Phí chuyển Căn cước gắn chip qua bưu điện chính xác là bao nhiêu?

Khi làm Căn cước công dân gắn chip, ngoài khoản phí cấp/đổi thẻ, người dân còn phải đóng thêm một khoản phí khác để nhận thẻ ngay tại nhà. Thế nhưng, không phải ai cũng biết khoản phí này chính xác là bao nhiêu tiền, do mỗi nơi có một mức thu khác nhau.

Phí chuyển Căn cước cao hơn phí chuyển phát thông thường

Theo Thông tư 12/2018/TT-BTTTT, mức giá cước tối đa của dịch vụ thu cơ bản trong nước chỉ là 6.000 đồng với thư có khối lượng đến 100g. Tuy nhiên, trên thực tế, việc chuyển phát Căn cước công dân gắn chip đến địa chỉ của người nhận không áp dụng theo mức giá cước nêu trên của Thông tư 12/2018, mà áp dụng theo Bảng giá cước dịch vụ bưu chính công ích, quy định tại Thông 22/2017/TT-BTTTT.

Lý do là bởi, Căn cước công dân gắn chip là loại giấy tờ tùy thân quan trọng của mỗi công dân và phải được chuyển đến tận tay người nhận, do đó thuộc đối tượng áp dụng của dịch vụ bưu chính công ích, thay vì dùng dịch vụ bưu chính thông thường (có thể để người khác nhận thay).

Theo biểu giá được ban hành kèm theo Thông tư 22/2017/TT-BTTTT, cước phí tối đa nhận dịch vụ chuyển trả Căn cước công dân gắn chip (khối lượng đến 100g) là:

- 26.000 đồng/thẻ nếu chuyển trong phạm vi quận/huyện/thị xã/thành phố;

- 30.000 đồng/thẻ nếu chuyển ngoài quận/huyện/thị xã/thành phố nhưng trong cùng tỉnh;

- Cao nhất 31.500 đồng/thẻ nếu chuyển liên tỉnh.

Phí chuyển Căn cước gắn chip qua bưu điện chính xác là bao nhiêu?

Phí chuyển Căn cước gắn chip qua bưu điện chỉ từ 26.000 đồng (Ảnh minh họa)


Như vậy, có thể tính được số tiền chính xác mà người đi làm Căn cước công dân gắn chip trước ngày 01/7/2021 phải trả như sau:

Trường hợp

Phí làm Căn cước

Phí chuyển phát

Tổng tiền

Chuyển từ CMND 9 số, CMND 12 số sang cấp thẻ Căn cước

15.000 đồng

- 26.000 đồng

- 30.000 đồng

- 31.500 đồng

- 41.000 đồng

- 45.000 đồng

- 46.500 đồng

Đổi thẻ Căn cước khi bị hư hỏng không sử dụng được; thay đổi thông tin về họ, chữ đệm, tên; đặc điểm nhân dạng; xác định lại giới tính, quê quán; có sai sót về thông tin trên thẻ; khi công dân có yêu cầu

25.000 đồng

- 26.000 đồng

- 30.000 đồng

- 31.500 đồng

- 51.000 đồng

- 55.000 đồng

- 56.500 đồng

Cấp lại thẻ Căn cước khi bị mất thẻ Căn cước, được trở lại quốc tịch Việt Nam

35.000 đồng

- 26.000 đồng

- 30.000 đồng

- 31.500 đồng

- 61.000 đồng

- 65.000 đồng

- 66.500 đồng

Như vậy, tổng mức phí cao nhất mà một người đi làm Căn cước công dân trước ngày 01/7/2021 phải nộp chỉ là 66.500 đồng; cơ quan chức năng thu phí cao hơn mức này là vi phạm (sau ngày 01/7/2021, mức phí làm Căn cước công dân tăng gấp đôi hiện nay).

Ngoài ra, cần lưu ý một số trường hợp được miễn nộp phí chuyển phát Căn cước qua bưu điện theo Điều 4 Thông tư 22, gồm: Người hoạt động cách mạng trước 19/8/1945; Bà mẹ Việt Nam anh hùng.

Những người được giảm 50% giá cước, gồm: Anh hùng Lực lượng vũ trang nhân dân, Anh hùng Lao động; Thương binh và người hưởng chính sách như thương binh; Bệnh binh; Người hoạt động kháng chiến bị nhiễm chất độc hóa học; Người hoạt động cách mạng, hoạt động kháng chiến bị địch bắt tù, đày; Vợ hoặc chồng, con đẻ, mẹ đẻ, bố đẻ của liệt sĩ; Người dân thuộc hộ nghèo; Người dân vùng đặc biệt khó khăn.


