa vụ tài chính). Hồ sơ gồm có:
a) 02 bộ tờ khai theo mẫu quy định người sử dụng đất phải thực hiện nghĩa vụ tài chính, gồm có:
- Tờ khai tiền sử dụng đất (theo mẫu số 01-05/TSDĐ);
- Tờ khai tiền thuê đất (theo mẫu số 01-05/TTĐ);
- Tờ khai lệ phí trước bạ nhà, đất (theo mẫu số 01-05/LPTB);
- Tờ khai thuế chuyển quyền sử dụng đất (theo mẫu số 01-05/CQSDĐ)
b) Những giấy tờ có liên quan chứng minh thuộc diện không phải nộp, được hưởng ưu đãi, hoặc được miễn, giảm nghĩa vụ tài chính được quy định tại Điểm 2, Mục 1, Thông tư liên tịch số 30/2005/TTLT-BTC-BTNMT ngày 18/4/2005 của Liên Bộ Tài chính – Bộ Tài nguyên & Môi trường hướng dẫn việc luân chuyển hồ sơ của người sử dụng đất thực hiện nghĩa vụ tài chính.
c) Những giấy tờ liên quan đến việc bồi thường đất, hỗ trợ đất cho người có đất bị thu hồi theo quy định tại Thông tư số 116/2004/TT-BTC ngày 07/12/2004 của Bộ Tài chính hướng dẫn thực hiện Nghị định số 197/2004/NĐ-CP ngày 03/12/2004 của Chính phủ về bồi thường, hỗ trợ và tái định cư khi Nhà nước thu hồi đất, gồm có:
- Quyết định của cơ quan nhà nước có thẩm quyền về bồi thường, hỗ trợ về đất (bản sao);
- Chứng từ hợp pháp về thanh toán tiền bồi thường, hỗ trợ về đất cho người có đất bị thu hồi quy định tại Điều 3 Nghị định số 197/2004/NĐ-CP ngày 03/12/2004 của Chính phủ về bồi thường, hỗ trợ và tái định cư khi Nhà nước thu hồi đất (nộp bản sao có chứng thực).
d) Những giấy tờ liên quan khác (nếu có), gồm có:
- Các chứng từ đã nộp tiền thuê đất nay chuyển sang hình thức giao đất có thu tiền sử dụng đất hoặc chứng từ đã nộp tiền sử dụng đất nay chuyển sang hình thức thuê đất (nộp bản sao có chứng thực);
- Các giấy chứng nhận thuộc diện hưởng ưu đãi đầu tư theo Luật Khuyến khích đầu tư (bản sao có chứng thực).v.v
MỤC II. LĨNH VỰC LAO ĐỘNG – THƯƠNG BINH VÀ XÃ HỘI.
 
1. Xét công nhận liệt sỹ và thân nhân liệt sỹ:
- Hồ sơ:
+ Giấy báo tử (mẫu số 3-LS1) do cơ quan có thẩm quyền được quy định tại tiết a, điểm 1.1, khoản 1, mục II, phần I, Thông tư số 07/2006/TT-BLĐTBXH cấp;
+ Giấy chứng nhận thân nhân liệt sĩ (mẫu số 3–LS2) của Chủ tịch UBND cấp xã cấp.
- Thời gian giải quyết: 30 ngày, kể từ ngày UBND cấp xã nhận đủ hồ sơ hợp lệ đến khi trả kết quả là Thông báo của Sở LĐ-TB&XH xác nhận hồ sơ đủ điều kiện xét duyệt, chờ kết quả cuối cùng từ TW (UBND cấp xã: 05; UBND cấp huyện: 10 ngày, Sở LĐ-TB&XH: 15 ngày)
2. Xét công nhận chế độ hưởng chính sách như thương binh: (không áp dụng cho đối tượng đang phục vụ trong quân đội, công an nhân dân)
- Hồ sơ: Giấy chứng nhận bị thương (mẫu số 5-TB1) do cơ quan có thẩm quyền được quy định tại tiết a, điểm 1.1, khoản 1, mục V phần I của Thông tư số 07/2006/TT-BLĐTBXH cấp;
- Thời gian giải quyết: 30 ngày, kể từ ngày UBND cấp xã nhận đủ hồ sơ hợp lệ đến khi trả kết quả là giấy giới thiệu giám định thương tật của Sở LĐ-TB&XH (UBND cấp xã: 05; UBND cấp huyện: 10 ngày, Sở LĐ-TB&XH: 15 ngày)
UBND cấp xã hướng dẫn: Sau khi công dân giám định thương tật tại Hội đồng giám định y khoa tỉnh (HĐGĐYK), Sở Lao động – Thương binh và Xã hội sẽ trực tiếp nhận Biên bản giám định do HĐGĐYK chuyển đến. Trong thời gian không quá 20 ngày kể từ ngày nhận Biên bản giám định, Sở LĐ-TB&XH cấp quyết định công nhận người hưởng chính sách như thương binh và trợ cấp thương tật, phiếu trợ cấp thương tật cho công dân (Sở LĐ-TB&XH gửi quyết định về Phòng LĐ-TB&XH, Phòng gửi về xã để trả cho công dân).
