Phân biệt biển chỉ dẫn và biển hiệu lệnh tài xế cần biết

Việc phân biệt biển chỉ dẫn và biển hiệu lệnh rất quan trọng đối với những người tham gia giao thông để tránh bị xử phạt bởi tính hiệu lực của 02 loại biển này không giống nhau.

Hiệu lực biển chỉ dẫn và biển hiệu lệnh

Theo Quy chuẩn 41:2019 do Bộ Giao thông Vận tải ban hành, nhóm biển hiệu lệnh là nhóm biển để báo các hiệu lệnh phải chấp hành.

Người tham gia giao thông phải chấp hành các hiệu lệnh trên biển báo (trừ một số biển đặc biệt).

Trong khi đó, nhóm biển chỉ dẫn là nhóm biển báo dùng để cung cấp thông tin và các chỉ dẫn cần thiết cho người tham gia giao thông.

Các biển chỉ dẫn để chỉ dẫn hướng đi hoặc các điều cần thiết nhằm giúp người tham gia giao thông trong việc điều khiển phương tiện và hướng dẫn giao thông trên đường được thuận lợi, đảm bảo an toàn.

Như vậy, nếu không tuân thủ biển hiệu lệnh, tài xế sẽ bị phạt. Trong khi đó, người tham gia giao thông không tuân thủ biển chỉ dẫn thì không bị xử phạt.

Nhận diện biển chỉ dẫn và biển hiệu lệnh

Biển chỉ dẫn chủ yếu có hình chữ nhật hoặc hình vuông hoặc hình mũi tên, nền màu xanh.

Các biển có nền là màu xanh lam, hình vẽ và chữ viết màu trắng. Nếu nền màu trắng thì hình vẽ và chữ viết màu đen trừ một số biển chỉ dẫn khác với quy định này.

Phân biệt biển chỉ dẫn và biển hiệu lệnh tài xế cần biết
Một ví dụ về biển chỉ dẫn

Các biển hiệu lệnh chủ yếu có quy cách hình tròn, hình chữ nhật màu xanh, hình vẽ màu trắng. Khi hết hiệu lệnh thường sử dụng vạch chéo màu đỏ kẻ từ trên xuống và từ phải qua trái đè lên hình màu trắng.

Biển hiệu lệnh R.403
Biển hiệu lệnh R.403

Mã của biển hiệu lệnh và biển chỉ dẫn

Biển hiệu lệnh có mã R và R.E với một số loại biển đáng chú ý gồm:

- Biển số R.301 (a,b,c,d,e,f,g,h): Hướng đi phải theo;

- Biển số R.304: Đường dành cho xe thô sơ;

- Biển số R.305: Đường dành cho người đi bộ;

- Biển số R.403a: Đường dành cho xe ô tô;

- Biển số R.403b: Đường dành cho xe ô tô, xe máy;

- Biển số R.403c: Đường dành cho xe buýt;

- Biển số R.403d: Đường dành cho xe ô tô con;

- Biển số R.403e: Đường dành cho xe máy;

- Biển số R.403f: Đường dành cho xe máy và xe đạp;

- Biển số R.412a: Làn đường dành cho xe ô tô khách;

- Biển số R.412b: Làn đường dành cho xe ô tô con;

- Biển số R.412c: Làn đường dành cho xe ô tô tải;

- Biển số R.412d: Làn đường dành cho xe máy;

- Biển số R.412e: Làn đường dành cho xe buýt;

- Biển số R.412f: Làn đường dành cho xe ô tô;

- Biển số R.412g: Làn đường dành cho xe máy và xe đạp;

- Biển số R.412h: Làn đường dành cho xe đạp;

- Biển số R.420: Bắt đầu khu đông dân cư;

- Biển số R.421: Hết khu đông dân cư;

- Biển số R.E.9a: Cấm đỗ xe trong khu vực…

Biển chỉ dẫn trên các đường ô tô không phải là đường cao tốc có mã “I”, điển hình có:

- Biển số I.401: Bắt đầu đường ưu tiên;

- Biển số I.402: Hết đoạn đường ưu tiên;

- Biển số I.407 (a,b,c): Đường một chiều;

- Biển số I.408: Nơi đỗ xe;

- Biển số I.408a: Nơi đỗ xe một phần trên hè phố;

- Biển số I.409: Chỗ quay xe…

Các biển chỉ dẫn trên đường cao tốc có mã là IE

- Biển số IE.452: Bắt đầu đường cao tốc;

- Biển số IE.453 (a,b): Kết thúc đường cao tốc;

- Biển số IE.454: Khoảng cách đến lối ra phía trước;

- Biển số IE.455 (a,b): Khoảng cách đến các lối ra tiếp theo;

- Biển số IE.456 (a,b,c): Trạm dừng nghỉ và khoảng cách đến trạm dừng nghỉ…

>> Phân biệt biển gộp làn và phân làn để không bị phạt oan

Đánh giá bài viết:
(2 đánh giá)
Để được giải đáp thắc mắc, vui lòng gọi 19006192

Tin cùng chuyên mục

Hướng dẫn thủ tục miễn kiểm định ô tô lần đầu từ 01/01/2025

Hướng dẫn thủ tục miễn kiểm định ô tô lần đầu từ 01/01/2025

Hướng dẫn thủ tục miễn kiểm định ô tô lần đầu từ 01/01/2025

Bài viết hướng dẫn đầy đủ thủ tục miễn kiểm định ô tô lần đầu từ 01/01/2025. Theo đó, cơ sở đăng kiểm sẽ lập hồ sơ phương tiện để cấp giấy chứng nhận kiểm định, tem kiểm định mà chủ xe không phải đưa xe đến cơ sở đăng kiểm để thực hiện việc kiểm tra, đánh giá.