Phí công chứng và thù lao công chứng khác nhau thế nào?

Khi công chứng, người yêu cầu công chứng sẽ phải nộp 2 khoản chi phí gồm: Phí công chứng và thù lao công chứng mà mọi người thường nghĩ đó chỉ là một khoản chung. Vậy phí công chứng và thù lao công chứng khác nhau thế nào?

Tiêu chí

Phí công chứng

Thù lao công chứng

Khái niệm

Phí là khoản tiền mà tổ chức, cá nhân phải trả nhằm cơ bản bù đắp chi phí và mang tính phục vụ khi được cơ quan Nhà nước, đơn vị sự nghiệp công lập và tổ chức được cơ quan Nhà nước có thẩm quyền giao cung cấp dịch vụ công (khoản 1 Điều 3 Luật Phí và lệ phí 2015)

Theo đó, phí công chứng được hiểu là khoản tiền mà người yêu cầu công chứng phải trả cho tổ chức hành nghề công chứng nhằm bù đắp một phần chi phí.

Phí công chứng gồm:

- Phí công chứng: Hợp đồng, giao dịch, bản dịch;

- Phí lưu giữ di chúc;

- Phí cấp bản sao văn bản công chứng.

(theo Điều 66 Luật Công chứng năm 2014)

Thù lao công chứng là các khoản chi phí liên quan đến việc:

- Soạn thảo hợp đồng, giao dịch;

- Đánh máy, sao chụp, dịch giấy tờ, văn bản;

- Lưu trữ hồ sơ;

- Các việc khác liên quan đến công chứng như:

+ Công chứng ngoài trụ sở của tổ chức hành nghề công chứng;

+ Xác minh, giám định thông tin hồ sơ…

(theo Điều 67 Luật Công chứng 2014)

Mức thu

Mức thu và cách tính phí công chứng được áp dụng chung trên cả nước theo Thông tư 257/2016/TT-BTC được sửa đổi tại Thông tư 111/2017/TT-BTC

Do tổ chức hành nghề công chứng và người yêu cầu công chứng tự thỏa thuận nhưng không được vượt quá mức trần thù lao công chứng do UBND cấp tỉnh ban hành

>> Thù lao công chứng ở TP. Hà Nội và TP. Hồ Chí Minh

Hậu Nguyễn

Chia sẻ:
Đánh giá bài viết:

Để được giải đáp thắc mắc, vui lòng gọi

19006192

Theo dõi LuatVietnam trên YouTube

TẠI ĐÂY

Tin cùng chuyên mục