3. Giải quyết chế độ trợ cấp một lần đối với người hoạt động kháng chiến giải phóng dân tộc:
- Hồ sơ:
+ Bản khai cá nhân (theo mẫu số 09-KC1);
+ Huân, Huy chương Kháng chiến, Huân, Huy chương chiến thắng hoặc Chứng nhận về khen thưởng tổng kết thành tích kháng chiến và thời gian hoạt động kháng chiến của cơ quan thi đua khen thưởng cấp huyện (UBND cấp xã xác nhận vào Bản khai, lập danh sách và gửi hồ sơ về Phòng LĐ-TB&XH).
- Thời gian giải quyết: 30 ngày, kể từ ngày UBND cấp xã nhận đủ hồ sơ hợp lệ đến khi trả kết quả là Thông báo của Sở LĐ-TB&XH về hồ sơ đủ điều kiện giải quyết (UBND cấp xã: 05 ngày; UBND cấp huyện: 15 ngày, Sở LĐ-TB&XH: 10 ngày)
(Chậm nhất là 30 ngày kể từ ngày Thông báo, Sở LĐ-TB&XH sẽ cấp Quyết định và chuyển tiền về Phòng LĐ-TB&XH để phát cho công dân)
4. Giải quyết chế độ trợ cấp một lần đối với thân nhân người hoạt động cách mạng, hoạt động kháng chiến bị địch bắt tù, đày và người hoạt động kháng chiến giải phóng dân tộc đã chết trước ngày 01/01/1995:
- Hồ sơ:
+ Bản khai của thân nhân hoặc đại diện người thừa kế theo pháp luật;
+ Giấy ủy quyền của gia đình hoặc họ tộc; (mỗi hàng thừa kế do một người đại diện được những người trong hàng thừa kế ủy quyền đứng khai. Người đại diện ở hàng thừa kế sau chỉ đứng khai hưởng chế độ nếu không còn ai đại diện ở hàng thừa kế trước).
+ Bản sao một trong những giấy tờ sau:
* Kỷ niệm chương người bị địch bắt tù, đày;
* Huân chương, Huy chương kháng chiến; Huân chương, Huy chương chiến thắng; Giấy chứng nhận khen thưởng thành tích kháng chiến;
* Bằng “Tổ quốc ghi công” hoặc Giấy báo tử hoặc giấy chứng nhận hy sinh đối với liệt sỹ hy sinh từ ngày 30/4/1975 trở về trước.
* Giấy chứng nhận bị tù đày do Bảo tàng Xô viết hoặc Ban liên lạc nhà tù cấp
- Thời gian giải quyết: 30 ngày, kể từ ngày UBND cấp xã nhận đủ hồ sơ hợp lệ đến khi trả kết quả là Thông báo của Sở LĐ-TB&XH về hồ sơ đủ điều kiện giải quyết (xã: 05 ngày; huyện: 15 ngày, Sở LĐ-TB&XH: 10 ngày)
5. Xác nhận để hưởng chế độ trợ cấp với người có công giúp đỡ cách mạng: (trợ cấp hàng tháng hoặc trợ cấp một lần)
- Bản khai cá nhân (mẫu số 10-CC1);
- Bản sao Giấy chứng nhận Kỷ niệm chương “Tổ quốc ghi công” hoặc “Bằng có công với nước” hoặc Huân chương, Huy chương kháng chiến;
Trường hợp người có công giúp đỡ cách mạng có tên trong hồ sơ khen thưởng nhưng không có tên trong “Bằng có công với nước” hoặc Huân chương, Huy chương kháng chiến của gia đình thì kèm theo giấy xác nhận của cơ quan thi đua – Khen thưởng cấp huyện.
