Những thiệt thòi của người không có hộ khẩu thường trú

Có nhiều lý do để một người không có hộ khẩu như: người chưa từng đăng ký thường trú, người di dân, người bị xóa thường trú… Họ có những thiệt thòi, khó khăn gì trong cuộc sống?

Hộ khẩu là gì? Quan trọng như thế nào?

Theo khoản 1 Điều 24 Luật Cư trú 2006, sổ hộ khẩu được cấp cho hộ gia đình hoặc cá nhân đã đăng ký thường trú và có giá trị xác định nơi thường trú của công dân.

Hộ khẩu là cách gọi khác của việc một người có sổ hộ khẩu (có đăng ký thường trú). Như vậy, hộ khẩu là một hình thức quản lý nhân khẩu của Nhà nước, có chức năng xác định nơi cư trú thường xuyên, hợp pháp của công dân.

Cũng theo Luật Cư trú 2006, việc lạm dụng quy định về hộ khẩu để hạn chế quyền, lợi ích hợp pháp của công dân là một trong những hành vi bị nghiêm cấm.

Tuy nhiên, từ khi ra đời tới nay, hộ khẩu vẫn là chiếc “chìa khóa” để người dân tiến hành nhiều thủ tục hành chính.

Cụ thể:

Xác định nơi cư trú

Sổ hộ khẩu thể hiện nơi cư trú của cá nhân thường xuyên sinh sống. Trong một vài trường hợp, nếu không xác định được nơi ở thì sổ hộ khẩu chính là bằng chứng ghi nơi cư trú người đó đang sinh sống.

Tặng cho, mua bán nhà đất

Dù pháp luật không quy định nhưng trên thực tế, để thực hiện quyền tặng cho, mua bán nhà đất, 02 bên phải xuất trình sổ hộ khẩu khi đi công chứng hợp đồng.

Việc khai nhận hay phân chia di sản thừa kế cũng tương tự, người thực hiện thủ tục ngoài việc mang theo các giấy tờ tùy thân, còn phải mang sổ hộ khẩu đến để tiến hành công chứng văn bản.

Làm Căn cước công dân

Hiên nay, khi Cơ sở dữ liệu quốc gia về dân cư chưa đi vào hoạt động, Căn cước công dân (CCCD) gắn chip đang được cấp theo nơi thường trú.

Mặt khác, khi làm CCCD gắn chip, công dân phải điền Tờ khai làm CCCD. Trong Tờ khai này, thông tin nơi thường trú là thông tin bắt buộc, công dân phải khai theo Sổ hộ khẩu.

Trên mẫu thẻ CCCD gắn chip quy định tại Thông tư 06/2021/TT-BCA, thông tin về nơi thường trú cũng là thông tin phải có.

Vì thế, nếu công dân không có nơi thường trú chưa thể làm CCCD.

Các thủ tục hành chính và giấy tờ

Hiện nay, các thủ tục như đăng kí thường trú, tạm trú, chuyển tách hộ khẩu, cấp đổi sổ hộ khẩu, xóa hay xác nhận đăng kí thường trú… đều cần dùng đến sổ hộ khẩu.

Tương tự như vậy với các thủ tục hành chính liên quan đăng kí kết hôn, hộ chiếu, khai sinh, khai tử…

thiet thoi cua nguoi khong co ho khau thuong tru
Những thiệt thòi của người không có hộ khẩu thường trú (Ảnh minh họa)

Những thiệt thòi của người không có hộ khẩu thường trú

Như đã trình bày ở trên, hộ khẩu rất quan trọng trong nhiều thủ tục hành chính. Những người không có hộ khẩu thường trú gặp phải không ít thiệt thòi như:

- Không làm được Căn cước công dân;

- Gặp khó khăn khi mua bán, tặng cho nhà đất, phân chia di sản thừa kế;

- Gặp khó khăn khi làm hộ chiếu, đăng ký kết hôn, khai sinh, khai tử; đăng ký xe…

- Không được ưu tiên khi đăng ký học trường công;

- Gặp khó khăn khi nhận đền bù, giải tỏa đất;

- Không làm được giấy tờ cho đất (trường hợp người trực tiếp sản xuất nông nghiệp, lâm nghiệp, nuôi trồng thủy sản, làm muối tại vùng có điều kiện kinh tế - xã hội khó khăn, vùng có điều kiện kinh tế - xã hội đặc biệt khó khăn; sử dụng đất trước ngày 01/7/2014 phải có sổ hộ khẩu mới làm được sổ đỏ…);

- Không được thi tuyển công chức ở địa phương (nhiều địa phương chỉ tuyển người có hộ khẩu);

- Gặp khó khi vay tiền ngân hàng, đề nghị hưởng trợ cấp xã hội…


Có phải từ 01/7/2021, bỏ chế độ hộ khẩu?

