Nơi cư trú là gì? Được ghi nơi cư trú theo địa chỉ nào?

Việc xác định nơi cư trú có ý nghĩa vô cùng quan trọng đối với cá nhân. Nếu chưa hiểu rõ nơi cư trú là gì và được ghi nơi cư trú theo địa chỉ nào, hãy theo dõi bài viết sau để được hướng dẫn cụ thể, chi tiết.


Nơi cư trú là gì? Được ghi theo địa chỉ nào?

Điều 40 Bộ luật Dân sự năm 2015 quy định:

Nơi cư trú của cá nhân là nơi người đó thường xuyên sinh sống.

Còn theo Điều 11 Luật Cư trú 2020:

Nơi cư trú của công dân bao gồm nơi thường trú hoặc nơi tạm trú.

Như vậy, nơi cư trú của công dân là nơi công dân đó thường xuyên sinh sống, có thể là nơi đăng ký thường trú hoặc nơi đăng ký tạm trú của công dân đó.

Trong đó, theo Điều 2 Luật Cư trú, nơi thường trú là nơi công dân sinh sống ổn định, lâu dài và đã được đăng ký thường trú. Còn nơi tạm trú là nơi công dân sinh sống trong một khoảng thời gian nhất định ngoài nơi thường trú và đã được đăng ký tạm trú.

Như vậy, khi điền thông tin về nơi cư trú, người dân có thể ghi theo địa chỉ thường trú hoặc tạm trú đều được.

Trường hợp không xác định được nơi thường trú, nơi tạm trú thì nơi cư trú của công dân là nơi ở hiện tại.

Việc xác định nơi cư trú có ý nghĩa vô cùng quan trọng đối với cá nhân bởi đây là nơi thực hiện các quyền và nghĩa vụ dân sự, nơi phát sinh và tiếp nhận hàng loạt các sự kiện pháp lý liên quan.

noi cu tru la gi

Người không có thường trú, tạm trú khai báo nơi cư trú thế nào?

Theo Điều 4 Nghị định 62/2021/NĐ-CP, người không có nơi thường trú, nơi tạm trú phải khai báo ngay thông tin về cư trú với cơ quan đăng ký cư trú tại nơi ở hiện tại.

Trình tự, thủ tục khai báo nơi cư trú

Điều 4 Nghị định 62/2021 hướng dẫn việc khai báo nơi cư trú của người không có nơi thường trú, nơi tạm trú như sau:

Bước 1: Đến cơ quan đăng ký cư trú để khai báo

Cơ quan đăng ký cư trú là cơ quan quản lý cư trú trực tiếp thực hiện việc đăng ký cư trú của công dân, bao gồm Công an xã, phường, thị trấn; Công an huyện, quận, thị xã, thành phố thuộc tỉnh, thành phố thuộc thành phố trực thuộc Trung ương ở nơi không có đơn vị hành chính cấp xã (theo khoản 4 Điều 2 Luật Cư trú)

Bước 2: Cung cấp thông tin về nơi cư trú cho cơ quan có thẩm quyền

- Nội dung xác nhận thông tin về cư trú bao gồm các thông tin cơ bản về công dân: Họ, chữ đệm và tên; số định danh cá nhân; ngày, tháng, năm sinh; giới tính; quốc tịch; dân tộc; tôn giáo; quê quán; nơi ở hiện tại; ngày, tháng, năm khai báo cư trú.

- Cơ quan đăng ký cư trú kiểm tra, xác minh thông tin nhân thân của công dân đã khai báo qua trao đổi, lấy thông tin từ cha, mẹ, anh, chị, em ruột hoặc người thân thích khác của công dân. Trường hợp cần thiết, có văn bản đề nghị cơ quan, tổ chức có liên quan kiểm tra, xác minh và cung cấp thông tin.