- Giấy ủy quyền (nếu đối tượng đã từ trần có nhiều thân nhân).
Thời gian giải quyết: 30 ngày, kể từ ngày UBND cấp xã nhận đủ hồ sơ hợp lệ đến khi trả kết quả là Thông báo của Sở LĐ-TB&XH về hồ sơ đủ điều kiện giải quyết hoặc QĐ trợ cấp hàng tháng (UBND cấp xã: 05 ngày; UBND cấp huyện: 15 ngày, Sở LĐ-TB&XH: 10 ngày).
(Trường hợp trợ cấp một lần, chậm nhất là 30 ngày kể từ ngày Thông báo, Sở LĐ-TB&XH sẽ cấp Quyết định và chuyển tiền về Phòng LĐ-TB&XH để phát cho công dân);
6. Xác nhận hồ sơ thực hiện chế độ đối với người tham gia kháng chiến và con đẻ của họ bị nhiễm chất độc hóa học do Mỹ sử dụng trong chiến tranh ở Việt Nam: (kể cả đối với quân nhân, công an nhân dân đang tại ngũ)
- Hồ sơ công dân nộp 04 bộ, gồm:
+ Bản khai cá nhân (mẫu số 7-HH2)
+ Một trong các loại giấy tờ sau: Lý lịch; quyết định phục viên, xuất ngũ; giấy X Y Z xác nhận hoạt động ở chiến trường; giấy chuyển thương, chuyển viện; giấy điều trị; Huân chương, Huy chương chiến sĩ giải phóng hoặc các giấy tờ khác;
+ Bệnh án chi tiết của Trưởng Trạm y tế cấp xã;
+ Giấy chứng nhận tình trạng vô sinh của Bệnh viện cấp tỉnh trở lên cấp hoặc giấy xác nhận có con dị dạng, dị tật của UBND cấp xã.
- Hồ sơ UBND cấp xã: Biên bản họp và đề nghị của Hội đồng xác nhận người có công cấp xã (mẫu số 7-HH3) thành phần gồm đại diện: Đảng ủy, UBND, HĐND, các tổ chức đoàn thể: Mặt trận tổ quốc, Hội Cựu chiến binh, Hội Phụ nữ, Đoàn Thanh niên và danh sách trích ngang đối tượng đủ điều kiện.
- Hồ sơ do UBND huyện cấp: Giấy xác nhận người hoạt động kháng chiến bị nhiễm chất độc hóa học (mẫu số 7-HH1) do Chủ tịch UBND huyện cấp và kèm danh sách trích ngang huyện xác nhận.
- Thời gian giải quyết: 40 ngày, kể từ ngày UBND cấp xã nhận đủ hồ sơ hợp lệ đến khi trả kết quả là Giấy giới thiệu giám định thương tật của Sở LĐ-TB&XH (xã: 05 ngày; huyện: 10 ngày, Sở LĐ-TB&XH: 25 ngày).
UBND cấp xã hướng dẫn: quy trình giải quyết hồ sơ sau khi công dân giám định tương tự như nội dung quy định tại khoản 2, phần B này (Hồ sơ xét công nhận chế độ hưởng chính sách như thương binh).
7. Giải quyết chế độ trợ cấp một lần đối với người hoạt động cách mạng, hoạt động kháng chiến bị địch bắt tù, đày:
- Hồ sơ:
+ Bản khai cá nhân (mẫu số 8 – TĐ1);
+ Bản sao một trong các giấy tờ sau đây: lý lịch cán bộ, lý lịch Đảng viên, hồ sơ hưởng chế độ Bảo hiểm xã hội hoặc giấy tờ hợp lệ khác có xác định nơi bị tù, thời gian bị tù. Nếu đối tượng không phải là cán bộ, đảng viên, không có các loại giấy tờ nêu trên thì hồ sơ phải có xác nhận của 02 người cùng ở tù.
+ Danh sách trích ngang kèm theo công văn của UBND cấp xã cho từng đợt duyệt;
- Thời gian giải quyết: 25 ngày, kể từ ngày UBND cấp xã nhận đủ hồ sơ hợp lệ đến khi trả kết quả là Thông báo của Sở LĐ-TB&XH về hồ sơ đủ điều kiện giải quyết (xã: 05 ngày; huyện: 10 ngày, Sở LĐ-TB&XH: 10 ngày).