Lâu nay, hộ khẩu bị đem ra làm khó nhiều người dân nên khi nghe thông tin sẽ bỏ sổ hộ khẩu từ 01/7/2021, nhiều người “khấp khởi” mừng thầm.

Tuy nhiên, thông tin này có thật sự chính xác?

Theo Điều 38 Luật Cư trú năm 2020 quy định:

1. Luật này có hiệu lực thi hành từ ngày 01 tháng 7 năm 2021.

2. Luật Cư trú số 81/2006/QH11 đã được sửa đổi, bổ sung một số điều theo Luật số 36/2013/QH13 hết hiệu lực kể từ ngày Luật này có hiệu lực thi hành.

3. Kể từ ngày Luật này có hiệu lực thi hành, Sổ hộ khẩu, Sổ tạm trú đã được cấp vẫn được sử dụng và có giá trị như giấy tờ, tài liệu xác nhận về cư trú theo quy định của Luật này cho đến hết ngày 31 tháng 12 năm 2022.

Trường hợp thông tin trong Sổ hộ khẩu, Sổ tạm trú khác với thông tin trong Cơ sở dữ liệu về cư trú thì sử dụng thông tin trong Cơ sở dữ liệu về cư trú.

Khi công dân thực hiện các thủ tục đăng ký cư trú dẫn đến thay đổi thông tin trong Sổ hộ khẩu, Sổ tạm trú thì cơ quan đăng ký cư trú có trách nhiệm thu hồi Sổ hộ khẩu, Sổ tạm trú đã cấp, thực hiện điều chỉnh, cập nhật thông tin trong Cơ sở dữ liệu về cư trú theo quy định của Luật này và không cấp mới, cấp lại Sổ hộ khẩu, Sổ tạm trú.

Như vậy, Luật Cư trú 2020 chỉ quy định không cấp mới hộ khẩu giấy từ ngày 01/7/2021, Sổ hộ khẩu đã được cấp vẫn có giá trị sử dụng. Sổ này chỉ chính thức bị khai tử từ ngày 01/01/2023.

Tuy nhiên, thay vì việc quản lý bằng Sổ hộ khẩu giấy thì cơ quan có thẩm quyền sẽ quản lý trên Cơ sở dữ liệu về cư trú (thường gọi là  Sổ hộ khẩu điện tử).

Kết luận: Chế độ hộ khẩu không hề bị bãi bỏ mà chuyển từ quản lý hộ khẩu giấy sang hộ khẩu điện tử. Vì thế, sau ngày 01/7/2021, người không có hộ khẩu thường trú vẫn gặp phải rất nhiều thiệt thòi như đã trình bày ở trên.

Nếu còn vấn đề vướng mắc, bạn đọc vui lòng liên hệ: 1900.6192 để được hỗ trợ.

Đánh giá bài viết:
(4 đánh giá)
Để được giải đáp thắc mắc, vui lòng gọi 19006192

Tin cùng chuyên mục

Hướng dẫn thủ tục miễn kiểm định ô tô lần đầu từ 01/01/2025

Hướng dẫn thủ tục miễn kiểm định ô tô lần đầu từ 01/01/2025

Hướng dẫn thủ tục miễn kiểm định ô tô lần đầu từ 01/01/2025

Bài viết hướng dẫn đầy đủ thủ tục miễn kiểm định ô tô lần đầu từ 01/01/2025. Theo đó, cơ sở đăng kiểm sẽ lập hồ sơ phương tiện để cấp giấy chứng nhận kiểm định, tem kiểm định mà chủ xe không phải đưa xe đến cơ sở đăng kiểm để thực hiện việc kiểm tra, đánh giá.