Các loại pháo hoa không gây tiếng nổ được đốt dịp Tết

Thông tin Chính phủ cho phép cá nhân bắn pháo hoa làm nhiều người “phấn khởi”. Tuy nhiên, trên thực tế, người dân không hề được đốt pháo "thoải mái" như mong đợi.

Cá nhân bị cấm tuyệt đối các loại pháo gây ra tiếng nổ

Khoản 1 Điều 3 Nghị định 137/2020 định nghĩa: Pháo là sản phẩm có chứa thuốc pháo, khi có tác động của xung kích thích cơ, nhiệt, hóa hoặc điện gây ra phản ứng hóa học nhanh, mạnh, sinh khí, tạo ra hiệu ứng âm thanh, ánh sáng, màu sắc trong không gian, gây ra tiếng nổ hoặc không gây ra tiếng nổ.

Pháo bao gồm: Pháo nổpháo hoa.

Tại Điều 5 Nghị định 137/2020 về các hành vi bị nghiêm cấm có quy định như sau:

1. Nghiên cứu, chế tạo, sản xuất, mua bán, xuất khẩu, nhập khẩu, tàng trữ, vận chuyển, sử dụng hoặc chiếm đoạt pháo nổ; trừ trường hợp tổ chức, doanh nghiệp thuộc Bộ Quốc phòng được Thủ tướng Chính phủ giao nhiệm vụ nghiên cứu, sản xuất, nhập khẩu, xuất khẩu, cung cấp, vận chuyển, sử dụng pháo hoa nổ theo quy định tại Nghị định này.

Trong đó, pháo nổ là sản phẩm được chế tạo, sản xuất thủ công hoặc công nghiệp, khi có tác động của xung kích thích cơ, nhiệt, hóa hoặc điện gây ra tiếng nổ hoặc gây ra tiếng rít, tiếng nổ và hiệu ứng màu sắc trong không gian.

Như vậy, tiếp thu những quy định từ Nghị định 36/2009, Chính phủ vẫn thống nhất nghiêm cấm các loại pháo gây ra tiếng nổ. Tuy nhiên, Nghị định 137 đã cho phép người dân đốt một số loại pháo hoa nhất định.

Các loại pháo hoa không gây tiếng nổ được đốt Tết

Nghị định 137 cho phép cơ quan, tổ chức, cá nhân có năng lực hành vi dân sự đầy đủ được sử dụng pháo hoa trong các trường hợp sau: Lễ, tết, sinh nhật, cưới hỏi, hội nghị, khai trương, ngày kỷ niệm và trong hoạt động văn hóa, nghệ thuật.

Như vậy, Tết Nguyên đán người dân từ 18 tuổi trở lên, có đầy đủ năng lực hành vi dân sự được phép đốt pháo hoa.

Pháo hoa là sản phẩm được chế tạo, sản xuất thủ công hoặc công nghiệp, khi có tác động của xung kích thích cơ, nhiệt, hóa hoặc điện tạo ra các hiệu ứng âm thanh, ánh sáng, màu sắc trong không gian, không gây ra tiếng nổ (chỉ tạo ra tiếng xì xẹt).

Như vậy, các loại pháo hoa được phép đốt mà người dân thường gặp gồm:

- Pháo bông (pháo que)

Các loại pháo hoa không gây tiếng nổ được đốt dịp Tết

- Pháo phụt sinh nhật

Các loại pháo hoa không gây tiếng nổ được đốt dịp Tết

- Pháo điện

phao hoa khong gay tieng no duoc dot
Pháo điện là một loại pháo hoa không gây tiếng nổ được đốt (Ảnh minh họa)

Ngoài ra, dù không chứa thuốc pháo nhưng những sản phẩm sau vẫn được gọi người dân gọi là pháo và được phép sử dụng: Pháo hoa lễ hội bằng giấy; pháo trang trí bằng giấy, bằng nhựa, tre, trúc, kim loại; các sản phẩm tín hiệu ánh sáng, màu sắc, âm thanh…

Thực chất các loại pháo hoa không nổ nêu trên đã được sử dụng công khai nhiều năm qua; trước đây, quy định chưa thật sự rõ ràng, cụ thể nên việc áp dụng pháp luật vẫn "mập mờ" và cơ quan chức năng không có cơ sở để xử phạt.

Khi đốt pháo không nổ, người dân phải mua pháo hoa ở các doanh nghiệp quân đội được cấp phép. Việc mua pháo hoa không nổ ở các hiệu tạp hóa, cửa hàng trang trí như hiện nay là không đúng luật.


Trên đây là danh sách các loại pháo hoa không gây tiếng nổ được đốt. Nếu có thắc mắc, bạn đọc vui lòng liên hệ 1900.6192 để được hỗ trợ, giải đáp nhanh nhất.

Đánh giá bài viết:
(5 đánh giá)

Để được giải đáp thắc mắc, vui lòng gọi

19006192

Theo dõi LuatVietnam trên YouTube

TẠI ĐÂY

Tin cùng chuyên mục

Gian lận về giá là gì? Doanh nghiệp gian lận về giá bị phạt bao nhiêu tiền?

Gian lận về giá là gì? Doanh nghiệp gian lận về giá bị phạt bao nhiêu tiền?

Gian lận về giá là gì? Doanh nghiệp gian lận về giá bị phạt bao nhiêu tiền?

Gian lận về giá là một hành vi xảy ra khi doanh nghiệp cố tình tăng giá, khai báo sai giá trị hoặc sử dụng các thủ thuật không minh bạch để trục lợi từ người tiêu dùng. Vậy gian lận về giá là gì? Doanh nghiệp có hành vi gian lận về giá bị phạt bao nhiêu tiền?