Quyết định 26/2009/QĐ-UBND của Ủy ban nhân dân tỉnh Kiên Giang về việc ban hành Quy trình giải quyết khiếu nại, tố cáo của các Cơ quan hành chính Nhà nước trên địa bàn tỉnh Kiên Giang

thuộc tính Quyết định 26/2009/QĐ-UBND

Quyết định 26/2009/QĐ-UBND của Ủy ban nhân dân tỉnh Kiên Giang về việc ban hành Quy trình giải quyết khiếu nại, tố cáo của các Cơ quan hành chính Nhà nước trên địa bàn tỉnh Kiên Giang
Cơ quan ban hành: Ủy ban nhân dân tỉnh Kiên Giang
Số công báo:
Đã biết

Vui lòng đăng nhập tài khoản gói Tiêu chuẩn hoặc Nâng cao để xem Số công báo. Nếu chưa có tài khoản Quý khách đăng ký tại đây!

Số hiệu:26/2009/QĐ-UBND
Ngày đăng công báo:Đang cập nhật
Loại văn bản:Quyết định
Người ký:Bùi Ngọc Sương
Ngày ban hành:21/09/2009
Ngày hết hiệu lực:
Đã biết

Vui lòng đăng nhập tài khoản gói Tiêu chuẩn hoặc Nâng cao để xem Ngày hết hiệu lực. Nếu chưa có tài khoản Quý khách đăng ký tại đây!

Áp dụng:
Đã biết

Vui lòng đăng nhập tài khoản để xem Ngày áp dụng. Nếu chưa có tài khoản Quý khách đăng ký tại đây!

Tình trạng hiệu lực:
Đã biết

Vui lòng đăng nhập tài khoản gói Tiêu chuẩn hoặc Nâng cao để xem Tình trạng hiệu lực. Nếu chưa có tài khoản Quý khách đăng ký tại đây!

Lĩnh vực: Hành chính
 
LuatVietnam.vn độc quyền cung cấp bản dịch chính thống Công báo tiếng Anh của Thông Tấn Xã Việt Nam.
Tình trạng hiệu lực: Đã biết
Hiệu lực: Đã biết
Tình trạng: Đã biết

ỦY BAN NHÂN DÂN
TỈNH KIÊN GIANG
--------
Số: 26/2009/QĐ-UBND
CỘNG HÒA XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM
Độc lập - Tự do - Hạnh phúc
----------------
Rạch Giá, ngày 21 tháng 9 năm 2009
 
 
--------------------------
ỦY BAN NHÂN DÂN TỈNH KIÊN GIANG
 
Căn cứ Luật Tổ chức Hội đồng nhân dân và Ủy ban nhân dân ngày 26 tháng 11 năm 2003;
Căn cứ Luật Ban hành văn bản quy phạm pháp luật của Hội đồng nhân dân, Ủy ban nhân dân ngày 03 tháng 12 năm 2004;
Căn cứ Luật Khiếu nại, tố cáo năm 1998; Luật sửa đổi, bổ sung một số điều của Luật Khiếu nại, tố cáo năm 2004 và năm 2005; Nghị định số 136/2006/NĐ-CP ngày 14 tháng 11 năm 2006 của Chính phủ quy định chi tiết và hướng dẫn thi hành một số điều của Luật Khiếu nại, tố cáo và các Luật sửa đổi, bổ sung một số điều của Luật Khiếu nại, tố cáo;
Căn cứ Luật Đất đai năm 2003;
Căn cứ Nghị định số 181/2004/NĐ-CP ngày 29 tháng 10 năm 2004 của Chính phủ về thi hành Luật Đất đai;
Theo đề nghị của Chánh Thanh tra tỉnh Kiên Giang tại Tờ trình số 29/TTr-TTr ngày 08 tháng 9 năm 2009,
 
QUYẾT ĐỊNH:
 
Quyết định này có hiệu lực sau 10 ngày kể từ ngày ký./.
 

TM. ỦY BAN NHÂN DÂN
CHỦ TỊCH




Bùi Ngọc Sương
 
 
QUY TRÌNH GIẢI QUYẾT KHIẾU NẠI, TỐ CÁO CỦA CÁC CƠ QUAN HÀNH CHÍNH NHÀ NƯỚC
(Ban hành kèm theo Quyết định số 26/2009/QĐ-UBND ngày 21 tháng 9 năm 2009 của Ủy ban nhân dân tỉnh Kiên Giang)
 
 
1. Phạm vi điều chỉnh
Quy định này quy định về thẩm quyền, trình tự các bước tiến hành giải quyết khiếu nại, tố cáo theo quy định của Luật Khiếu nại, tố cáo năm 1998 và Luật sửa đổi, bổ sung một số điều của Luật Khiếu nại, tố cáo năm 2004, 2005.
2. Đối tượng áp dụng
- Các loại đơn thư khiếu nại, tố cáo thuộc thẩm quyền của Thủ trưởng cơ quan hành chính các cấp được tiếp nhận từ công dân hoặc do các cơ quan dân cử, Ủy ban Mặt trận Tổ quốc Việt Nam, các tổ chức thành viên của Mặt trận và cơ quan báo chí chuyển đến.
- Chủ tịch Ủy ban nhân dân các cấp, Thủ trưởng các cơ quan, đơn vị, cán bộ, công chức có trách nhiệm tham mưu trong việc giải quyết đơn thư khiếu nại, tố cáo.
Chương II
 