Ở cùng một nhà có cần trả phí chuyển phát nhiều lần?

Có nhiều trường hợp cả gia đình cùng đi làm Căn cước công dân gắn chip và cùng đăng ký chuyển phát về nhà cùng một địa chỉ. Khi nhận được thẻ Căn cước, những người này có thể nhận cùng lúc trong cùng một lần chuyển và chỉ cần trả một lần phí hay không?

Hiện nay, Bộ Thông tin và Truyền thông cũng như Tổng công ty Bưu chính Việt Nam không có hướng dẫn cụ thể về việc thu phí như thế nào trong trường hợp nhiều người gia đình cùng đăng ký nhận thẻ tại một địa chỉ.

Tuy nhiên, trên thực tế, bưu điện rất khó để kiểm soát được khi nào có thẻ của mỗi người (không phải những người trong cùng một gia đình thì sẽ nhận được thẻ cùng lúc), do đó theo đúng nguyên tắc, khi có thẻ của từng người thì bưu điện sẽ thực hiện chuyển phát ngay cho người đó, và mỗi người đều phải trả phí trả cho những lần chuyển phát độc lập.

Bưu điện ở một số tỉnh, thành đã linh hoạt trong việc thu phí đối với trường hợp phát thẻ Căn cước cho nhiều người cùng một gia đình ở cùng một địa chỉ. Như ở Quảng Trị, đối với người đầu tiên, giá cước vẫn là 26.000 đồng, người thứ 2 giá cước là 75% của 26.000 đồng, bắt đầu từ người thứ 3 trở đi giá cước là 50% của 26.000 đồng…

Nếu còn băn khoăn về Căn cước công dân gắn chip, bạn đọc vui lòng liên hệ: 1900.6192.

Không có quy định bắt buộc người dân làm Căn cước công dân gắn chip phải đăng ký dịch vụ chuyển phát qua bưu điện. Nếu nhà gần trụ sở công an, người dân có thể trực tiếp đến nhận thẻ, khi đó, sẽ không phải nộp khoản phí chuyển phát.
Đánh giá bài viết:
(26 đánh giá)

Để được giải đáp thắc mắc, vui lòng gọi

19006192

Theo dõi LuatVietnam trên YouTube

TẠI ĐÂY

Tin cùng chuyên mục

Gian lận về giá là gì? Doanh nghiệp gian lận về giá bị phạt bao nhiêu tiền?

Gian lận về giá là gì? Doanh nghiệp gian lận về giá bị phạt bao nhiêu tiền?

Gian lận về giá là gì? Doanh nghiệp gian lận về giá bị phạt bao nhiêu tiền?

Gian lận về giá là một hành vi xảy ra khi doanh nghiệp cố tình tăng giá, khai báo sai giá trị hoặc sử dụng các thủ thuật không minh bạch để trục lợi từ người tiêu dùng. Vậy gian lận về giá là gì? Doanh nghiệp có hành vi gian lận về giá bị phạt bao nhiêu tiền?

4 thay đổi lớn từ 01/7/2021 ảnh hưởng đến người đang thuê nhà

4 thay đổi lớn từ 01/7/2021 ảnh hưởng đến người đang thuê nhà

4 thay đổi lớn từ 01/7/2021 ảnh hưởng đến người đang thuê nhà

Ngày 01/7/2021 tới đây là thời điểm có hiệu lực của Luật Cư trú 2020. Luật này tác động mạnh tới đông đảo người dân, do trực tiếp điều chỉnh vấn đề thường trú, tạm trú, tạm vắng…, trong đó có những người đang thuê nhà ở các thành phố lớn như Hà Nội, TP. Hồ Chí Minh…

Thủ tục xin Giấy phép đủ điều kiện sản xuất, kinh doanh hóa chất

Thủ tục xin Giấy phép đủ điều kiện sản xuất, kinh doanh hóa chất

Thủ tục xin Giấy phép đủ điều kiện sản xuất, kinh doanh hóa chất

Sản xuất, kinh doanh hóa chất là ngành nghề kinh doanh có điều kiện căn cứ theo Luật Đầu tư 2020. Vì vậy, khi cá nhân, doanh nghiệp muốn hoạt động trong lĩnh vực hóa chất thì phải đăng ký kinh doanh và phải làm thủ tục xin Giấy phép đủ điều kiện sản xuất, kinh doanh hóa chất.