Phân biệt: Sơ yếu lý lịch và lý lịch tư pháp

Sơ yếu lý lịch và lý lịch tư pháp là hai loại giấy tờ thường được yêu cầu khi tuyển dụng để phục vụ công tác quản lý nhân sự. Nếu bạn chưa phân biệt được sơ yếu lý lịch và lý lịch tư pháp, hãy theo dõi bài viết để có thông tin chính xác nhất.
Sau đây là bảng phân biệt sơ yếu lý lịch và lý lịch tư pháp:
Phân biệt sơ yếu lý lịch và lý lịch tư pháp
Phân biệt sơ yếu lý lịch và lý lịch tư pháp (Ảnh minh họa)

Tiêu chí

Sơ yếu lý lịch

Lý lịch tư pháp

Khái niệm

Sơ yếu lý lịch là tờ khai cung cấp thông tin cá nhân, nhân thân, tiểu sử… của ứng viên cho nhà tuyển dụng.

Đây là một trong những giấy tờ bắt buộc cần có trong hồ sơ xin việc.

Khoản 1 Điều 2 Luật Lý lịch tư pháp 2009 giải thích:

Lý lịch tư pháp là lý lịch về án tích của người bị kết án bằng bản án, quyết định hình sự của Tòa án đã có hiệu lực pháp luật, tình trạng thi hành án và về việc cấm cá nhân đảm nhiệm chức vụ, thành lập, quản lý doanh nghiệp, hợp tác xã trong trường hợp doanh nghiệp, hợp tác xã bị Tòa án tuyên bố phá sản.

Theo Điều 41 Luật Lý lịch tư pháp, Phiếu lý lịch tư pháp gồm có:

- Phiếu lý lịch tư pháp số 1 cấp cho cá nhân, cơ quan, tổ chức phục vụ công tác quản lý nhân sự, hoạt động đăng ký kinh doanh, thành lập, quản lý doanh nghiệp, hợp tác xã;

- Phiếu lý lịch tư pháp số 2 cấp cho cơ quan tiến hành tố tụng và cấp theo yêu cầu của cá nhân để người đó biết được nội dung về lý lịch tư pháp của mình.

Nội dung

Một mẫu sơ yếu lý lịch tự thuật tiêu chuẩn bao gồm những nội dung cơ bản sau:

- Ảnh 4×6

- Thông tin cá nhân: họ tên, giới tính, năm sinh, nguyên quán, hộ khẩu thường trú, số Căn cước công dân, dân tộc, trình độ văn hóa, ngày vào Đoàn - Đảng…

- Quan hệ gia đình: họ tên, năm sinh, chỗ ở, nghề nghiệp của bố, mẹ, vợ/ chồng, anh-chị-em ruột…

- Quá trình học tập - làm việc của người làm đơn

- Khen thưởng - kỷ luật

- Lời cam đoan

- Chữ ký và xác nhận đóng dấu của địa phương

Nội dung Phiếu lý lịch tư pháp số 1, số 2 quy định tại Điều 42, 43 Luật Lý lịch tư pháp bao gồm:

- Họ, tên, giới tính, ngày, tháng, năm sinh, nơi sinh, quốc tịch, nơi cư trú, số giấy chứng minh nhân dân hoặc hộ chiếu của người được cấp Phiếu lý lịch tư pháp.

- Tình trạng án tích:

- Thông tin về cấm đảm nhiệm chức vụ, thành lập, quản lý doanh nghiệp, hợp tác xã.

Nơi cấp/nơi chứng thực

Chứng thực sơ yếu lý lịch là chứng thực chữ ký nên không phụ thuộc vào nơi cư trú của người yêu cầu chứng thực.

Người dân có thể lựa chọn chứng thực sơ yếu lý lịch ở:

- Ủy ban nhân dân cấp xã nơi bất kỳ (không phụ thuộc vào nơi thường trú hay tạm trú);

- Phòng công chứng hoặc Văn phòng công chứng.

- Phòng Tư pháp huyện, quận, thị xã, thành phố thuộc tỉnh.

Điều 44 Luật Lý lịch tư pháp quy định về thẩm quyền cấp Phiếu lý lịch tư pháp như sau:

- Trung tâm lý lịch tư pháp quốc gia thực hiện việc cấp Phiếu lý lịch tư pháp trong các trường hợp sau đây:

  • Công dân Việt Nam mà không xác định được nơi thường trú hoặc nơi tạm trú;
  • Người nước ngoài đã cư trú tại Việt Nam.

- Sở Tư pháp thực hiện việc cấp Phiếu lý lịch tư pháp trong các trường hợp sau đây:

  • Công dân Việt Nam thường trú hoặc tạm trú ở trong nước;
  • Công dân Việt Nam đang cư trú ở nước ngoài;
  • Người nước ngoài đang cư trú tại Việt Nam.

Lệ phí

Phí chứng thực sơ yếu lý lịch: 10.000 đồng/trường hợp (trường hợp được tính là một hoặc nhiều chữ ký trong một giấy tờ, văn bản).

Căn cứ Quyết định số 1024/QĐ-BTP có hiệu lực từ ngày 09/5/2018

Theo Điều 4 Thông tư 244/2016/TT-BTC, lệ phí xin lý lịch tư pháp là 200.000 đồng/lần/người.

Lệ phí cấp Phiếu lý lịch tư pháp đối với sinh viên, người có công với cách mạng, thân nhân liệt sỹ là 100.000/lần/người.

Trường hợp người được cấp Phiếu lý lịch tư pháp đề nghị cấp trên 02 Phiếu trong một lần yêu cầu, thì kể từ Phiếu thứ 03 trở đi cơ quan cấp Phiếu lý lịch tư pháp được thu thêm 5.000 đồng/Phiếu.

Trên đây là các thông tin phân biệt sơ yếu lý lịch và lý lịch tư pháp. Nếu có thắc mắc, bạn đọc vui lòng gọi đến tổng đài 19006192 để được giải đáp.

Đánh giá bài viết:

Để được giải đáp thắc mắc, vui lòng gọi

19006192

Theo dõi LuatVietnam trên YouTube

TẠI ĐÂY

Tin cùng chuyên mục

Gian lận về giá là gì? Doanh nghiệp gian lận về giá bị phạt bao nhiêu tiền?

Gian lận về giá là gì? Doanh nghiệp gian lận về giá bị phạt bao nhiêu tiền?

Gian lận về giá là gì? Doanh nghiệp gian lận về giá bị phạt bao nhiêu tiền?

Gian lận về giá là một hành vi xảy ra khi doanh nghiệp cố tình tăng giá, khai báo sai giá trị hoặc sử dụng các thủ thuật không minh bạch để trục lợi từ người tiêu dùng. Vậy gian lận về giá là gì? Doanh nghiệp có hành vi gian lận về giá bị phạt bao nhiêu tiền?