Chủ tịch Ủy ban nhân dân xã, phường, thị trấn (gọi chung là cấp xã), Thủ trưởng cơ quan thuộc Ủy ban nhân cấp huyện, thị xã, thành phố có thẩm quyền giải quyết khiếu nại đối với quyết định hành chính, hành vi hành chính của mình, của cán bộ, công chức do mình trực tiếp quản lý.
1. Chủ tịch Ủy ban nhân dân huyện, thị xã, thành phố (gọi chung là cấp huyện) có thẩm quyền giải quyết khiếu nại đối với quyết định hành chính, hành vi hành chính của mình; giải quyết khiếu nại mà Chủ tịch Ủy ban nhân dân cấp xã, Thủ trưởng cơ quan thuộc Ủy ban nhân dân cấp huyện đã giải quyết nhưng còn khiếu nại.
2. Giám đốc sở và cấp tương đương thuộc Ủy ban nhân dân tỉnh có thẩm quyền giải quyết khiếu nại quyết định hành chính, hành vi hành chính của mình, của cán bộ, công chức do mình trực tiếp quản lý; giải quyết khiếu nại mà Thủ trưởng cơ quan thuộc sở đã giải quyết nhưng còn khiếu nại.
1. Giải quyết khiếu nại đối với quyết định hành chính, hành vi hành chính của mình;
2. Giải quyết khiếu nại mà Chủ tịch Ủy ban nhân dân cấp huyện đã giải quyết lần đầu nhưng còn khiếu nại;
3. Giải quyết khiếu nại mà Giám đốc sở và cấp tương đương đã giải quyết lần đầu nhưng còn khiếu nại mà nội dung thuộc phạm vi quản lý của Ủy ban nhân dân tỉnh.
Chương III
 