(Chậm nhất là 30 ngày kể từ ngày Thông báo, Sở LĐ-TB&XH ban hành Quyết định và chuyển quyết định về Phòng LĐ-TB&XH để giao cho đối tượng và thực hiện chế độ theo quy định hiện hành)
8. Giải quyết mai táng phí, trợ cấp một lần và tuất từ trần đối với người có công với cách mạng:
- Hồ sơ:
+ Bản khai của thân nhân người có công với cách mạng từ trần (theo mẫu);
+ Giấy chứng tử do UBND xã cấp (theo mẫu);
+ Danh sách kèm theo công văn đề nghị UBND cấp xã cho từng đợt
- Thời gian giải quyết: 20 ngày, kể từ ngày UBND cấp xã nhận đủ hồ sơ hợp lệ đến khi trả kết quả là Thông báo của Sở LĐ-TB&XH về hồ sơ đủ điều kiện giải quyết (xã: 05 ngày; huyện: 05 ngày, Sở LĐ-TB&XH: 10 ngày).
(Chậm nhất là 30 ngày kể từ ngày Thông báo, Sở LĐ-TB&XH sẽ cấp Quyết định và chuyển tiền về Phòng LĐ-TB&XH để phát cho công dân).
UBND cấp xã niêm yết công khai đối tượng được hưởng tuất từ trần, đối tượng được hưởng mai táng phí và trợ cấp một lần theo quy định của Thông tư 07/2006/TT-BLĐTBXH.
9. Giải quyết chế độ trợ cấp ưu đãi trong giáo dục, đào tạo:
- Hồ sơ:
+ Tờ khai cấp Sổ ưu đãi giáo dục, đào tạo (theo mẫu số 01-ƯĐGD);
+ Danh sách và công văn đề nghị của UBND cấp xã cho từng đợt duyệt;
+ Bản sao Giấy khai sinh của học sinh, sinh viên.
- Thời gian giải quyết: 25 ngày, kể từ ngày UBND cấp xã nhận đủ hồ sơ hợp lệ đến khi trả kết quả là Quyết định và Sổ ưu đãi giáo dục, đào tạo (xã: 05 ngày; huyện: 10 ngày, Sở LĐ-TB&XH: 10 ngày).
10. Hưởng chế độ trợ cấp phương tiện trợ giúp và dụng cụ chỉnh hình:
- Hồ sơ:
+ Tờ khai của người có công thuộc diện được hưởng chế độ trợ cấp phương tiện trợ giúp và dụng cụ chỉnh hình (theo mẫu số 03-CSSK);
+ Văn bản chỉ định của cơ sở y tế. UBND cấp xã xác nhận vào Tờ khai gửi hồ sơ về Phòng LĐ-TB&XH
- Thời gian giải quyết 22 ngày kể từ ngày UBND cấp xã nhận hồ sơ (xã: 02 ngày; huyện: 5 ngày, Sở LĐ-TB&XH: 15 ngày).
+ Đến khi trả kết quả là Quyết định trợ cấp và Sổ theo dõi chế độ trợ cấp phương tiện trợ giúp và dụng cụ chỉnh hình, đối với đối tượng là thương, bệnh binh đã được cấp phương tiện hỗ trợ, dụng cụ chỉnh hình theo Nghị định 28/CP.
+ Đến khi trả kết quả là Giấy giới thiệu giám định thương tật của Sở LĐ-TB&XH, đối với đối tượng mới được quy định theo Nghị định 54/2006/NĐ-CP.
UBND cấp xã hướng dẫn: sau khi công dân giám định thương tật tại Hội đồng giám định y khoa tỉnh (HĐGĐYK), Sở Lao động – Thương binh và Xã hội sẽ trực tiếp nhận Biên bản giám định từ HĐGĐYK. Trong thời gian không quá 15 ngày kể từ ngày nhận Biên bản giám định, Sở LĐ-TB&XH cấp Quyết định trợ cấp và Sổ theo dõi chế độ trợ cấp phương tiện trợ giúp và dụng cụ chỉnh hình (Sở LĐ-TB&XH gửi QĐ về Phòng LĐ-TB&X, Phòng gửi về xã để trả cho công dân).
