Cảm ơn quý khách đã gửi báo lỗi.
Quyết định 21/2018/QĐ-UBND Hải Phòng Quy chế tổ chức và hoạt động của thôn, tổ dân phố
- Thuộc tính
- Nội dung
- VB gốc
- Tiếng Anh
- Hiệu lực
- VB liên quan
- Lược đồ
- Nội dung MIX
- Tổng hợp lại tất cả các quy định pháp luật còn hiệu lực áp dụng từ văn bản gốc và các văn bản sửa đổi, bổ sung, đính chính…
- Khách hàng chỉ cần xem Nội dung MIX, có thể nắm bắt toàn bộ quy định pháp luật hiện hành còn áp dụng, cho dù văn bản gốc đã qua nhiều lần chỉnh sửa, bổ sung.
- Tải về
Đây là tiện ích dành cho thành viên đăng ký phần mềm.
Quý khách vui lòng Đăng nhập tài khoản LuatVietnam và đăng ký sử dụng Phần mềm tra cứu văn bản.
- Báo lỗi
- Gửi liên kết tới Email
- In tài liệu
- Chia sẻ:
- Chế độ xem: Sáng | Tối
- Thay đổi cỡ chữ:17
- Chú thích màu chỉ dẫn
thuộc tính Quyết định 21/2018/QĐ-UBND
Cơ quan ban hành: | Ủy ban nhân dân Thành phố Hải Phòng | Số công báo: | Đang cập nhật |
Số hiệu: | 21/2018/QĐ-UBND | Ngày đăng công báo: | Đang cập nhật |
Loại văn bản: | Quyết định | Người ký: | Nguyễn Văn Tùng |
Ngày ban hành: | 10/08/2018 | Ngày hết hiệu lực: | Đang cập nhật |
Áp dụng: | Tình trạng hiệu lực: | Đã biết Vui lòng đăng nhập tài khoản gói Tiêu chuẩn hoặc Nâng cao để xem Tình trạng hiệu lực. Nếu chưa có tài khoản Quý khách đăng ký tại đây! | |
Lĩnh vực: | Hành chính |
tải Quyết định 21/2018/QĐ-UBND
Nếu chưa có tài khoản, vui lòng Đăng ký tại đây!
Nếu chưa có tài khoản, vui lòng Đăng ký tại đây!
ỦY BAN NHÂN DÂN | CỘNG HÒA XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM |
Số: 21/2018/QĐ-UBND | Hải Phòng, ngày 10 tháng 08 năm 2018 |
QUYẾT ĐỊNH
Ban hành Quy chế tổ chức và hoạt động của thôn, tổ dân phố trên địa bàn thành phố Hải Phòng
___________
ỦY BAN NHÂN DÂN THÀNH PHỐ HẢI PHÒNG
Căn cứ Luật Tổ chức chính quyền địa phương ngày 19 tháng 6 năm 2015;
Căn cứ Luật Ban hành văn bản quy phạm pháp luật ngày 22 tháng 6 năm 2015;
Căn cứ Pháp lệnh thực hiện dân chủ ở xã, phường, thị trấn số 34/2007/PL-UBTVQH11 ngày 20 tháng 4 năm 2007 của Ủy ban Thường vụ Quốc hội khóa 11;
Căn cứ Nghị quyết liên tịch số 09/2008/NQLT-CP-UBTWMTTQVN ngày 17 tháng 4 năm 2008 của Chính phủ và Ủy ban Trung ương Mặt trận Tổ quốc Việt Nam hướng dẫn thi hành Điều 11, Điều 14, Điều 16, Điều 22 và Điều 26 của Pháp lệnh Thực hiện dân chủ ở xã, phường, thị trấn;
Căn cứ Nghị định số 92/2009/NĐ-CP ngày 22 tháng 10 năm 2009 của Chính phủ về chức danh, số lượng, một số chế độ, chính sách đối với cán bộ, công chức ở xã, phường, thị trấn và những người hoạt động không chuyên trách ở cấp xã;
Căn cứ Nghị định số 29/2013/NĐ-CP ngày 08 tháng 4 năm 2013 của Chính phủ sửa đổi, bổ sung một số Điều của Nghị định số 92/2009/NĐ-CP ngày 22 tháng 10 năm 2009 của Chính phủ;
