Nơi tạm trú là gì? Nơi tạm trú có ý nghĩa như thế nào?

Nơi thường trú thường được hiểu đơn giản là nơi ở tạm thời trong một khoảng thời gian để sinh sống, làm việc, học tập... Tuy nhiên dưới góc độ pháp lý, người dân phải thực hiện một số thủ tục thì mới được xác nhận nơi tạm trú. Vậy pháp luật quy định nơi tạm trú là gì? Nơi tạm trú có ý nghĩa như thế nào?

1. Nơi tạm trú là gì?

Khoản 9 Điều 2 Luật Cư trú 2020 giải thích, nơi tạm trú là nơi mà công dân sinh sống trong một thời gian nhất định ngoài nơi thường trú và đã đăng ký tạm trú.

Trong đó, theo Điều 27 Luật Cư trú, công dân phải thực hiện đăng ký tạm trú khi đến sinh sống tại chỗ ở hợp pháp ngoài phạm vi đơn vị hành chính cấp xã (xã/phường/thị trấn) nơi đăng ký thường trú để lao động, học tập hoặc vì mục đích khác từ 30 ngày trở lên.

Đăng ký tạm trú là thủ tục để người dân khai báo nơi sinh sống hiện tại của mình với cơ quan nhà nước có thẩm quyền. Qua đó, cơ quan quản lý cư trú sẽ dễ dàng quản lý nơi cư trú của người dân cũng như giúp người dân thực hiện các quyền và nghĩa vụ liên quan một cách thuận lợi nhất.

Về thời hạn tạm trú, Điều 27 Luật Cư trú quy định tối đa là 02 năm và được gia hạn nhiều lần.

Tuy nhiên, không phải bất cứ đâu cũng được công nhận là nơi ở hợp pháp để đăng ký tạm trú. Cụ thể, công dân sẽ không được đăng ký tạm trú tại một trong các địa điểm đặc biệt sau:

- Chỗ ở trong địa điểm cấm, khu vực cấm không được xây dựng/lấn, chiếm hành lang bảo vệ quốc phòng, an ninh, di tích văn hóa - lịch sử…

- Chỗ ở có toàn bộ phần diện tích nhà ở nằm trên đất lấn, chiếm trái phép hay xây dựng trên đất không đủ điều kiện xây dựng.

- Chỗ ở đã có quyết định thu hồi đất và phê duyệt phương án bồi thường, hỗ trợ, tái định cư; chỗ ở đang có tranh chấp, khiếu nại về quyền sở hữu, quyền sử dụng nhưng chưa được giải quyết.

- Chỗ ở bị tịch thu, nhà ở đã có quyết định phá dỡ của cơ quan có thẩm quyền.

noi tam tru la gi

2. Nơi tạm trú có ý nghĩa như thế nào?

2.1. Đối với cơ quan nhà nước

Đăng ký tạm trú là thủ tục giúp cơ quan Nhà nước quản lý nơi cư trú của người dân, từ đó định hướng, hoạch định các chính sách phù hợp.

Hiện nay, Bộ Công an đang quản lý nơi tạm trú, thường trú của người dân cả nước thông qua Cơ sở dữ liệu quốc gia về dân cư, Cơ sở dữ liệu về cư trú trên môi trường mạng internet.

Khi người dân đến đăng ký tạm trú hoặc thay đổi các thông tin về cư trú (trong đó có thủ tục đăng ký tạm trú), cơ quan có thẩm quyền sẽ cập nhật dữ liệu lên Cơ sở dữ liệu quốc gia, đồng thời thu lại Sổ tạm trú, Sổ hộ khẩu của người dân.

2.2. Đối với người dân

Việc đăng ký tạm trú không chỉ là nghĩa vụ mà còn là quyền lợi của công dân. Tại nơi đăng ký tạm trú, người dân sẽ thuận lợi hơn trong việc thực hiện các thủ tục hành chính.