Trong thời hạn 10 ngày, kể từ ngày nhận được đơn thuộc thẩm quyền, người có thẩm quyền giải quyết khiếu nại phải ban hành thông báo thụ lý đơn gửi cho người khiếu nại biết.
Thông báo thụ lý để giải quyết khiếu nại theo mẫu văn bản được quy định tại Quyết định số 1131/2008/QĐ-TTCP ngày 18/6/2008 của Tổng Thanh tra Chính phủ:
Mẫu số 35, nếu đơn do cơ quan, tổ chức có thẩm quyền chuyển đến;
Mẫu số 37, nếu đơn do người khiếu nại gửi trực tiếp.
1. Cơ quan tham mưu giải quyết khiếu nại ở cấp huyện.
Đối với khiếu nại quyết định hành chính, hành vi hành chính thuộc thẩm quyền giải quyết của Chủ tịch Ủy ban nhân dân cấp huyện, được giao cho Thủ trưởng cơ quan chuyên môn (cơ quan có chức năng quản lý lĩnh vực liên quan đến quyết định hành chính bị khiếu nại) thuộc Ủy ban nhân dân cấp huyện thẩm tra, xác minh, kết luận, kiến nghị việc giải quyết.
Đối với khiếu nại mà Chủ tịch Ủy ban nhân dân cấp xã đã giải quyết hoặc Thủ trưởng cơ quan chuyên môn của Ủy ban nhân cấp huyện đã giải quyết nhưng còn khiếu nại, Chánh Thanh tra huyện, thị xã, thành phố có trách nhiệm tiến hành xác minh, kết luận và kiến nghị việc giải quyết.
2. Chánh Thanh tra sở tiến hành xác minh, kết luận và kiến nghị việc giải quyết khiếu nại thuộc thẩm quyền giải quyết của Giám đốc sở và cấp tương đương.
3. Giám đốc các sở, Thủ trưởng cơ quan thuộc Ủy ban nhân dân tỉnh xem xét, tham mưu đề xuất Chủ tịch Ủy ban nhân dân tỉnh giải quyết khiếu nại theo chức năng, nhiệm vụ, quyền hạn quản lý nhà nước được giao và lĩnh vực được Chủ tịch Ủy ban nhân dân tỉnh phân công.
4. Chánh Thanh tra tỉnh xem xét tham mưu, đề xuất Chủ tịch Ủy ban nhân dân tỉnh giải quyết khiếu nại lần đầu đối với quyết định hành chính, hành vi hành chính của Ủy ban nhân dân tỉnh bị khiếu nại; giải quyết lần hai đối với các khiếu nại đã được Chủ tịch Ủy ban nhân dân huyện, thị xã, thành phố, Thủ trưởng các sở, ngành giải quyết lần đầu nhưng còn khiếu nại; chủ trì tham mưu giải quyết các vụ khiếu nại có liên quan đến nhiều ngành, huyện, thị xã, thành phố và theo sự phân công của Chủ tịch Ủy ban nhân dân tỉnh.
Thủ trưởng cơ quan tham mưu giải quyết khiếu nại phải ban hành quyết định thẩm tra, xác minh nội dung khiếu nại.
Quyết định tiến hành thẩm tra, xác minh thực hiện theo Mẫu số 39, ban hành kèm theo Quyết định số 1131/2008/QĐ-TTCP ngày 18/6/2008 của Tổng Thanh tra Chính phủ.
1. Nghiên cứu hồ sơ khiếu nại: nắm chắc khiếu nại bao nhiêu nội dung, nội dung nào là mấu chốt, các tài liệu người khiếu nại đã cung cấp; hồ sơ có liên quan đến quyết định hành chính, hành vi hành chính bị khiếu nại, các văn bản đã giải quyết (nếu vụ việc trước đây đã có quyết định giải quyết).
2. Xây dựng kế hoạch thẩm tra xác minh với yêu cầu, nội dung và phương pháp tiến hành xác minh.
- Yêu cầu: phải thu thập đầy đủ tài liệu, chứng cứ từ các nguồn đảm bảo chính xác, trung thực, khách quan và có giá trị pháp lý để chứng minh làm rõ những nội dung có liên quan đến việc khiếu nại và giải quyết khiếu nại.
- Nội dung thẩm tra xác minh: làm rõ tình tiết về nội dung có liên quan đến quyết định hành chính, hành vi hành chính bị khiếu nại; các căn cứ để ban hành quyết định hành chính; căn cứ giải quyết khiếu nại… để kết luận về nội dung khiếu nại; quyết định hành chính, hành vi hành chính bị khiếu nại; quyết định giải quyết khiếu nại trước đó là đúng, đúng một phần, hoặc sai hoàn toàn.
- Phương pháp tiến hành: cán bộ được phân công thẩm tra xác minh phải trực tiếp làm việc với người khiếu nại, người bị khiếu nại, người có liên quan hoặc người hiểu biết sự việc (phải được thẩm định lại, đảm bảo độ chính xác, khách quan thì mới sử dụng làm chứng cứ để kết luận); trưng cầu các cơ quan có chức năng thẩm định, đo vẽ hiện trạng nhà, đất (nếu khiếu nại có liên quan đến nhà, đất), giám định về tài chính, tài sản; phải kiểm tra đối chiếu làm rõ các nguồn tài liệu, thông tin liên quan nội dung khiếu nại xem có gì mâu thuẫn.
3. Việc thẩm tra xác minh, phải được tiến hành trong giờ hành chính, khi làm việc với người khiếu nại, người bị khiếu nại và người hiểu biết sự việc phải có từ 02 người trở lên.
4. Kết thúc việc xác minh, tổng hợp báo cáo kết quả xác minh, kết luận, kiến nghị việc giải quyết để thông qua Thủ trưởng đơn vị quản lý trực tiếp góp ý, sau đó hoàn chỉnh kết luận, trình người có thẩm quyền xem xét, giải quyết.
5. Báo cáo kết quả xác minh, thực hiện đúng theo Mẫu số 42, ban hành kèm theo Quyết định số 1131/2008/QĐ-TTCP ngày 18/6/2008 của Tổng Thanh tra Chính phủ.
1. Hồ sơ giải quyết khiếu nại gồm có:
- Đơn khiếu nại;
- Quyết định hành chính bị khiếu nại;
- Các văn bản có liên quan đến quyết định hành chính, hành vi hành chính bị khiếu nại;
- Biên bản làm việc với người khiếu nại, người bị khiếu nại, nhân chứng, người có liên quan, trưng cầu giám định (nếu có);
- Biên bản xác minh hiện trạng, bản vẽ hiện trạng (đối với hồ sơ khiếu nại lên quan đến nhà, đất);
- Văn bản kết luận giám định về tài chính, tài sản, tài liệu, chữ viết, chữ ký của cơ quan có chức năng giám định;
- Biên bản gặp gỡ, đối thoại của người có thẩm quyền giải quyết lần đầu (phải được thực hiện với hình thức bắt buộc); biên bản gặp gỡ, đối thoại của người có thẩm quyền giải quyết lần hai (thực hiện khi thấy cần thiết hoặc vụ việc giải quyết là vụ khiếu nại đông người, phức tạp);
- Các tài liệu khác đã thu thập liên quan đến nội dung khiếu nại;
- Báo cáo xác minh phải có ký tên, đóng dấu của Thủ trưởng cơ quan, đơn vị tham mưu việc giải quyết.
2. Quyết định giải quyết khiếu nại:
- Thủ trưởng cơ quan chuyên môn được giao xác minh có trách nhiệm trình kết luận vụ việc và kiến nghị với người có thẩm quyền xem xét, giải quyết;
- Sau khi người có thẩm quyền đã kết luận, giải quyết tại cuộc họp do Tổ tư vấn triệu tập; trong thời hạn 03 ngày làm việc cán bộ, thanh tra viên thụ lý phải dự thảo quyết định giải quyết, thông qua Thủ trưởng cơ quan, đơn vị duyệt, ký nháy và chuyển đến người có thẩm quyền ký ban hành;
- Dự thảo quyết định giải quyết khiếu nại, phải đúng Mẫu số 43 đối với quyết định giải quyết lần đầu; Mẫu số 44 đối với quyết định giải quyết lần hai, được quy định tại Quyết định số 1131/2008/QĐ-TTCP ngày 18/6/2008 của Tổng Thanh tra Chính phủ;
- Chậm nhất 05 ngày kể từ ngày có quyết định giải quyết khiếu nại, cán bộ, thanh tra viên thụ lý vụ việc phải mời đương sự để công bố quyết định, giải thích cho người khiếu nại, người bị khiếu nại và những người có quyền lợi liên quan biết về kết quả giải quyết. Khi triển khai công bố quyết định phải lập biên bản để lưu hồ sơ.
Tùy theo tính chất của vụ việc khiếu nại để quyết định thời gian, nhưng thời hạn xác minh, hoàn thành báo cáo kết quả xác minh một vụ việc khiếu nại không quá 05 ngày làm việc; trường hợp vụ việc phức tạp không quá 20 ngày làm việc (thời gian thụ lý này không kể thời gian trưng cầu giám định kỹ thuật, tham khảo ý kiến của các ngành chức năng). Nếu vụ việc phức tạp phải tiến hành thanh tra, thì thời gian hoàn thành, báo cáo vụ việc với người có thẩm quyền giải quyết theo quy định của Luật Thanh tra.
- Hồ sơ giải quyết khiếu nại phải được liệt kê danh mục, đánh số trang theo thứ tự và được lưu giữ theo quy định của pháp luật về lưu trữ.
- Trường hợp người khiếu nại tiếp tục khiếu nại lên cơ quan hành chính cấp trên hoặc khởi kiện vụ án hành chính tại Tòa án thì cơ quan tham mưu phải sao y toàn bộ hồ sơ cho cơ quan thụ lý tiếp theo khi có yêu cầu; đồng thời phải lưu trữ hồ sơ để theo dõi.
Chương IV
 