Căn cứ Nghị định số 34/2016/NĐ-CP ngày 14 tháng 5 năm 2016 của Chính phủ quy định chi tiết một số điều và biện pháp thi hành Luật Ban hành văn bản quy phạm pháp luật;
Căn cứ Thông tư số 04/2012/TT-BNV ngày 31 tháng 8 năm 2012 của Bộ Nội vụ hướng dẫn về tổ chức và hoạt động của thôn, tổ dân phố;
Căn cứ Thông tư số 09/2017/TT-BNV ngày 29 tháng 12 năm 2017 của Bộ Nội vụ sửa đổi, bổ sung một số Điều của Thông tư số 04/2012/TT-BNV ngày 31 tháng 8 năm 2012 của Bộ Nội vụ;
Theo đề nghị của Giám đốc Sở Nội vụ tại: Tờ trình số 1233/TTr-SNV ngày 30 tháng 5 năm 2018 và Công văn số 1664/SNV-XDCQ&CTTN ngày 19 tháng 7 năm 2018; Báo cáo thẩm định số 11/BCTĐ-STP ngày 27 tháng 4 năm 2018 của Sở Tư pháp.
QUYẾT ĐỊNH:
Điều 1. Ban hành kèm theo Quyết định này Quy chế tổ chức và hoạt động của thôn, tổ dân phố trên địa bàn thành phố Hải Phòng.
Điều 2. Quyết định có hiệu lực thi hành kể từ ngày 23 tháng 8 năm 2018 và thay thế Quyết định số 291/2016/QĐ-UBND ngày 29 tháng 02 năm 2016 của Ủy ban nhân dân thành phố về việc ban hành Quy chế về tổ chức và hoạt động của thôn, tổ dân phố trên địa bàn thành phố Hải Phòng, Quyết định số 05/2017/QĐ-UBND ngày 15 tháng 8 năm 2017 của Ủy ban nhân dân thành phố bổ sung Khoản 4 Điều 11 Quy chế về tổ chức và hoạt động của thôn, tổ dân phố trên địa bàn thành phố Hải Phòng (ban hành kèm theo Quyết định số 291/2016/QĐ-UBND ngày 29 tháng 02 năm 2016 của Ủy ban nhân dân thành phố).
Điều 3. Chánh Văn phòng Ủy ban nhân dân thành phố, Giám đốc Sở Nội vụ; Giám đốc các sở, ban, ngành; thủ trưởng các cơ quan, đơn vị liên quan và Chủ tịch Ủy ban nhân dân quận, huyện, xã, phường, thị trấn trên địa bàn thành phố Hải Phòng căn cứ Quyết định thi hành./.
Nơi nhận: | TM. ỦY BAN NHÂN DÂN |
QUY CHẾ
Tổ chức và hoạt động của thôn, tổ dân phố trên địa bàn thành phố Hải Phòng
(Ban hành kèm theo Quyết định số 21/2018/QĐ-UBND ngày 10/08/2018 của Ủy ban nhân dân thành phố Hải Phòng)
__________
Chương I. NHỮNG QUY ĐỊNH CHUNG
Điều 1. Phạm vi điều chỉnh và đối tượng áp dụng
Quy chế này quy định về tổ chức và hoạt động của thôn, tổ dân phố trên địa bàn thành phố Hải Phòng.
Điều 2. Thôn, tổ dân phố
1. Thôn được tổ chức ở xã; dưới xã là thôn.
2. Tổ dân phố được tổ chức ở phường, thị trấn; dưới phường, thị trấn là tổ dân phố.
3. Thôn, tổ dân phố không phải là một cấp hành chính mà là tổ chức tự quản của cộng đồng dân cư có chung địa bàn cư trú trong một khu vực ở một xã, phường, thị trấn (xã, phường, thị trấn sau đây gọi chung là cấp xã); nơi thực hiện dân chủ trực tiếp và rộng rãi để phát huy các hình thức hoạt động tự quản, tổ chức nhân dân thực hiện chủ trương, đường lối của Đảng, chính sách, pháp luật của Nhà nước và nhiệm vụ của cấp trên giao.
