Phân biệt sao y, sao lục và trích sao theo quy định mới nhất

So với quy định cũ, Nghị định 30/2020/NĐ-CP có hiệu lực từ ngày 05/3/2020 đã quy định khá cụ thể về sao y, sao lục và trích sao. Tuy nhiên, vẫn còn nhiều người chưa thể phân biệt được rõ ràng 03 khái niệm này.

Giống nhau

- Sao y, sao lục và trích sao đều là các hình thức bản sao;

- Bản sao y, bản sao lục và bản trích sao khi được thực hiện theo đúng quy định tại Nghị định 30 có giá trị pháp lý như bản chính;

- Thể thức và kỹ thuật trình bày cơ bản giống nhau. Ví dụ:

Thể thức bản sao sang định dạng giấy

a) Hình thức sao: “SAO Y” hoặc “SAO LỤC” hoặc “TRÍCH SAO”.

b) Tên cơ quan, tổ chức sao văn bản.

c) Số, ký hiệu bản sao bao gồm số thứ tự đăng ký (được đánh chung cho các loại bản sao do cơ quan, tổ chức thực hiện) và chữ viết tắt tên loại bản sao theo Bảng chữ viết tắt và mẫu trình bày văn bản, bản sao văn bản tại Mục I Phụ lục III Nghị định này. Số được ghi bằng chữ số Ả Rập, bắt đầu liên tiếp từ số 01 vào ngày 01 tháng 01 và kết thúc vào ngày 31 tháng 12 hàng năm.

d) Địa danh và thời gian sao văn bản.

đ) Chức vụ, họ tên và chữ ký của người có thẩm quyền sao văn bản.

e) Dấu của cơ quan, tổ chức sao văn bản.

g) Nơi nhận.

Kỹ thuật trình bày bản sao sang định dạng giấy

a) Các thành phần thể thức bản sao được trình bày trên cùng một tờ giấy (khổ A4), ngay sau phần cuối cùng của văn bản cần sao dưới một đường kẻ nét liền, kéo dài hết chiều ngang của vùng trình bày văn bản.

b) Các cụm từ “SAO Y”, “SAO LỤC”, “TRÍCH SAO” được trình bày bằng chữ in hoa, cỡ chữ từ 13 đến 14, kiểu chữ đứng, đậm.

c) Cỡ chữ, kiểu chữ của tên cơ quan, tổ chức sao văn bản; số, ký hiệu bản sao; địa danh và thời gian sao văn bản; chức vụ, họ tên và chữ ký của người có thẩm quyền; dấu của cơ quan, tổ chức sao văn bản và nơi nhận được trình bày theo hướng dẫn các thành phần thể thức văn bản tại khoản 2, 3, 4, 7, 8, 9 Mục II Phần I Phụ lục này...

Phân biệt các loại bản sao: sao y, sao lục và trích sao mới nhất
Phân biệt các loại bản sao: sao y, sao lục và trích sao mới nhất (Ảnh minh họa)

Điểm khác nhau giữa sao y, sao lục, trích sao

Sao y

Sao lục

Trích sao

Căn cứ pháp lý

Khoản 10 Điều 3; khoản 1 Điều 25 Nghị định 30/2020/NĐ-CP

Khoản 11 Điều 3 Khoản 2 Điều 25 Nghị định 30/2020/NĐ-CP

Khoản 12 Điều 3; khoản 3 Điều 25 Nghị định 30/2020/NĐ-CP

Khái niệm

Là bản sao đầy đủ, chính xác nội dung của bản gốc hoặc bản chính văn bản, được trình bày theo thể thức và kỹ thuật quy định

Là bản sao đầy đủ, chính xác nội dung của bản sao y, được trình bày theo thể thức và kỹ thuật quy định

Là bản sao chính xác phần nội dung của bản gốc hoặc phần nội dung của bản chính văn bản cần trích sao, được trình bày theo thể thức và kỹ thuật quy định

Hình thức

- Sao y từ văn bản giấy sang văn bản giấy

- Sao y từ văn bản điện tử sang văn bản giấy

- Sao y từ văn bản giấy sang văn bản điện tử

- Sao lục từ văn bản giấy sang văn bản giấy

- Sao lục từ văn bản giấy sang văn bản điện tử

- Sao lục từ văn bản điện tử sang văn bản giấy

- Trích sao từ văn bản giấy sang văn bản giấy

- Trích sao từ văn bản giấy sang văn bản điện tử

- Trích sao từ văn bản điện tử sang văn bản điện tử

- Trích sao từ văn bản điện tử sang văn bản giấy

Nội dung thực hiện

- Chụp từ bản gốc hoặc bản chính văn bản giấy sang giấy

- In từ bản gốc văn bản điện tử ra giấy

- Số hóa văn bản giấy và ký số của cơ quan, tổ chức

In, chụp từ bản sao y

Tạo lập lại đầy đủ thể thức, phần nội dung văn bản cần trích sao

Với những phân tích trên đây, hy vọng độc giả có thể phân biệt rõ ràng sao y, trích sao và sao lục. Ngoài ra, nếu còn thắc mắc, độc giả có thể liên hệ 1900 6192 để được hỗ trợ và giải đáp.

Đánh giá bài viết:
(1 đánh giá)

Để được giải đáp thắc mắc, vui lòng gọi

19006192

Theo dõi LuatVietnam trên YouTube

TẠI ĐÂY

Tin cùng chuyên mục