1. Quy định chung.
a) Tố cáo hành vi vi phạm pháp luật mà người bị tố cáo thuộc thẩm quyền quản lý của cơ quan nào thì cơ quan đó có trách nhiệm giải quyết.
b) Tố cáo hành vi vi phạm quy định về nhiệm vụ, công vụ của người thuộc cơ quan nào thì người đứng đầu cơ quan đó có trách nhiệm giải quyết.
- Tố cáo hành vi vi phạm quy định về nhiệm vụ, công vụ của người đứng đầu, cấp phó của người đứng đầu cơ quan nào thì người đứng đầu cơ quan cấp trên trực tiếp của cơ quan đó có trách nhiệm giải quyết;
- Tố cáo hành vi vi phạm pháp luật mà nội dung liên quan đến chức năng quản lý nhà nước của cơ quan nào thì cơ quan đó có trách nhiệm giải quyết.
c) Tố cáo hành vi phạm tội do các cơ quan tiến hành tố tụng giải quyết theo quy định của pháp luật về tố tụng hình sự.
2. Thẩm quyền giải quyết tố cáo.
a) Chủ tịch Ủy ban nhân dân cấp xã có thẩm quyền giải quyết tố cáo hành vi vi phạm pháp luật của người do cơ quan mình quản lý trực tiếp.
b) Chủ tịch Ủy ban nhân dân cấp huyện có thẩm quyền giải quyết tố cáo hành vi vi phạm pháp luật của Chủ tịch, Phó Chủ tịch Ủy ban nhân dân cấp xã, trưởng, phó phòng, ban thuộc Ủy ban nhân dân cấp huyện và những người khác do mình bổ nhiệm và quản lý trực tiếp.
c) Giám đốc sở có thẩm quyền giải quyết tố cáo hành vi vi phạm pháp luật của trưởng, phó phòng thuộc sở và những người khác do mình bổ nhiệm và quản lý trực tiếp.
d) Chánh Thanh tra cấp huyện có thẩm quyền:
Xác minh, kết luận về nội dung tố cáo, kiến nghị biện pháp xử lý tố cáo thuộc thẩm quyền của Chủ tịch Ủy ban nhân dân cấp huyện khi được giao;
Xem xét, kết luận nội dung tố cáo mà Chủ tịch Ủy ban nhân dân cấp xã đã giải quyết nhưng có vi phạm pháp luật; trong trường hợp kết luận việc giải quyết có vi phạm pháp luật thì kiến nghị người đã giải quyết xem xét, giải quyết lại.
e) Chánh Thanh tra sở có thẩm quyền:
Xác minh, kết luận nội dung tố cáo, kiến nghị biện pháp xử lý tố cáo thuộc thẩm quyền giải quyết của Giám đốc sở khi được giao;
Xem xét, kết luận nội dung tố cáo mà Thủ trưởng cơ quan thuộc sở đã giải quyết nhưng có vi phạm pháp luật; trong trường hợp kết luận việc giải quyết có vi phạm pháp luật thì kiến nghị người đã giải quyết xem xét, giải quyết lại.
f) Chánh Thanh tra tỉnh có thẩm quyền:
Xác minh, kết luận về nội dung tố cáo, kiến nghị biện pháp xử lý tố cáo thuộc thẩm quyền giải quyết của Chủ tịch Ủy ban nhân dân tỉnh khi được giao;
Xem xét, kết luận về nội dung tố cáo mà Chủ tịch Ủy ban nhân dân cấp huyện, Giám đốc sở đã giải quyết nhưng có vi phạm pháp luật; trong trường hợp kết luận việc giải quyết có vi phạm pháp luật thì kiến nghị người đã giải quyết xem xét, giải quyết lại.
Phân loại và xử lý đơn.
- Đơn tố cáo không thuộc thẩm quyền giải quyết của cấp mình thì vào sổ và lập thủ tục chuyển đơn đến cơ quan có thẩm quyền giải quyết;
- Đơn tố cáo không ghi rõ họ tên, địa chỉ; mạo tên, đơn không có chữ ký trực tiếp mà sao chụp chữ ký hoặc nội dung tố cáo đã được cấp có thẩm quyền xem xét, kết luận nay tố cáo lại nhưng không có tình tiết, chứng cứ mới thì không xem xét giải quyết;
- Đơn có nội dung tố cáo hành vi phạm tội thì chuyển cho cơ quan điều tra, Viện Kiểm sát nhân dân xử lý theo quy định tại Điều 71 của Luật Khiếu nại, tố cáo.
Trường hợp người tố cáo trình bày trực tiếp thì cán bộ thụ lý đơn phải ghi rõ nội dung tố cáo, họ tên, địa chỉ người tố cáo. Bản ghi nội dung tố cáo phải đọc lại cho người tố cáo nghe và ký xác nhận.
1. Thụ lý tố cáo
a) Tố cáo thuộc thẩm quyền giải quyết và đủ điều kiện thụ lý theo quy định của Luật Khiếu nại, tố cáo, người giải quyết tố cáo phải thụ lý trong thời hạn quy định, đồng thời thông báo cho người tố cáo biết về thời điểm thụ lý tố cáo và nội dung tố cáo đã được thụ lý.
b) Thông báo thụ lý theo Mẫu số 50, ban hành kèm theo Quyết định số 1131/2008/QĐ-TTCP ngày 18/6/2008 của Tổng Thanh tra Chính phủ.
2. Ban hành quyết định về việc kiểm tra, xác minh tố cáo