Điều 3. Nguyên tắc tổ chức và hoạt động của thôn, tổ dân phố
1. Nguyên tắc tổ chức và hoạt động của thôn, tổ dân phố thực hiện theo quy định tại Điều 3 Thông tư số 04/2012/TT-BNV ngày 31 tháng 8 năm 2012 của Bộ Nội vụ hướng dẫn về tổ chức và hoạt động của thôn, tổ dân phố (Sau đây gọi tắt là Thông tư số 04/2012/TT-BNV ngày 31 tháng 8 năm 2012 của Bộ Nội vụ).
2. Trường hợp phải di dời thôn, tổ dân phố (tạm thời) do yêu cầu phát triển kinh tế - xã hội của thành phố, tổ chức và hoạt động của cộng đồng dân cư tại các khu vực trên thực hiện như sau:
a) Trường hợp di dời cả thôn, tổ dân phố đến một nơi tạm lánh: Giữ nguyên thôn hiện có, tổ dân phố hiện có; tổ chức và hoạt động tự quản của thôn, tổ dân phố được chuyển giao cho Ủy ban nhân dân cấp xã nơi tạm lánh quản lý trực tiếp. Sau khi hoàn thành dự án sẽ chuyển giao trở lại nơi ở cũ quản lý.
b) Trường hợp di dời cả thôn, tổ dân phố đến nhiều nơi tạm lánh khác nhau: Các hộ dân tạm lánh sinh hoạt cộng đồng với thôn, tổ dân phố hiện có tại khu vực tạm lánh. Các chức danh người hoạt động không chuyên trách ở thôn, tổ dân phố cũ thôi thực hiện nhiệm vụ và dừng hưởng chế độ phụ cấp kể từ thời điểm chuyển đến nơi tạm lánh; sau khi hoàn thành dự án sẽ trở lại nơi ở cũ và tiến hành kiện toàn các chức danh người hoạt động không chuyên trách theo quy định.
c) Mô hình tổ chức và hoạt động của Chi bộ Đảng, các tổ chức đoàn thể tại thôn, tổ dân phố và người hoạt động không chuyên trách tại các tổ chức trên quy định tại Khoản 2 Điều này do cấp ủy địa phương, các tổ chức đoàn thể địa phương hướng dẫn thực hiện.
3. Đối với các tổ dân phố trong các khu chung cư cao tầng: Có thể thành lập một hoặc nhiều tổ dân phố trong cùng một khu chung cư cao tầng nhưng phải bảo đảm các điều kiện quy định tại Điều 5 Quy chế này.
Chương II. TỔ CHỨC CỦA THÔN, TỔ DÂN PHỐ
Điều 4. Tổ chức của thôn, tổ dân phố
Tổ chức của thôn, tổ dân phố thực hiện theo quy định tại Khoản 1 Điều 1 Thông tư số 09/2017/TT-BNV ngày 29 tháng 12 năm 2017 của Bộ Nội vụ sửa đổi, bổ sung một số điều của Thông tư số 04/2012/TT-BNV hướng dẫn về tổ chức và hoạt động của thôn, tổ dân phố (Sau đây gọi tắt là Thông tư số 09/2017/TT-BNV ngày 29 tháng 12 năm 2017 của Bộ Nội vụ).
Điều 5. Điều kiện thành lập thôn mới, tổ dân phố mới
Việc thành lập thôn mới, tổ dân phố mới phải bảo đảm có đủ các điều kiện sau:
1. Quy mô số hộ gia đình:
a) Đối với thôn: Phải có từ 400 hộ gia đình trở lên; thôn thuộc các xã khu vực miền núi, hải đảo phải có từ 200 hộ gia đình trở lên.
b) Đối với tổ dân phố: Phải có từ 500 hộ gia đình trở lên; tổ dân phố thuộc các thị trấn khu vực miền núi, hải đảo phải có từ 300 hộ gia đình trở lên.
