Cách nộp phạt vi phạm giao thông không cần đến Kho bạc

Khi vi phạm giao thông, người dân thường chỉ nghĩ đến một nơi duy nhất có thể nộp phạt là Kho bạc. Thực tế, địa điểm và hình thức nộp phạt hiện nay đã được mở rộng hơn rất nhiều.

1. Nộp phạt tại chỗ cho Cảnh sát giao thông

Đây là hình thức nộp phạt đơn giản và thuận tiện nhất với người vi phạm. Tuy nhiên, hình thức này chỉ áp dụng đối với trường hợp người vi phạm giao thông bị xử phạt cảnh cáo hoặc phạt tiền đến 250.000 đồng với cá nhân, 500.000 đồng đối với tổ chức (theo khoản 1 Điều 56 và khoản 1 Điều 57 Luật Xử lý vi phạm hành chính 2012).

Xem thêm: 16 lỗi bị xử phạt tại chỗ, không lập biên bản theo NĐ 100


2. Chuyển khoản cho Kho bạc Nhà nước

Kho bạc Nhà nước là địa điểm nộp phạt phổ biến nhất đối với người vi phạm giao thông. Theo quy định tại điểm b khoản 1 Điều 10 Nghị định 81/2013/NĐ-CP, cá nhân, tổ chức vi phạm có thể nộp trực tiếp hoặc chuyển khoản vào tài khoản của Kho bạc Nhà nước được ghi trong quyết định xử phạt.

Như vậy, thay vì phải đến tận Kho bạc để nộp phạt, người dân có thể tìm thông tin về số tài khoản của Kho bạc và chuyển khoản một cách dễ dàng, nhanh chóng.

Cách nộp phạt vi phạm giao thông không cần đến Kho bạc
Nộp phạt vi phạm giao thông ở đâu, ngoài Kho bạc? (Ảnh minh họa)

3. Nộp phạt tại ngân hàng thương mại

Để tạo thuận tiện cho người dân, hiện có một số ngân hàng thương mại được Kho bạc Nhà nước ủy nhiệm thu tiền phạt. Theo điểm a khoản 1 Điều 10 Nghị định 81, tổ chức, cá nhân vi phạm có thể nộp trực tiếp tại Kho bạc nhà nước hoặc ngân hàng thương mại nơi Kho bạc Nhà nước ủy nhiệm thu tiền phạt.

Các ngân hàng thương mại được Kho bạc Nhà nước ủy nhiệm thu được viết trong biên bản xử phạt, trong đó có thể kể tên một số ngân hàng như: Vietcombank, Vietinbank, BIDV, Agribank và MB…

4. Nộp phạt tại bưu điện

Đây là hình thức nộp phạt mới so với các hình thức nêu trên. Cụ thể, tại Nghị quyết 10/NQ-CP năm 2016, Chính phủ mới chính thức cho phép “thực hiện dịch vụ thu, nộp hộ tiền phạt vi phạm hành chính và chuyển phát giấy tờ tạm giữ cho người bị xử phạt vi phạm hành chính trong lĩnh vực giao thông đường bộ trên phạm vi toàn quốc qua hệ thống bưu điện”.

Kể từ thời điểm tháng 02/2016, người vi phạm giao thông được nộp phạt qua hệ thống bưu điện trên cả nước.

>> Chậm nộp phạt vi phạm giao thông bị xử lý thế nào?

Lan Vũ

Đánh giá bài viết:
Để được giải đáp thắc mắc, vui lòng gọi 19006192

Tin cùng chuyên mục

Hướng dẫn cách mua thuốc trực tuyến trên VNeID từ 01/01/2025

Hướng dẫn cách mua thuốc trực tuyến trên VNeID từ 01/01/2025

Hướng dẫn cách mua thuốc trực tuyến trên VNeID từ 01/01/2025

Vừa qua, Bộ Công an đã công bố tích hợp tiện ích mua thuốc trực tuyến trên VNeID - một trong những cấu phần quan trọng trong việc triển khai Sổ sức khỏe điện tử trong thời gian tới. LuatVietnam sẽ hướng dẫn bạn đọc cách mua thuốc trực tuyến trên VNeID từ 01/01/2025 ngay tại bài viết dưới đây.

Có đúng cha mẹ lấy tiền lì xì của con bị phạt 1 triệu đồng?

Có đúng cha mẹ lấy tiền lì xì của con bị phạt 1 triệu đồng?

Có đúng cha mẹ lấy tiền lì xì của con bị phạt 1 triệu đồng?

Mừng tuổi hay lì xì cho trẻ là nét đẹp văn hóa của nước ta mỗi dịp Tết đến xuân về. Và thông thường, số tiền mừng tuổi của con luôn được cha mẹ “giữ hộ”. Tuy nhiên, dưới góc độ pháp lý, khi muốn tiêu tiền của con, có một số quy định cha, mẹ cần lưu ý.