a) Người giải quyết tố cáo phải ban hành quyết định về việc kiểm tra, xác minh tố cáo (sau đây gọi là quyết định xác minh tố cáo); thành lập đoàn hoặc tổ xác minh tố cáo có từ 02 người trở lên để thực hiện việc kiểm tra, xác minh nội dung tố cáo (sau đây gọi là tổ xác minh). Quyết định xác minh tố cáo phải ghi rõ họ tên, chức vụ của những người trong tổ xác minh (sau đây gọi chung là người xác minh tố cáo), nội dung cần xác minh, thời gian tiến hành xác minh, quyền hạn, trách nhiệm của tổ xác minh.
b) Trường hợp cần thiết, người giải quyết tố cáo giao nhiệm vụ cho Thủ trưởng cơ quan Thanh tra Nhà nước thuộc thẩm quyền quản lý trực tiếp của mình ban hành quyết định xác minh tố cáo theo quy định tại khoản 1 Điều này và ủy quyền cho Thủ trưởng cơ quan Thanh tra đó thực hiện các quyền của người giải quyết tố cáo theo quy định tại Luật Khiếu nại, tố cáo để tiến hành kiểm tra, xác minh, kết luận nội dung tố cáo.
c) Trước khi ban hành quyết định xác minh tố cáo, người quyết định xác minh tố cáo phải tổ chức, chỉ đạo việc nghiên cứu nội dung tố cáo, trường hợp cần thiết thì tổ chức làm việc với người tố cáo để làm rõ nội dung tố cáo và các vấn đề khác có liên quan.
d) Quyết định về việc xác minh theo Mẫu số 51, ban hành kèm theo Quyết định số 1131/2008/QĐ-TTCP ngày 18/6/2008 của Tổng Thanh tra Chính phủ.
3. Xây dựng kế hoạch xác minh, đề cương yêu cầu người bị tố cáo giải trình
a) Tổ trưởng tổ xác minh có trách nhiệm xây dựng kế hoạch xác minh tố cáo trình người ra quyết định xác minh tố cáo phê duyệt trước khi tiến hành xác minh tố cáo.
b) Tổ trưởng tổ xác minh xây dựng đề cương cho người bị tố cáo và người có liên quan giải trình.
1. Giao quyết định xác minh tố cáo cho người bị tố cáo
a) Người ra quyết định xác minh tố cáo hoặc tổ trưởng tổ xác minh có trách nhiệm giao quyết định xác minh tố cáo cho người bị tố cáo chậm nhất 15 ngày kể từ ngày ban hành quyết định xác minh tố cáo. Trường hợp người bị tố cáo là cơ quan, tổ chức thì phải giao quyết định xác minh tố cáo cho người đứng đầu hoặc người đại diện hợp pháp của cơ quan, tổ chức đó.
b) Khi công bố quyết định xác minh tố cáo, người công bố quyết định đọc toàn văn quyết định xác minh tố cáo, nêu rõ quyền và nghĩa vụ của người bị tố cáo; giao quyết định xác minh tố cáo, thông báo cho người bị tố cáo lịch làm việc và những công việc khác có liên quan (nếu có). Việc giao quyết định xác minh tố cáo phải lập thành biên bản có chữ ký của người giao và người nhận quyết định.
2. Yêu cầu người bị tố cáo giải trình và cung cấp thông tin, tài liệu, chứng cứ
Tổ trưởng tổ xác minh yêu cầu người bị tố cáo giải trình bằng văn bản về những nội dung bị tố cáo và cung cấp thông tin, tài liệu, chứng cứ liên quan đến nội dung tố cáo. Trên cơ sở nghiên cứu, phân tích hồ sơ hiện có, người xác minh tố cáo đặt ra những câu hỏi cụ thể để yêu cầu người bị tố cáo giải trình và cung cấp tài liệu, chứng cứ.
3. Yêu cầu người tố cáo, cơ quan, tổ chức, cá nhân có liên quan cung cấp thông tin, tài liệu, chứng cứ liên quan đến nội dung tố cáo
a) Việc yêu cầu người tố cáo, cơ quan, tổ chức cá nhân liên quan cung cấp thông tin, tài liệu, chứng cứ liên quan đến nội dung tố cáo thực hiện bằng văn bản của người ra quyết định xác minh tố cáo.
1b) Trường hợp cần thiết, người ra quyết định xác minh tố cáo có văn bản hoặc giấy giới thiệu cử tổ xác minh đến làm việc với người tố cáo, cơ quan, tổ chức, cá nhân có liên quan trực tiếp yêu cầu cung cấp thông tin, tài liệu, chứng cứ liên quan đến nội dung tố cáo. Trong trường hợp này, các nội dung yêu cầu cung cấp phải lập thành biên bản, có chữ ký của tổ trưởng tổ xác minh và xác nhận của cá nhân, tổ chức được yêu cầu cung cấp.
4. Làm việc trực tiếp với người tố cáo
a) Người xác minh tố cáo phải làm việc trực tiếp với người tố cáo, trừ những trường hợp không thể tổ chức làm việc với người tố cáo do trở ngại khách quan hoặc theo yêu cầu của người tố cáo hoặc để bảo vệ người tố cáo.
b) Nội dung làm việc với người tố cáo được lập thành biên bản. Biên bản phải được người tố cáo và người xác minh tố cáo ký xác nhận.
5. Làm việc trực tiếp với người bị tố cáo
a) Người xác minh tố cáo phải làm việc trực tiếp với người bị tố cáo. Khi làm việc trực tiếp với người bị tố cáo, người xác minh tố cáo yêu cầu người bị tố cáo giải thích cụ thể các vấn đề mà văn bản giải trình của người bị tố cáo thể hiện chưa rõ hoặc chưa đầy đủ theo yêu cầu của người ra quyết định xác minh tố cáo.