2. Các điều kiện khác
Thôn và tổ dân phố cần có cơ sở hạ tầng kinh tế - xã hội thiết yếu, phù hợp với điều kiện thực tế của địa phương để phục vụ hoạt động cộng đồng và bảo đảm ổn định cuộc sống của người dân.
3. Đối với trường hợp đặc thù:
a) Ở khu vực biên giới, đảo biệt lập trên biển cách xa đất liền, do việc di dân hình thành các cụm dân cư mới để bảo vệ đường biên giới, đòi hỏi phải thành lập thôn mới, tổ dân phố mới thì điều kiện và quy mô số hộ gia đình có thể thấp hơn quy định tại Khoản 1 Điều 5 Quy chế này.
b) Đối với thôn, tổ dân phố đã hình thành từ lâu do xâm canh, xâm cư hoặc di dân tự do (nếu có) cần thiết phải chuyển giao quản lý giữa các đơn vị hành chính cấp xã để thuận tiện trong hoạt động và sinh hoạt của cộng đồng dân cư mà không làm thay đổi địa giới hành chính cấp xã thì điều kiện, quy trình, thủ tục và hồ sơ được thực hiện theo quy định như đối với việc thành lập mới, giải thể thôn, tổ dân phố; nếu không đủ quy mô số hộ gia đình theo quy định tại Khoản 1 Điều này thì thực hiện việc ghép cụm dân cư theo quy định tại Điều 8 Quy chế này.
Điều 6. Điều kiện sáp nhập, giải thể thôn, tổ dân phố
Điều kiện sáp nhập, giải thể thôn, tổ dân phố thực hiện theo quy định tại Khoản 4 Điều 1 Thông tư số 09/2017/TT-BNV ngày 29 tháng 12 năm 2017 của Bộ Nội vụ.
Điều 7. Quy trình và hồ sơ thành lập thôn mới, tổ dân phố mới
1. Quyết định chủ trương thành lập thôn mới, tổ dân phố mới
a) Căn cứ nguyên tắc, điều kiện, nhu cầu thực tế và đề nghị của Ủy ban nhân dân cấp xã về thành lập thôn mới, tổ dân phố mới; Ủy ban nhân dân cấp huyện tổng hợp có văn bản báo cáo Ủy ban nhân dân thành phố (qua Sở Nội vụ) về chủ trương thành lập thôn mới, tổ dân phố mới của xã, phường, thị trấn thuộc địa phương.
b) Sở Nội vụ xem xét thẩm định nhu cầu thành lập thôn mới, tổ dân phố mới của Ủy ban nhân dân cấp huyện; tổng hợp, báo cáo Ủy ban nhân dân thành phố, trình Thường trực Hội đồng nhân dân thành phố xem xét, quyết định về chủ trương thành lập thôn mới, tổ dân phố mới.
2. Xây dựng Đề án thành lập thôn mới, tổ dân phố mới
Sau khi có chủ trương của Ủy ban nhân dân thành phố, Ủy ban nhân dân cấp huyện chỉ đạo, giao Ủy ban nhân dân cấp xã xây dựng Đề án thành lập thôn mới, tổ dân phố mới. Nội dung của Đề án thành lập thôn mới, tổ dân phố mới thực hiện theo quy định tại Khoản 1 Điều 8 Thông tư số 04/2012/TT-BNV ngày 31 tháng 8 năm 2012 của Bộ Nội vụ.
3. Ủy ban nhân dân cấp xã tổ chức lấy ý kiến toàn thể cử tri hoặc cử tri đại diện hộ gia đình trong khu vực thành lập thôn mới, tổ dân phố mới vào Đề án thành lập thôn mới, tổ dân phố mới. Việc lấy ý kiến cử tri phải có biên bản, trong đó thể hiện rõ tổng số cử tri lấy ý kiến, số cử tri đồng ý và số cử tri không đồng ý. Nếu được trên 50% số cử tri hoặc cử tri đại diện hộ gia đình trong khu vực thành lập thôn mới, tổ dân phố mới tán thành thì Ủy ban nhân dân cấp xã hoàn chỉnh hồ sơ (kèm theo biên bản lấy ý kiến) trình Hội đồng nhân dân cấp xã thông qua tại kỳ họp gần nhất.
