Phân biệt khiếu nại và khởi kiện hành chính

Khiếu nại và khởi kiện đều là quyền của công dân khi có cơ sở cho rằng quyết định hành chính/hành vi hành chính của người/cơ quan có thẩm quyền là chưa đúng. 02 khái niệm này thường xuyên bị nhầm lẫn với nhau.

STT

Tiêu chí 

Khiếu nại

Khởi kiện

1

Căn cứ

Luật Khiếu nại 2011

Luật Tố tụng hành chính 2015

2

Khái niệm

Công dân, cơ quan, tổ chức hoặc cán bộ, công chức đề nghị cơ quan, tổ chức, cá nhân có thẩm quyền xem xét lại quyết định hành chính, hành vi hành chính của cơ quan hành chính nhà nước, của người có thẩm quyền trong cơ quan hành chính nhà nước hoặc quyết định kỷ luật cán bộ, công chức khi có căn cứ cho rằng quyết định hoặc hành vi đó là trái pháp luật, xâm phạm quyền, lợi ích hợp pháp của mình

(khoản 1 Điều 2)

Công dân, cơ quan, tổ chức hoặc cán bộ, công chức gửi đơn đến Tòa án có thẩm quyền khi cho rằng quyết định hành chính/hành vi hành chính xâm hại quyền hoặc lợi ích hợp pháp của mình

3

Chủ thể

- Người khiếu nại

- Cơ quan, tổ chức có quyền khiếu nại

- Người bị khiếu nại

- Người giải quyết khiếu nại

- Người có quyền, nghĩa vụ liên quan

- Người khởi kiện

- Người bị kiện

- Tòa án có thẩm quyền giải quyết

- Người có quyền lợi, nghĩa vụ liên quan

4

Đối tượng khiếu nại/khởi kiện

- Quyết định hành chính

- Hành vi hành chính

- Quyết định kỷ luật cán bộ, công chức

(khoản 1 Điều 2)

- Quyết định hành chính

- Hành vi hành chính

- Quyết định kỷ luật buộc thôi việc

- Quyết định giải quyết khiếu nại về quyết định xử lý vụ việc cạnh tranh

- Quyết định giải quyết khiếu nại trong hoạt động kiểm toán nhà nước

- Danh sách cử tri bầu cử đại biểu Quốc hội, danh sách cử tri bầu cử đại biểu Hội đồng nhân dân, danh sách cử tri trưng cầu ý dân

(khoản 8 Điều 3)

5

Hình thức

- Đơn khiếu nại

- Khiếu nại trực tiếp

(Điều 8)

- Đơn khởi kiện

(Điều 117)

6

Thời hiệu

90 ngày, kể từ ngày nhận được quyết định hành chính hoặc biết được quyết định hành chính, hành vi hành chính

(Điều 9)

-  01 năm kể từ ngày nhận được hoặc biết được quyết định hành chính, hành vi hành chính, quyết định kỷ luật buộc thôi việc

-  30 ngày kể từ ngày nhận được quyết định giải quyết khiếu nại về quyết định xử lý vụ việc cạnh tranh, quyết định giải quyết khiếu nại trong hoạt động kiểm toán nhà nước

- Từ ngày nhận được thông báo kết quả giải quyết khiếu nại của cơ quan lập danh sách cử tri hoặc kết thúc thời hạn giải quyết khiếu nại mà không nhận được thông báo kết quả giải quyết khiếu nại của cơ quan lập danh sách cử tri đến trước ngày bầu cử 05 ngày

-  01 năm kể từ ngày nhận được hoặc biết được quyết định giải quyết khiếu nại lần đầu hoặc quyết định giải quyết khiếu nại lần hai hoặc kể từ ngày hết thời hạn giải quyết khiếu nại mà cơ quan nhà nước, người có thẩm quyền không giải quyết và không có văn bản trả lời cho người khiếu nại

(khoản 2,3 Điều 116)

7

Thẩm quyền giải quyết

- Lần 01: Phụ thuộc vào chủ thể ban hành quyết định quyết định hành chính, hành vi hành chính

- Lần 02: Thủ trưởng cấp trên trực tiếp của người có thẩm quyền giải quyết khiếu nại lần 01

(Mục 1 Chương III)

Có thể là Tòa án cấp huyện hoặc cấp tỉnh phụ thuộc cấp ban hành quyết định hành chính, hành vi hành chính

(Điều 31, 32)

8

Trình tự giải quyết

- Thụ lý giải quyết khiếu nại

- Giải quyết khiếu nại lần đầu

- Giải quyết khiếu nại lần 02 hoặc khởi kiện ra Tòa án

- Thi hành quyết định giải quyết khiếu nại có hiệu lực pháp luật

(Mục 2, 3, 4 Chương III)

- Thụ lý vụ án

- Đối thoại và chuẩn bị xét xử

- Xét xử sơ thẩm

- Xét xử phúc thẩm (nếu có)

- Thi hành bản án, quyết định của Tòa án

(Chương IX, X, XI, XII, XIII, XIX)

>> Có thể vừa khiếu nại vừa khởi kiện hành chính không?

Đánh giá bài viết:

Để được giải đáp thắc mắc, vui lòng gọi

19006192

Theo dõi LuatVietnam trên YouTube

TẠI ĐÂY

Tin cùng chuyên mục