b) Nội dung làm việc với người bị tố cáo được lập thành biên bản có chữ ký xác nhận của người bị tố cáo và người xác minh tố cáo. Biên bản lập thành hai bản, một bản giao cho người bị tố cáo, một bản lưu trong hồ sơ giải quyết vụ việc.
6. Thu thập, xử lý thông tin, tài liệu, chứng cứ liên quan đến việc tố cáo
Người xác minh tố cáo phải thu thập thông tin, tài liệu, chứng cứ có liên quan đến nội dung tố cáo và yêu cầu của việc giải quyết tố cáo. Việc thu thập thông tin, tài liệu, chứng cứ phải bám sát nội dung tố cáo, kế hoạch xác minh tố cáo. Khi tiếp nhận các tài liệu, chứng cứ của người tố cáo, người bị tố cáo, cơ quan, tổ chức, cá nhân liên quan phải lập giấy biên nhận.
7. Xác minh thực tế
a) Trong trường hợp cần thiết, người xác minh tố cáo tiến hành xác minh trực tiếp tại nơi xảy ra hành vi vi phạm hoặc nơi có chứa đựng các chứng cứ cần phải thu thập hoặc kiểm tra, xác định tính chính xác.
b) Việc xác minh thực tế phải lập thành biên bản ghi đầy đủ kết quả xác minh, ý kiến của những người tham gia xác minh (nếu có), có chữ ký của những người tham gia.
8. Trưng cầu giám định
a) Trường hợp người ra quyết định xác minh tố cáo, người xác minh tố cáo không đủ các điều kiện để kết luận về mức độ thiệt hại do hành vi vi phạm pháp luật gây ra; tính hợp pháp, chính xác của những tài liệu, chứng cứ do người tố cáo, người bị tố cáo cung cấp hoặc các tài liệu, chứng cứ, sự việc khác có ảnh hưởng đến việc kết luận, giải quyết tố cáo phải trưng cầu cơ quan có thẩm quyền giám định về những nội dung đó.
b) Việc trưng cầu giám định phải thực hiện bằng văn bản của người ra quyết định xác minh tố cáo. Văn bản trưng cầu giám định phải nêu rõ tên cơ quan, tổ chức, cá nhân được trưng cầu giám định; tên tài liệu, chứng cứ cần giám định; nội dung yêu cầu giám định đối với từng tài liệu, chứng cứ, thời hạn đề nghị có kết luận giám định.
9. Đối chất
a) Trong trường hợp cần thiết, người ra quyết định xác minh tố cáo quyết định tổ chức đối chất giữa các bên có liên quan khi phát hiện có những mâu thuẫn trong các thông tin, tài liệu, chứng cứ có ý nghĩa quan trọng đối với việc kết luận nội dung tố cáo. Việc đối chất giữa người tố cáo với người bị tố cáo hoặc giữa người tố cáo với các cá nhân khác chỉ thực hiện khi được người tố cáo đồng ý.
b) Việc tiến hành đối chất phải được thực hiện ở trụ sở của người ra quyết định xác minh tố cáo hoặc trụ sở cơ quan nhà nước khác không phải là thành phần tham gia đối chất.
10. Gia hạn thời gian xác minh tố cáo
Việc gia hạn thời gian xác minh tố cáo do người ra quyết định xác minh tố cáo quyết định trên cơ sở đề nghị của tổ trưởng tổ xác minh. Tổng thời gian xác minh tố cáo, thời gian gia hạn xác minh tố cáo và thời gian xem xét để quyết định xử lý tố cáo không được vượt quá 90 ngày làm việc, kể từ ngày thụ lý tố cáo.
11. Báo cáo tiến độ xác minh tố cáo
a) Tổ trưởng xác minh có trách nhiệm báo cáo định kỳ bằng văn bản với người ra quyết định xác minh tố cáo về tiến độ xác minh tố cáo.
b) Thời điểm báo cáo tiến độ định kỳ thực hiện theo kế hoạch xác minh được duyệt. Trường hợp kế hoạch không nêu cụ thể thời điểm báo cáo tiến độ thì thực hiện việc báo cáo tiến độ khi đã hết một nửa thời gian xác minh tố cáo quy định trong quyết định xác minh tố cáo mà việc xác minh tố cáo chưa kết thúc.
12. Báo cáo kết quả xác minh tố cáo
a) Khi kết thúc xác minh tố cáo, tổ trưởng tổ xác minh phải có báo cáo bằng văn bản với người ra quyết định xác minh tố cáo. Văn bản báo cáo phải được tất cả các thành viên trong tổ xác minh thảo luận, đóng góp ý kiến.
b) Báo cáo kết quả xác minh tố cáo thực hiện theo Mẫu số 52, ban hành kèm theo Quyết định số 1131/2008/QĐ-TTCP ngày 18/6/2008 của Tổng Thanh tra Chính phủ.
1. Thông báo dự thảo kết luận nội dung tố cáo
a) Trước khi ban hành kết luận nội dung tố cáo, người giải quyết xác minh tố cáo tổ chức việc thông báo dự thảo kết luận nội dung tố cáo với người bị tố cáo. Trường hợp cần thiết thì tổ chức thông báo dự thảo kết luận với các cơ quan, tổ chức, cá nhân liên quan. Hình thức thông báo dự thảo kết luận là thông báo trực tiếp tại buổi làm việc, không gửi văn bản dự thảo.