Trong thời hạn mười ngày làm việc kể từ ngày có Nghị quyết của Hội đồng nhân dân cấp xã, Ủy ban nhân dân cấp xã hoàn chỉnh hồ sơ trình Ủy ban nhân dân cấp huyện xem xét. Hồ sơ bao gồm:
a) Tờ trình của Ủy ban nhân dân cấp xã về việc đề nghị thành lập thôn mới, tổ dân phố mới.
b) Đề án thành lập thôn mới, tổ dân phố mới
c) Biên bản lấy ý kiến cử tri hoặc cử tri đại diện hộ gia đình.
d) Nghị quyết của Hội đồng nhân dân cấp xã.
4. Kiểm tra, thẩm định hồ sơ đề nghị thành lập thôn mới, tổ dân phố mới.
Trong thời hạn mười lăm ngày làm việc kể từ ngày nhận đủ hồ sơ hợp lệ do Ủy ban nhân dân cấp xã chuyển đến, Ủy ban nhân dân cấp huyện chỉ đạo Phòng Nội vụ quận, huyện chủ trì, phối hợp với các cơ quan, đơn vị liên quan kiểm tra hồ sơ thành lập thôn mới, tổ dân phố mới của các xã, phường, thị trấn trên địa bàn và có Tờ trình (kèm theo 02 bộ hồ sơ thành lập thôn mới, tổ dân phố mới của Ủy ban nhân dân cấp xã) gửi Sở Nội vụ để thẩm định trình Ủy ban nhân dân thành phố. Thời hạn thẩm định của Sở Nội vụ không quá mười lăm ngày làm việc kể từ ngày nhận được Tờ trình và hồ sơ của Ủy ban nhân dân cấp huyện. Hồ sơ trình Ủy ban nhân dân thành phố (qua Sở Nội vụ) gồm:
a) Tờ trình của Ủy ban nhân dân cấp huyện trình Ủy ban nhân dân thành phố.
b) Hồ sơ của các xã, phường, thị trấn đề nghị thành lập thôn mới, tổ dân phố mới quy định tại Khoản 3 Điều này;
5. Sở Nội vụ thẩm định hồ sơ, xây dựng báo cáo thẩm định và dự thảo Tờ trình của Ủy ban nhân dân thành phố để trình Hội đồng nhân dân thành phố ban hành Nghị quyết thành lập thôn mới, tổ dân phố mới.
6. Sau khi có Nghị quyết của Hội đồng nhân dân thành phố, Chủ tịch Ủy ban nhân dân thành phố ban hành Quyết định thành lập thôn mới, tổ dân phố mới.
Điều 8. Quy trình và hồ sơ chia tách, sáp nhập thôn, tổ dân phố hiện có để thành lập thôn mới, tổ dân phố mới; giải thể, xóa tên thôn, tổ dân phố và chuyển thôn thành tổ dân phố; đặt tên, đổi tên thôn, tổ dân phố; ghép cụm dân cư vào thôn, tổ dân phố hiện có
1. Quy trình và hồ sơ chia tách, sáp nhập thôn, tổ dân phố hiện có để thành lập thôn mới, tổ dân phố mới; giải thể, xóa tên thôn, tổ dân phố và chuyển thôn thành tổ dân phố; đặt tên, đổi tên thôn, tổ dân phố: Thực hiện theo quy định tại Khoản 5 Điều 1 Thông tư số 09/2017/TTBNV ngày 29 tháng 12 năm 2017 của Bộ Nội vụ.
2. Quy trình và hồ sơ ghép cụm dân cư vào thôn, tổ dân phố hiện có: Thực hiện theo quy định tại Điều 9 Thông tư số 04/2012/TT-BNV ngày 31 tháng 8 năm 2012 của Bộ Nội vụ.
