Những thủ tục nào cần sử dụng bản sao giấy khai sinh?

Giấy khai sinh là một trong những giấy tờ nhân thân quan trọng nhất với mỗi cá nhân, trong đó bản sao giấy khai sinh cũng có giá trị tương đương như bản chính trong nhiều trường hợp. Hãy theo dõi bài viết này để biết những thủ tục nào cần sử dụng bản sao giấy khai sinh cũng như thủ tục xin cấp bản sao giấy khai sinh theo quy định của pháp luật.

1. Những thủ tục nào cần sử dụng bản sao giấy khai sinh?

Theo Điều 6 Nghị định 123/2015/NĐ-CP, giấy khai sinh là giấy tờ hộ tịch gốc của cá nhân.

Mọi hồ sơ, giấy tờ của cá nhân có nội dung về họ, chữ đệm, tên; ngày, tháng, năm sinh; giới tính; dân tộc; quốc tịch; quê quán; quan hệ cha, mẹ, con phải phù hợp với giấy khai sinh của người đó.

Giấy khai sinh và bản sao giấy khai sinh được sử dụng rộng rãi trong các thủ tục hành chính, giao dịch, tranh chấp... có liên quan đến thông tin nhân thân.

Một số thủ tục yêu cầu có bản sao giấy khai sinh hiện nay có thể kể đến như:

- Thủ tục làm hộ chiếu cho người dưới 14 tuổi;

- Thủ tục nhập học, chuyển trường;

- Thủ tục lên máy bay đối với trẻ em...

Một số tranh chấp yêu cầu có giấy khai sinh làm căn cứ để giải quyết như:

- Tranh chấp chia thừa kế;

- Tranh chấp quyền nuôi con;

- Tranh chấp nghĩa vụ cấp dưỡng...

2. Bản sao giấy khai sinh có mấy loại?

Căn cứ quy định tại Điều 2 Nghị định 23/2015/NĐ-CP, bản sao giấy khai sinh có 02 loại:

- Bản sao giấy khai sinh từ sổ gốc là bản sao được cấp từ sổ gốc, do cơ quan đang quản lý sổ gốc, căn cứ vào sổ gốc để cấp bản sao, có nội dung đầy đủ, chính xác như nội dung ghi trong sổ gốc.

Việc cấp bản sao từ sổ gốc được thực hiện đồng thời với việc cấp bản chính hoặc sau thời điểm cấp bản chính.

- Bản sao giấy khai sinh có chứng thực là bản sao do cơ quan, tổ chức có thẩm quyền căn cứ vào bản chính để chứng thực bản sao là đúng với bản chính.

Những thủ tục nào cần sử dụng bản sao giấy khai sinh?
Những thủ tục nào cần sử dụng bản sao giấy khai sinh? (Ảnh minh họa)

3. Giá trị của bản sao giấy khai sinh

Theo Điều 3 Nghị định 23/2015, giá trị của bản sao được cấp từ sổ gốc, bản sao được chứng thực từ bản chính như sau:

- Bản sao được cấp từ sổ gốc có giá trị sử dụng thay cho bản chính trong các giao dịch, trừ trường hợp pháp luật có quy định khác.

- Bản sao được chứng thực từ bản chính theo quy định tại Nghị định này có giá trị sử dụng thay cho bản chính đã dùng để đối chiếu chứng thực trong các giao dịch, trừ trường hợp pháp luật có quy định khác.

Như vậy, bản sao giấy khai sinh từ sổ gốc và bản sao giấy khai sinh chứng thực đều có giá trị sử dụng thay cho bản chính trong các giao dịch.

4. Xin cấp trích lục bản sao giấy khai sinh như thế nào?

Để xin cấp trích lục giấy khai sinh, bạn cần đến Ủy ban nhân dân cấp xã hoặc Ủy ban nhân dân cấp huyện (nếu khai sinh có yếu tố nước ngoài) để làm thủ tục.

Căn cứ khoản 1 Điều 2 Nghị định 123/2015/NĐ-CP, giấy tờ cần chuẩn bị để xin cấp trích lục bản sao giấy khai sinh bao gồm:

Mẫu đơn xin trích lục giấy khai sinh;

- Giấy tờ tùy thân có ảnh còn giá trị sử dụng như Căn cước công dân/Chứng minh nhân dân/hộ chiếu;

- Trường hợp ủy quyền cho người khác thực hiện thì phải có văn bản ủy quyền.

Ngay sau khi tiếp nhận hồ sơ, nếu thấy hồ sơ đầy đủ và phù hợp, công chức hộ tịch sẽ căn cứ vào Cơ sở dữ liệu hộ tịch, ghi nội dung bản sao trích lục giấy khai sinh. Đồng thời, báo cáo Thủ trưởng cơ quan quản lý cơ sở dữ liệu hộ tịch ký cấp bản sao trích lục cho người yêu cầu.

Trên đây là thông tin về: Những thủ tục nào cần sử dụng bản sao giấy khai sinh? Nếu có thắc mắc liên quan, bạn đọc gọi ngay đến tổng đài 19006192 để được tư vấn.

Đánh giá bài viết:
(2 đánh giá)

Để được giải đáp thắc mắc, vui lòng gọi

19006192

Theo dõi LuatVietnam trên YouTube

TẠI ĐÂY

Tin cùng chuyên mục

21 tỉnh, thành nào vừa thông qua Nghị quyết sắp xếp đơn vị hành chính?

21 tỉnh, thành nào vừa thông qua Nghị quyết sắp xếp đơn vị hành chính?

21 tỉnh, thành nào vừa thông qua Nghị quyết sắp xếp đơn vị hành chính?

Việc sắp xếp đơn vị hành chính cấp huyện, cấp xã nhằm tổ chức hợp lý đơn vị hành chính các cấp phù hợp với thực tiễn và xu thế phát triển của đất nước. Vừa qua, đã có 21 tỉnh, thành đã được thông qua Nghị quyết sắp xếp đơn vị hành chính giai đoạn 2023-2025.