- Trường hợp qua kiểm tra, xác minh mà xác định thông tin công dân đã khai báo là chưa chính xác thì cơ quan đăng ký cư trú đề nghị công dân đó khai báo lại để kiểm tra, xác minh lại nếu thấy cần thiết. Thời hạn kiểm tra, xác minh lại được tính như thời hạn kiểm tra, xác minh lần đầu.

Bước 3: Được cấp số định danh, giấy xác nhận thông tin về cư trú

Sau khi kiểm tra, xác minh mà xác định được người đến khai báo là công dân Việt Nam và thông tin mà công dân đã khai báo là chính xác thì cơ quan đăng ký cư trú thực hiện thủ tục cần thiết để cơ quan quản lý Cơ sở dữ liệu quốc gia về dân cư xác lập, cấp số định danh cá nhân nếu công dân đó chưa có số định danh cá nhân.

Cơ quan đăng ký cư trú có trách nhiệm cập nhật thông tin của công dân vào Cơ sở dữ liệu về cư trú và thông báo, cấp giấy xác nhận thông tin về cư trú cho công dân.

Ủy ban nhân dân cấp xã căn cứ vào giấy xác nhận thông tin về cư trú của công dân và thông tin của công dân trên Cơ sở dữ liệu quốc gia về dân cư tiến hành việc cập nhật thông tin về hộ tịch và cấp giấy tờ liên quan đến nhân thân cho công dân theo thẩm quyền.

Bước 4: Đăng ký thường trú, tạm trú sau khi được xác nhận thông tin cư trú

Người đã được cấp giấy xác nhận thông tin về cư trú có trách nhiệm đăng ký thường trú hoặc tạm trú ngay khi đủ điều kiện theo quy định của Luật Cư trú.

Trường hợp vẫn chưa đủ điều kiện đăng ký thường trú, tạm trú nhưng có thay đổi về thông tin nhân thân thì phải khai báo lại với Công an cấp xã nơi đã cấp giấy xác nhận để rà soát, cập nhật thông tin về nhân thân lên Cơ sở dữ liệu quốc gia về dân cư, Cơ sở dữ liệu về cư trú.

Trên đây giải thích về: Nơi cư trú là gì? Được ghi nơi cư trú theo địa chỉ nào? Nếu có vướng mắc hãy gọi ngay đến tổng đài 1900.6199  để được tư vấn.

>> Hướng dẫn Thủ tục đăng ký thường trú từ A - Z

Xem thêm: Giới thiệu LuatVietnam -  website tra cứu văn bản và thông tin pháp luật uy tín

Đánh giá bài viết:

Để được giải đáp thắc mắc, vui lòng gọi

19006192

Theo dõi LuatVietnam trên YouTube

TẠI ĐÂY

Tin cùng chuyên mục

Mọi người dân cần biết: 5 điểm mới về Căn cước công dân năm 2022

Mọi người dân cần biết: 5 điểm mới về Căn cước công dân năm 2022

Mọi người dân cần biết: 5 điểm mới về Căn cước công dân năm 2022

Nhiều quy định mới đáng chú ý về Căn cước công dân sẽ chính thức có hiệu lực thi hành từ năm 2022 như: Tiếp tục giảm lệ phí cấp Căn cước công dân, tăng mức phạt với hành vi dùng Căn cước công dân quá hạn, mang Căn cước công dân đi cầm cố sẽ bị phạt...

Từ Tết này, thu hết tiền lì xì của con bị phạt đến 30 triệu đồng?

Từ Tết này, thu hết tiền lì xì của con bị phạt đến 30 triệu đồng?

Từ Tết này, thu hết tiền lì xì của con bị phạt đến 30 triệu đồng?

Tết Nguyên đán năm 2022 đang đến gần, vấn đề giữ tiền lì xì của con lại một lần nữa nhận được nhiều quan tâm của các bậc phụ huynh và dư luận. Có thông tin có rằng, nếu cha mẹ giữ hết tiền lì xì của con trong dịp Tết này sẽ bị phạt đến 30 triệu đồng. Vậy thực hư thông tin này thế nào?