Điều 9. Hình thức lấy ý kiến nhân dân vào Đề án thành lập, sáp nhập, chia tách, đặt tên, đổi tên và ghép cụm dân cư vào thôn, tổ dân phố hiện có
Việc lấy ý kiến của toàn bộ cử tri hoặc cử tri đại diện hộ gia đình đối với các nội dung liên quan đến sắp xếp thôn, tổ dân phố theo quy định tại Điều 7, Điều 8 Quy chế này do Ủy ban nhân dân cấp xã quyết định. Hình thức lấy ý kiến của toàn bộ cử tri hoặc cử tri đại diện hộ gia đình được thực hiện theo quy định tại Điều 14 Pháp lệnh thực hiện dân chủ ở xã, phường, thị trấn ngày 20 tháng 4 năm 2007 của Ủy ban Thường vụ Quốc hội khóa XI.
Chương III. HOẠT ĐỘNG CỦA THÔN, TỔ DÂN PHỐ
Điều 10. Nội dung hoạt động của thôn, tổ dân phố
Nội dung hoạt động của thôn, tổ dân phố thực hiện theo quy định tại Khoản 2 Điều 1 Thông tư số 09/2017/TT-BNV ngày 29 tháng 12 năm 2017 của Bộ Nội vụ.
Điều 11. Hội nghị của thôn, tổ dân phố
1. Hội nghị của thôn, tổ dân phố được tổ chức ít nhất mỗi năm 02 lần (thời gian vào giữa năm và cuối năm); khi cần có thể họp bất thường. Thành phần hội nghị là toàn thể cử tri hoặc cử tri đại diện hộ gia đình trong thôn, tổ dân phố. Hội nghị do Trưởng thôn, Tổ trưởng tổ dân phố triệu tập và chủ trì. Hội nghị được tiến hành khi có trên 50% số cử tri hoặc cử tri đại diện hộ gia đình trong thôn, tổ dân phố tham dự.
2. Việc tổ chức để nhân dân bàn và quyết định trực tiếp hoặc biểu quyết để cấp có thẩm quyền quyết định được thực hiện theo quy định tại Điều 1, Điều 2, Điều 3, Điều 4 và Điều 5 của Hướng dẫn ban hành kèm theo Nghị quyết liên tịch số 09/2008/NQLT-CP-UBTWMTTQVN ngày 17 tháng 4 năm 2008 của Chính phủ và Ủy ban Trung ương Mặt trận Tổ quốc Việt Nam.
Chương IV. TRƯỞNG THÔN, TỔ TRƯỞNG TỔ DÂN PHỐ VÀ PHÓ TRƯỞNG THÔN, TỔ PHÓ TỔ DÂN PHỐ
Điều 12. Tiêu chuẩn Trưởng thôn, Tổ trưởng tổ dân phố và Phó trưởng thôn, Tổ phó tổ dân phố
Tiêu chuẩn Trưởng thôn, Tổ trưởng tổ dân phố và Phó trưởng thôn, Tổ phó tổ dân phố thực hiện theo quy định tại Điều 11 Thông tư số 04/2012/TT-BNV ngày 31 tháng 8 năm 2012 của Bộ Nội vụ.
Điều 13. Nhiệm vụ, quyền hạn của Trưởng thôn, Tổ trưởng tổ dân phố và Phó trưởng thôn, Tổ phó tổ dân phố
Nhiệm vụ, quyền hạn của Trưởng thôn, Tổ trưởng tổ dân phố và Phó trưởng thôn, Tổ phó tổ dân phố thực hiện theo quy định tại Khoản 6 Điều 1, Thông tư số 09/2017/TT-BNV ngày 29 tháng 12 năm 2017 của Bộ Nội vụ.
Điều 14. Chế độ, chính sách đối với Trưởng thôn, Tổ trưởng tổ dân phố, Phó trưởng thôn, Tổ phó tổ dân phố
1. Trưởng thôn, Tổ trưởng tổ dân phố, Phó trưởng thôn, Tổ phó tổ dân phố là những người hoạt động không chuyên trách ở thôn, tổ dân phố. Chế độ, chính sách đối với Trưởng thôn, Tổ trưởng tổ dân phố, Phó trưởng thôn, Tổ phó tổ dân phố do Hội đồng nhân dân thành phố xem xét, quyết định.