11. Giải quyết chế độ, chính sách theo Quyết định số 290/2005/QĐ-TTg của Thủ tướng Chính phủ:
a) Đối tượng là cán bộ dân chính đảng, thanh niên xung phong đang nghỉ hưu, mất sức lao động:
- Bản khai của đối tượng (mẫu 2A) hoặc của thân nhân đối tượng (mẫu 2B);
- Bản sao có chứng thực của UBND cấp xã nơi cư trú một trong các loại giấy tờ sau:
+ Quyết định hưu trí hoặc mất sức lao động (đối với cán bộ hưu trí, mất sức lao động trước tháng 9/1985 là Phiếu cá nhân);
+ Lý lịch Đảng viên, lý lịch cán bộ (sao phần bìa và phần kê khai quá trình công tác trong lý lịch);
b) Đối tượng là cán bộ, công nhân viên chức Nhà nước về gia đình từ ngày 31/12/1976 trở về trước:
- Bản khai của đối tượng (mẫu 1A) hoặc của thân nhân đối tượng (mẫu 1B);
- Bản sao có chứng thực của UBND xã nơi cư trú một trong các loại giấy tờ sau:
+ Lý lịch Đảng viên hoặc lý lịch cán bộ (sao phần bìa và phần kê khai quá trình công tác trong lý lịch);
+ Giấy chứng nhận và giới thiệu về địa phương của các cơ quan, đơn vị sau tháng 4 năm 1975 giải thể;
+ Huân, Huy chương kháng chiến và các hình thức khen thưởng khác;
+ Phiếu chuyển thương, chuyển viện, phiếu sức khỏe;
+ Hồ sơ hưởng chế độ người có công, hưởng chế độ BHXH một lần;
+ Các giấy tờ chứng nhận có liên quan khác (không sử dụng giấy tờ xác nhận từ năm 2005 trở về sau)
c) Đối tượng B, C, K là liệt sĩ:
- Bản khai của thân nhân liệt sĩ (theo mẫu 1B);
- Giấy ủy quyền của thân nhân khác (nếu có);
- Bản trích sao quá trình công tác từ khi tham gia cách mạng cho đến lúc hy sinh được cơ quan cấp Giấy chứng nhận hy sinh hoặc giấy báo tử xác nhận. UBND cấp xã niêm yết công khai nội dung quy định đối tượng được hưởng chế độ theo QĐ 290/2005/QĐ-TTg của Thủ tướng Chính phủ.
Quy trình giải quyết tại UBND cấp xã theo quy định tại Hướng dẫn số 07/SLĐTBXH-TBLS ngày 05/4/2006 của Sở Lao động – Thương binh và Xã hội.
Thời gian giải quyết: 50 ngày, kể từ ngày UBND cấp xã nhận hồ sơ đến khi trả kết quả là Quyết định trợ cấp (UBND cấp xã: 20 ngày; UBND cấp huyện: 15 ngày, Sở LĐ-TB&XH: 15 ngày).
12. Đề nghị cấp thẻ bảo hiểm Y tế cho người có công:
- Hồ sơ gồm:
+ Bản khai cá nhân (mẫu số 13) có xác nhận của UBND cấp xã;
+ Hồ sơ người có công với cách mạng.
- Thời gian giải quyết: 15 ngày, kể từ ngày UBND cấp xã nhận được hồ sơ hợp lệ đến khi phát thẻ BHYT (UBND cấp xã: 05 ngày; UBND cấp huyện: 05 ngày, Sở LĐ-TB&XH: 05 ngày).
13. Đề nghị trợ cấp thường xuyên:
- Hồ sơ:
+ Đơn đề nghị trợ cấp thường xuyên tại cộng đồng của đối tượng hoặc gia đình, người thân, người giám hộ có đề nghị của UBND cấp xã (theo mẫu số 01 TT 09/2007/TT-BLĐTBXH)
+ Sơ yếu lý lịch của đối tượng;
+ Văn bản xác nhận của cơ quan Y tế (cấp xã đối với người tàn tật, cấp huyện đối với người tâm thần, cấp tỉnh đối với người nhiễm HIV/AIDS);
+ Biên bản của Hội đồng xét duyệt cấp xã (mẫu số 2 TT 09/2007/TT-BLĐTBXH).