b) Việc thông báo dự thảo kết luận phải lập thành biên bản, ghi nhận đầy đủ ý kiến của những người được thông báo dự thảo kết luận, có chữ ký xác nhận của người chủ trì buổi thông báo và người được thông báo dự thảo kết luận.
2. Kết luận nội dung tố cáo
a) Căn cứ nội dung tố cáo, báo cáo kết quả xác minh tố cáo, biên bản công bố dự thảo kết luận nội dung tố cáo, đối chiếu với các quy định của pháp luật có liên quan, người ra quyết định xác minh tố cáo ban hành văn bản kết luận nội dung tố cáo.
b) Văn bản kết luận nội dung tố cáo phải thực hiện theo Mẫu số 24, ban hành kèm theo Quyết định số 1131/2008/QĐ-TTCP ngày 18/6/2008 của Tổng Thanh tra Chính phủ.
3. Xử lý kết luận nội dung tố cáo
a) Ngay sau khi có kết luận nội dung tố cáo, người giải quyết tố cáo phải căn cứ kết quả xác minh, kết luận nội dung tố cáo để xử lý như sau:
- Trường hợp đã có kết luận về tiền, tài sản của Nhà nước, tập thể bị người tố cáo hoặc các cơ quan, tổ chức, đơn vị, cá nhân khác thuộc quyền quản lý của người giải quyết tố cáo chiếm đoạt hoặc gây thất thoát thì phải ban hành quyết định thu hồi số tiền, tài sản đó;
- Trường hợp đã có kết luận về hành vi vi phạm pháp luật, vi phạm các quy định về nhiệm vụ, công vụ thuộc thẩm quyền xử lý của người giải quyết tố cáo thì tiến hành các thủ tục theo quy định để ban hành quyết định về việc xử lý kỷ luật, xử phạt hành chính, quyết định áp dụng các biện pháp xử lý khác đối với hành vi vi phạm theo quy định của pháp luật;
- Trường hợp đã có kết luận về hành vi vi phạm pháp luật, vi phạm các quy định về nhiệm vụ, công vụ mà người vi phạm không thuộc thẩm quyền xử lý của người giải quyết tố cáo thì người giải quyết tố cáo xử lý như sau:
+ Đối với vi phạm thuộc thẩm quyền xử lý của các cơ quan, đơn vị, cá nhân thuộc thẩm quyền quản lý của người giải quyết tố cáo thì ban hành quyết định giao nhiệm vụ xử lý vi phạm. Quyết định giao nhiệm vụ phải quy định cụ thể hành vi vi phạm và đối tượng vi phạm phải xử lý; thời hạn hoàn thành việc xử lý, trách nhiệm của cơ quan, tổ chức, cá nhân trong việc kiểm tra, đôn đốc, báo cáo kết quả thực hiện;
+ Đối với hành vi có dấu hiệu phạm tội thì có văn bản chuyển hồ sơ cho cơ quan điều tra hoặc chuyển cho Viện Kiểm sát nếu vụ việc liên quan đến cơ quan điều tra;
+ Đối với những vi phạm khác thuộc thẩm quyền xử lý của các cơ quan, đơn vị, cá nhân không thuộc phạm vi quản lý của người giải quyết tố cáo thì ban hành văn bản kiến nghị cơ quan, tổ chức, cá nhân đó xử lý vi phạm.
b) Trong quyết định của người giải quyết tố cáo phải quy định cụ thể thời gian hoàn thành các nội dung xử lý tố cáo, trách nhiệm của cơ quan, tổ chức, cá nhân có liên quan trong việc tổ chức thực hiện kiểm tra, đôn đốc, báo cáo kết quả thực hiện.
4. Thông báo về kết luận và kết quả xử lý tố cáo
a) Sau khi xử lý kết luận nội dung tố cáo, người giải quyết tố cáo phải thông báo nội dung kết luận và quyết định xử lý tố cáo cho người bị tố cáo và cơ quan quản lý người bị tố cáo.
b) Việc thông báo thực hiện bằng hình thức gửi văn bản kết luận nội dung tố cáo và các quyết định, văn bản xử lý tố cáo. Trường hợp trong các văn bản nêu trên có nội dung bí mật thuộc bí mật nhà nước hoặc các thông tin có hại cho người tố cáo thì phải trích văn bản, loại bỏ những thông tin đó trước khi gửi cho người bị tố cáo và cơ quan quản lý người bị tố cáo.
c) Trường hợp người tố cáo có yêu cầu về việc thông báo kết quả giải quyết tố cáo thì người giải quyết tố cáo thông báo cho người tố cáo. Thông báo theo Mẫu số 53, ban hành kèm theo Quyết định số 1131/2008/QĐ-TTCP ngày 18/6/2008 của Tổng Thanh tra Chính phủ.
5. Quản lý hồ sơ giải quyết tố cáo
Tổ trưởng tổ xác minh có trách nhiệm tổ chức thực hiện việc lập và quản lý hồ sơ giải quyết tố cáo theo quy định tại Quyết định số 2278/QĐ-TTCP ngày 24/10/2007 của Tổng Thanh tra Chính phủ về lập, quản lý, lưu trữ hồ sơ thanh tra, giải quyết khiếu nại, tố cáo.
Chương V
 