2. Trưởng thôn, Tổ trưởng tổ dân phố, Phó trưởng thôn, Tổ phó tổ dân phố được đào tạo, bồi dưỡng, tập huấn những kiến thức, kỹ năng cần thiết.
3. Trưởng thôn, Tổ trưởng tổ dân phố, Phó trưởng thôn, Tổ phó tổ dân phố hoàn thành xuất sắc nhiệm vụ thì được biểu dương, khen thưởng; không hoàn thành nhiệm vụ, có vi phạm khuyết điểm, không được nhân dân tín nhiệm thì tùy theo mức độ sai phạm sẽ bị miễn nhiệm, bãi nhiệm hoặc truy cứu trách nhiệm theo quy định của pháp luật.
Điều 15. Quy trình bầu, miễn nhiệm, bãi nhiệm Trưởng thôn, Tổ trưởng tổ dân phố và Phó Trưởng thôn, Tổ trưởng tổ dân phố
1. Quy trình bầu, miễn nhiệm, bãi nhiệm Trưởng thôn, Tổ trưởng tổ dân phố thực hiện theo quy định tại Khoản 7 Điều 1 Thông tư số 09/2017/TT-BNV ngày 29 tháng 12 năm 2017 của Bộ Nội vụ.
2. Quy trình bầu, miễn nhiệm, bãi nhiệm Phó trưởng thôn, Tổ phó tổ dân phố thực hiện như đối với Trưởng thôn, Tổ trưởng tổ dân phố.
3. Chỉ định Phó trưởng thôn, Tổ phó tổ dân phố: Trường hợp do thành lập thôn mới, tổ dân phố mới hoặc khuyết Phó trưởng thôn, Tổ phó tổ dân phố; Trưởng thôn, Tổ trưởng tổ dân phố thống nhất với Trưởng ban công tác Mặt trận giới thiệu nhân sự Phó trưởng thôn, Tổ phó tổ dân phố, báo cáo Chủ tịch Ủy ban nhân dân cấp xã xin ý kiến Ủy ban nhân dân cấp huyện. Sau khi có ý kiến đồng ý của Ủy ban nhân dân cấp huyện, Chủ tịch Ủy ban nhân dân cấp xã quyết định chỉ định Phó Trưởng thôn, Tổ phó tổ dân phố cho đến khi cử tri hoặc cử tri đại diện hộ gia đình của thôn, tổ dân phố bầu được Phó Trưởng thôn mới, Tổ phó tổ dân phố mới.
4. Trưởng thôn, Tổ trưởng tổ dân phố và Phó Trưởng thôn, Tổ phó tổ dân phố do Ủy ban nhân dân cấp xã quyết định công nhận.
5. Trường hợp giải thể, xóa tên thôn, tổ dân phố thì Trưởng thôn, Tổ trưởng tổ dân phố, Phó trưởng thôn, Tổ phó tổ dân phố đương nhiên kết thúc hoạt động kể từ ngày Hội đồng nhân dân thành phố quyết định giải thể và xóa tên thôn, tổ dân phố đó.
6. Nhiệm kỳ của Trưởng thôn, Tổ trưởng tổ dân phố và Phó Trưởng thôn, Tổ phó tổ dân phố:
a) Trưởng thôn và Tổ trưởng tổ dân phố có nhiệm kỳ là hai năm rưỡi. Trường hợp do thành lập thôn mới, tổ dân phố mới hoặc khuyết Trưởng thôn, Tổ trưởng tổ dân phố thì Chủ tịch Ủy ban nhân dân cấp xã, báo cáo, xin ý kiến thống nhất của Ủy ban nhân dân cấp huyện trước khi quyết định cử Trưởng thôn, Tổ trưởng tổ dân phố lâm thời để điều hành hoạt động của thôn, tổ dân phố cho đến khi cử tri hoặc cử tri đại diện hộ gia đình của thôn, tổ dân phố bầu được Trưởng thôn mới, Tổ trưởng tổ dân phố mới trong thời hạn không quá sáu tháng kể từ ngày có quyết định cử Trưởng thôn, Tổ trưởng tổ dân phố lâm thời.
b) Nhiệm kỳ của Phó Trưởng thôn, Tổ phó tổ dân phố, thực hiện theo nhiệm kỳ của Trưởng thôn, Tổ trưởng tổ dân phố.