+ Quyết định hưởng trợ cấp (mẫu số 3-TT 09/2007/TT-BLĐTBXH), điều chỉnh mức trợ cấp (mẫu số 3a –TT 09/2007/TT-BLĐTBXH) của Chủ tịch UBND cấp huyện hoặc quyết định tiếp nhận đối tượng từ cơ sở bảo trợ xã hội trở về địa phương (mẫu số 4 – TT 09/2007/TT-BLĐTBXH)
- Thời gian giải quyết:
+ Cấp xã: 20 ngày (niêm yết công khai 15 ngày)
+ Cấp huyện: 10 ngày
- Quyết định chấm dứt hưởng trợ cấp hàng tháng: Khi đối tượng có sự thay đổi về độ tuổi, hoàn cảnh, mức độ tàn hoặc số người hưởng trợ cấp trong hộ gia đình không đủ tiêu chuẩn hưởng trợ cấp thì UBND cấp xã có văn bản gửi về phòng LĐ-TB&XH. Trong thời gian 10 ngày UBND cấp huyện ra quyết định điều chỉnh hoặc chấm dứt hưởng trợ cấp.
14. Đề nghị cấp thẻ bảo hiểm y tế người nghèo:
- Hồ sơ:
+ Đơn đề nghị cấp thẻ bảo hiểm y tế người nghèo của đối tượng. UBND cấp xã xác nhận vào đơn và chuyển cho UBND cấp huyện.
+ Phòng Lao động - TB&XH cấp huyện tổng hợp và có văn bản bàn giao về Sở Lao động - TB&XH vào tuần cuối quí.
- Thời gian giải quyết: Hồ sơ được giải quyết theo từng quí (trả kết quả vào ngày 10, tháng đầu của quí sau, nếu trường hợp trùng vào ngày thứ 7, chủ nhật thì trả vào ngày kế tiếp)
15. Tiếp nhận đối tượng xã hội vào cơ sở bảo trợ xã hội (do Sở Lao động - TB&XH quản lý):
- Hồ sơ:
+ Đơn đề nghị của đối tượng hoặc thân nhân đối tượng (theo mẫu số 01c-TT 09/2007/TT-BLĐTBXH)
+ Sơ yếu lý lịch có xác nhận của UBND cấp xã;
+ Văn bản xác nhận của cơ quan Y tế cấp xã đối với người tàn tật, Y tế cấp huyện đối với người tâm thần, Y tế cấp tỉnh đối với người nhiễm HIV/AIDS;
+ Biên bản xét duyệt của cấp xã (mẫu số 02-TT 09/2007/TT-BLĐTBXH)
+ Văn bản đề nghị của UBND cấp huyện gửi cơ quan quản lý cơ sở bảo trợ xã hội
+ Quyết định tiếp nhận của cơ quan quản lý cơ sở bảo trợ xã hội
- Thời gian giải quyết: 50 ngày, kể từ ngày UBND cấp xã nhận hồ sơ (xã: 35 ngày – niêm yết 30 ngày; huyện: 10 ngày, Sở LĐ-TBXH: 10 ngày).
16. Xác nhận ưu đãi trong giáo dục cho học sinh là người tàn tật, mồ côi, học sinh là người dân tộc thiểu số được hưởng chính sách hỗ trợ thực hiện phổ cập giáo dục trung học cơ sở, học sinh là con các hộ nông dân trong diện thu hồi đất sản xuất:
- Đơn đề nghị hưởng chính sách hỗ trợ phổ cập giáo dục trung học cơ sở (hai bản)
- Phiếu xác nhận do nhà trường cung cấp từng năm học (theo mẫu số 30/LĐTBXH-02 phiếu) đối với học sinh trung học cơ sở;
- Đơn đề nghị miễn giảm học phí đối với con các hộ nông dân trong diện thu hồi đất sản xuất; Bản sao quyết định thu hồi đất của cơ quan có thẩm quyền; Bản sao sổ hộ khẩu gia đình;
UBND cấp xã xác nhận vào đơn (học sinh là người tàn tật có thêm xác nhận của Trạm Y tế xã) và chuyển hồ sơ đến Phòng LĐ-TB&XH.
Thời gian giải quyết:
a) Được chi trả vào 2 học kỳ:
- Học kỳ I: Chi trả vào tháng 11 – 12 hàng năm;
- Học kỳ II: Chi trả vào tháng 4 - 5 hàng năm.
b) Đối với trường hợp học sinh, sinh viên thực hiện theo QĐ 1121/1997/QĐ-TTg và QĐ 70/1998/QĐ-TTg: 07 ngày (UBND cấp xã 02 ngày, UBND cấp huyện: 03 ngày, Sở Lao động - TBXH: 02 ngày).