Nhà nước cho phép người dân thực hiện các thủ tục hành chính phổ biến tại nơi tạm trú như:

  • Thủ tục làm Căn cước công dân gắn chip;
  • Thủ tục đăng ký kết hôn;
  • Thủ tục làm hộ chiếu;
  • Thủ tục đăng ký khai sinh cho con….

Ngoài ra, người dân còn có thể tham gia các loại bảo hiểm xã hội, bảo hiểm y tế tự nguyện, tham gia tiêm vắc xin Covid-19, đăng ký tham gia bầu cử… tại địa phương nơi mình tạm trú.

3. Thủ tục đăng ký tạm trú như thế nào? 

Sau khi đã tìm hiểu nơi tạm trú là gì và ý nghĩa của việc đăng ký tạm trú, LuatVietnam sẽ hướng dẫn bạn đọc về thủ tục đăng ký tạm trú hiện nay.

3.1. Hồ sơ đăng ký tạm trú

Theo Điều 28 Luật Cư trú năm 2020, hồ sơ đăng ký tạm trú bao gồm:

Tờ khai thay đổi thông tin cư trú;

Nếu người đăng ký tạm trú là người chưa thành niên: Trong tờ khai này phải ghi rõ ý kiến đồng ý của cha, mẹ hoặc người giám hộ, trừ trường hợp đã có ý kiến đồng ý bằng văn bản;

Giấy tờ, tài liệu chứng minh chỗ ở hợp pháp.

3.2. Thủ tục đăng ký tạm trú

Cũng căn cứ theo Điều 28 Luật Cư trú, thủ tục đăng ký tạm trú thực hiện như sau:

Bước 1: Nộp hồ sơ trực tiếp tại Công an cấp xã nơi mình dự kiến tạm trú hoặc nộp hồ sơ online qua Cổng dịch vụ công quản lý cư trú.

Khi tiếp nhận hồ sơ đăng ký tạm trú, cơ quan đăng ký cư trú kiểm tra và cấp phiếu tiếp nhận hồ sơ cho người đăng ký.

Trường hợp hồ sơ sai sót, chưa đầy đủ thì hướng dẫn người đăng ký sửa đổi, bổ sung.

Bước 2: Nộp lệ phí theo quy định của từng địa phương.

Bước 3: Nhận kết quả

Về thời gian xử lý:

Trong thời hạn 03 ngày làm việc kể từ ngày nhận được hồ sơ đầy đủ, hợp lệ, cơ quan đăng ký cư trú sẽ thẩm định, cập nhật thông tin về nơi tạm trú mới, thời hạn tạm trú của người đăng ký vào Cơ sở dữ liệu về cư trú và thông báo cho người đăng ký về việc đã cập nhật thông tin. Trường hợp từ chối đăng ký thì trả lời bằng văn bản và nêu rõ lý do.

Trên đây là các thông tin giải đáp về: Nơi tạm trú là gì? Nơi tạm trú có ý nghĩa như thế nào? Nếu còn vấn đề vướng mắc, bạn đọc vui lòng liên hệ  1900.6192  để được hỗ trợ.

Đánh giá bài viết:

Để được giải đáp thắc mắc, vui lòng gọi

19006192

Theo dõi LuatVietnam trên YouTube

TẠI ĐÂY

Tin cùng chuyên mục

6 việc cần làm sau khi được cấp Căn cước công dân gắn chip

6 việc cần làm sau khi được cấp Căn cước công dân gắn chip

6 việc cần làm sau khi được cấp Căn cước công dân gắn chip

Căn cước công dân là giấy tờ nhân thân được sử dụng trong hầu hết các giao dịch, thủ tục hành chính. Do đó, việc đổi từ Chứng minh nhân dân 9 số sang Căn cước công dân 12 số cũng sẽ ảnh hưởng không ít đến các giấy tờ liên quan. Sau đây là 06 việc cần làm sau khi được cấp Căn cước công dân mà người dân cần chú ý.