Chủ tịch Ủy ban nhân dân cấp xã, Chủ tịch Ủy ban nhân dân cấp huyện, Chánh Thanh tra tỉnh, Giám đốc các sở, Thủ trưởng các ngành cấp tỉnh trong phạm vi chức năng, nhiệm vụ của mình có trách nhiệm tổ chức triển khai thực hiện những nội dung của Quy định này.
Quá trình thực hiện, nếu có vướng mắc hoặc có vấn đề phát sinh, thì Thủ trưởng các cơ quan, tổ chức, cá nhân phản ánh về Ủy ban nhân dân tỉnh (qua Thanh tra tỉnh) xem xét sửa đổi, bổ sung cho phù hợp./.
 

Để được hỗ trợ dịch thuật văn bản này, Quý khách vui lòng nhấp vào nút dưới đây:

*Lưu ý: Chỉ hỗ trợ dịch thuật cho tài khoản gói Tiếng Anh hoặc Nâng cao

Lược đồ

Vui lòng Đăng nhập tài khoản gói Tiêu chuẩn hoặc Nâng cao để xem Lược đồ.

Chưa có tài khoản? Đăng ký tại đây

Văn bản đã hết hiệu lực. Quý khách vui lòng tham khảo Văn bản thay thế tại mục Hiệu lực và Lược đồ.
* Lưu ý: Để đọc được văn bản tải trên Luatvietnam.vn, bạn cần cài phần mềm đọc file DOC, DOCX và phần mềm đọc file PDF.

Để được giải đáp thắc mắc, vui lòng gọi

19006192

Theo dõi LuatVietnam trên

TẠI ĐÂY

văn bản cùng lĩnh vực
văn bản mới nhất

Kế hoạch 161/KH-UBND của Ủy ban nhân dân tỉnh Nam Định triển khai thực hiện Nghị quyết 130/2024/NQ-HĐND ngày 10/12/2024 của Hội đồng nhân dân tỉnh quy định khu vực thuộc nội thành của thành phố, thị trấn, khu dân cư không được phép chăn nuôi; vùng nuôi chim yến; chính sách hỗ trợ khi di dời cơ sở chăn nuôi ra khỏi khu vực không được phép chăn nuôi trên địa bàn tỉnh Nam Định

Chính sách, Nông nghiệp-Lâm nghiệp