 
Chương 4.
MỐI QUAN HỆ VÀ TRÁCH NHIỆM PHỐI HỢP TRONG QUÁ TRÌNH THỰC HIỆN CƠ CHẾ MỘT CỬA LIÊN THÔNG
 
1. Công chức bộ phận tiếp nhận và chuyên môn có trách nhiệm phối hợp kiểm tra, tiếp nhận hồ sơ. Trường hợp cần thiết, hướng dẫn công dân gặp công chức chuyên môn để được giải thích, xử lý cụ thể.
2. Nếu hồ sơ do Bộ phận tiếp nhận đã nhận không đúng theo qui định thì Bộ phận tiếp nhận phải liên hệ với công dân để thông cảm và đề nghị bổ sung hồ sơ.
3. Trường hợp thủ tục còn vướng mắc mà không tự giải quyết được thì phải trao đổi ngay với cơ quan chuyên môn thuộc UBND cấp huyện để được hướng dẫn giải quyết Phòng chuyên môn UBND cấp huyện có nhiệm vụ nghiên cứu, hướng dẫn cho UBND cấp xã và chịu trách nhiệm với kết quả về các nội dung liên quan.
1. Bộ phận tiếp nhận hồ sơ của UBND cấp huyện hoặc sở ngành liên quan có trách nhiệm phối hợp và xem xét tính đầy đủ và chính xác của hồ sơ được chuyển đến:
- Trường hợp hồ sơ không đầy đủ thì ghi cụ thể nội dung đề nghị bổ sung, hoàn chỉnh vào phiếu lưu chuyển hồ sơ. Trong thời hạn không quá 03 ngày UBND cấp huyện hoặc sở, ngành liên quan có trách nhiệm trả lại hồ sơ và thông báo cụ thể nội dung bằng văn bản để UBND cấp xã chịu trách nhiệm hoàn chỉnh hồ sơ.
- Trường hợp hồ sơ do UBND cấp huyện hoặc sở, ngành giải quyết chậm trễ hoặc có sai sót thì phải có văn bản gửi công dân nêu rõ lý do và phải chịu mọi chi phí (nếu có).
- Trường hợp hồ sơ đầy đủ thì giải quyết theo thẩm quyền.
Chương 5.
 
1. Phối hợp với các cấp, các ngành liên quan hướng dẫn thực hiện Quy định này, tham mưu đề xuất các cơ chế, chính sách cho các đơn vị tham gia thực hiện cơ chế một cửa liên thông.
2. Phối hợp các cấp, các ngành, Đài PTTH tỉnh, Báo Hà Tĩnh để thông tin tuyên truyền nội dung Quyết định số 93/2007/QĐ-TTg ngày 22/6/2007 của Thủ tướng Chính phủ;
3. Phối hợp với các ngành liên quan chuẩn bị nội dung, tài liệu. Tổ chức mở lớp tập huấn nghiệp vụ, cách giao tiếp cho khối huyện và các ngành liên quan.
4. Định kỳ hàng quí, hàng năm phối hợp kiểm tra việc triển khai thực hiện cơ chế một cửa liên thông của các đơn vị; tổng hợp tình hình, kết quả thực hiện báo cáo Chủ tịch UBND tỉnh và Chính phủ.
1. Hướng dẫn về chuyên môn nghiệp vụ các nội dung thuộc lĩnh vực một cửa liên thông cấp xã.
2. Bố trí công chức tại bộ phận tiếp nhận và chuyên môn của sở đảm bảo tiêu chuẩn; Tạo cơ chế và chỉ đạo các phòng chuyên môn tiếp nhận, giải quyết hồ sơ một cách kịp thời đúng qui định.
3. Hướng dẫn, kiểm tra về nghiệp vụ, xử lý các vướng mắc phát sinh trong quá trình thực hiện.
1. Tham gia hướng dẫn, kiểm tra về nghiệp vụ, xử lý các vướng mắc phát sinh trong quá trình thực hiện.
2. Phối hợp với Sở Tài chính, Cục thuế, Kho bạc nhà nước đề xuất phương án khi thực hiện nhiệm vụ thu các khoản phí và lệ phí, không để công dân đi lại nhiều lần, nhiều nơi.