Chương V. TỔ CHỨC THỰC HIỆN
Điều 16. Trách nhiệm của các cơ quan, đơn vị
1. Sở Nội vụ:
a) Thẩm định về việc thành lập thôn mới, tổ dân phố mới; chia tách, sáp nhập thôn, tổ dân phố hiện có để thành lập thôn mới, tổ dân phố mới; đặt tên, đổi tên thôn, tổ dân phố báo cáo Ủy ban nhân dân thành phố trình Hội đồng nhân dân thành phố. Tham mưu ban hành Quyết định của Chủ tịch Ủy ban nhân dân thành phố về thành lập thôn mới, tổ dân phố mới và chia tách, sáp nhập thôn, tổ dân phố hiện có để thành lập thôn mới, tổ dân phố mới sau khi có Nghị quyết của Hội đồng nhân dân thành phố.
b) Đề xuất việc giải thể, xóa tên thôn, tổ dân phố; đề xuất việc chuyển thôn thành tổ dân phố báo cáo Ủy ban nhân dân thành phố trình Hội đồng nhân dân thành phố.
c) Theo dõi, đôn đốc, hướng dẫn, kiểm tra việc thực hiện Quy chế này.
d) Định kỳ báo cáo Ủy ban nhân dân thành phố, Bộ Nội vụ về việc thực hiện Thông tư số 04/2012/TT-BNV ngày 31 tháng 8 năm 2012 của Bộ Nội vụ, Thông tư số 09/2017/TT-BNV ngày 29 tháng 12 năm 2017 của Bộ Nội vụ và Quy chế này.
2. Các sở, ban, ngành liên quan: Theo chức năng, nhiệm vụ được giao, có trách nhiệm phối hợp với Sở Nội vụ trong việc chỉ đạo, hướng dẫn, kiểm tra việc thực hiện Quy chế này.
3. Trách nhiệm của Chủ tịch Ủy ban nhân dân cấp huyện:
a) Quyết định ghép cụm dân cư vào thôn, tổ dân phố hiện có sau khi đã được Ủy ban nhân dân cấp huyện thông qua; cho ý kiến về việc cử Trưởng thôn, Tổ trưởng tổ dân phố lâm thời và chỉ định Phó trưởng thôn, Tổ phó tổ dân phố.
b) Chỉ đạo, kiểm tra và tổ chức thực hiện Quy chế này trên địa bàn quản lý; định kỳ tháng 11 hàng năm hoặc theo yêu cầu đột xuất của cấp trên, báo cáo tình hình tổ chức và hoạt động của thôn, tổ dân phố và việc thực hiện Quy chế này về Ủy ban nhân dân thành phố (qua Sở Nội vụ để tổng hợp).
4. Trách nhiệm của Chủ tịch Ủy ban nhân dân cấp xã;
a) Chỉ đạo và tổ chức thực hiện Quy chế này trên địa bàn quản lý.
b) Quyết định cử Trưởng thôn, Tổ trưởng tổ dân phố lâm thời; chỉ định Phó trưởng thôn, Tổ phó tổ dân phố theo quy định hiện hành của pháp luật.
c) Quản lý, chỉ đạo điều hành hoạt động của Trưởng thôn, Tổ trưởng tổ dân phố trên địa bàn theo quy định tại Quy chế này.
Điều 17. Điều khoản thi hành
Các cơ quan, đơn vị, địa phương có trách nhiệm tuyên truyền, quán triệt và tổ chức triển khai thực hiện Quy chế này. Trong quá trình tổ chức thực hiện, nếu có vướng mắc, Ủy ban nhân dân quận, huyện báo cáo Ủy ban nhân dân thành phố (qua Sở Nội vụ tổng hợp) để điều chỉnh, bổ sung cho phù hợp./.
Quý khách vui lòng Đăng nhập tài khoản để xem Văn bản gốc.
Nếu chưa có tài khoản, vui lòng Đăng ký tại đây