1. Hướng dẫn các Chi cục thuế: Trong thời gian 03 ngày sau khi tiếp nhận hồ sơ từ UBND cấp huyện, tính đúng, đủ, thông báo nộp tiền sử dụng đất, các khoản thu khác đúng qui định hiện hành và chuyển trả hồ sơ cho UBND cấp huyện để thông báo cho người nộp thuế thực hiện nghĩa vụ tài chính;
2. Tổ chức tốt công tác tuyên truyền về các nghĩa vụ tài chính của người sử dụng đất; Hướng dẫn, kiểm tra về nghiệp vụ, xử lý các vướng mắc phát sinh trong quá trình thực hiện.
Phối hợp với các đơn vị có liên quan để chỉ đạo và đề xuất phương án khi thực hiện nhiệm vụ thu các khoản phí và lệ phí, không để công dân đi lại nhiều lần, nhiều nơi.
Phổ biến, tuyên truyền rộng rãi về chủ trương triển khai cơ chế một cửa liên thông tại UBND cấp xã để nhân dân được biết, thực hiện và giám sát.
1. Chỉ đạo các phòng chuyên môn, Chủ tịch UBND cấp xã thực hiện tốt cơ chế một cửa liên thông theo quy định.
2. Củng cố, sắp xếp điều kiện và phương tiện làm việc của bộ phận tiếp nhận và trả kết quả đáp ứng yêu cầu.
3. Bố trí công chức làm việc tại bộ phận tiếp nhận và chuyên môn đảm bảo tiêu chuẩn, có phẩm chất và năng lực, có kỹ năng giao tiếp, giải quyết công việc.
4. Phối hợp với các ngành liên quan xây dựng quy chế làm việc, cụ thể hóa qui trình tiếp nhận, chuyển hồ sơ, xử lý, trình ký và trả kết quả.
5. Phối hợp các cấp các ngành liên quan tổ chức mở lớp tập huấn nghiệp vụ, cách giao tiếp cho UBND cấp xã. Hướng dẫn, kiểm tra nghiệp vụ, xử lý các vướng mắc phát sinh trong quá trình thực hiện.
6. Định kỳ hàng quí, hàng năm kiểm tra việc thực hiện cơ chế một cửa liên thông của các đơn vị báo cáo Ban chỉ đạo CCHC tỉnh.
1. Củng cố, sắp xếp bộ phận tiếp nhận đáp ứng yêu cầu; xây dựng Quy chế làm việc của Bộ phận tiếp nhận cho phù hợp với thực tiễn của địa phương và qui định của luật pháp.
2. Bố trí công chức làm việc tại bộ phận tiếp nhận và chuyên môn bảo đảm tiêu chuẩn, có phẩm chất và năng lực, có kỹ năng giao tiếp, giải quyết công việc theo qui định.
3. Bố trí phòng làm việc của Bộ phận tiếp nhận nơi thuận tiện, có diện tích đáp ứng yêu cầu về độ thoáng, sạch sẽ, có chỗ ngồi cho công dân khi đến làm việc; trang bị các điều kiện cần thiết phục vụ cho việc thực hiện cơ chế một cửa liên thông.
4. Niêm yết công khai các qui định về quy trình, thủ tục hành chính, phí, lệ phí, thời gian giải quyết và các loại biểu mẫu theo qui định tại nơi tiếp nhận hồ sơ; niêm yết sơ đồ phòng làm việc; mở sổ và hòm thư góp ý; Công chức phải đeo thẻ chức danh khi làm việc.
5. Tổ chức các hình thức tuyên truyền rộng rãi cho nhân dân về chủ trương và việc triển khai thực hiện cơ chế một cửa liên thông để nhân dân được biết, thực hiện và giám sát.
Trong quá trình triển khai, nếu có khó khăn, vướng mắc đề nghị các cơ quan, đơn vị phản ánh về UBND tỉnh qua Sở Nội vụ để điều chỉnh, bổ sung cho phù hợp./.
 
Ghi chú
LuatVietnam.vn độc quyền cung cấp bản dịch chính thống Công báo tiếng Anh của Thông Tấn Xã Việt Nam.
Tình trạng hiệu lực: Đã biết
Nội dung văn bản đang được cập nhật, Quý khách vui lòng quay lại sau!

Để được giải đáp thắc mắc, vui lòng gọi

19006192

Theo dõi LuatVietnam trên YouTube

TẠI ĐÂY

văn bản cùng lĩnh vực

văn bản mới nhất

×
×
×
Vui lòng đợi