Em rút hết tiền trong người chỉ có 400.000 và anh ấy bảo em để lại 300.000 sau đó cho em đi.
Không biết, anh ấy có thẩm quyền lập biên bản hay không và mức phạt như thế là đúng hay sai ạ?
Chào bạn. LuatVietnam xin trả lời bạn như sau:
Mức phạt khi xe máy đi vào đường cao tốc
Vì bạn đi xe máy lên cao tốc nên sẽ bị xử phạt theo điểm b khoản 6 Điều 6 Nghị định 100/2019/NĐ-CP.
6. Phạt tiền từ 2.000.000 đồng đến 3.000.000 đồng đối với người điều khiển xe thực hiện một trong các hành vi vi phạm sau đây:a) Sử dụng chân chống hoặc vật khác quệt xuống đường khi xe đang chạy;b) Điều khiển xe đi vào đường cao tốc, trừ xe phục vụ việc quản lý, bảo trì đường cao tốc;
....
Như vậy, đối với người điều khiển xe máy đi vào đường cao tốc, trừ xe phục vụ việc quản lý, bảo trì đường cao tốc sẽ bị phạt tiền từ 02 - 03 triệu đồng. Nếu xe máy đi vào đường cao tốc gây tai nạn giao thông, mức phạt cao hơn, từ 04 - 05 triệu đồng.
Nhân viên trạm thu phí có được lập biên bản vi phạm giao thông? (Ảnh minh họa)
Thẩm quyền lập biên bản và xử phạt lỗi giao thông đường bộ
Khoản 1 Điều 79 Nghị định 100 quy định thẩm quyền lập biên bản vi phạm hành chính trong lĩnh vực giao thông đường bộ như sau:
- Các chức danh có thẩm quyền xử phạt vi phạm hành chính trong lĩnh vực giao thông đường bộ được quy định tại các Điều 75, 76 và 77 của Nghị định này (Chủ tịch Ủy ban nhân dân các cấp, Công an nhân dân, Thanh tra chuyên ngành, Cảng vụ hàng hải, Cảng vụ hàng không, Cảng vụ đường thủy nội địa).
- Công chức, viên chức được giao nhiệm vụ tuần kiểm có quyền lập biên bản đối với các hành vi xâm phạm kết cấu hạ tầng giao thông đường bộ; lấn chiếm, sử dụng trái phép đất của đường bộ và hành lang an toàn giao thông đường bộ;
- Công an viên có thẩm quyền lập biên bản đối với các hành vi vi phạm xảy ra trong phạm vi quản lý của địa phương;
- Công chức thuộc Thanh tra Sở Giao thông Vận tải đang thi hành công vụ, nhiệm vụ có thẩm quyền lập biên bản đối với các hành vi vi phạm xảy ra trong phạm vi địa bàn quản lý của Thanh tra Sở Giao thông Vận tải;
- Công chức, viên chức thuộc Cảng vụ hàng hải, Cảng vụ hàng không, Cảng vụ đường thủy nội địa đang thi hành công vụ, nhiệm vụ có thẩm quyền lập biên bản đối với các hành vi vi phạm quy định tại điểm a khoản 1, khoản 3, khoản 5 Điều 28 Nghị định này khi xảy ra trong phạm vi địa bàn quản lý của cảng vụ.
Như vậy, nhân viên trạm thu phí không có thẩm quyền lập biên bản vi phạm hành chính về giao thông. Việc đe dọa lập biên bản xử phạt của nhân viên với bạn là sai, có dấu hiệu lừa đảo chiếm đoạt tài sản.
Vì tài sản bị lừa đảo có trị giá dưới 02 triệu, người này có thể bị xử phạt vi phạm hành chính theo khoản 1 Điều 15 Nghị định 167/2013/NĐ-CP với mức phạt tiền từ 01 - 02 triệu đồng.
Ngoài ra, nếu đối tượng đã từng bị xử phạt hành chính về hành vi này hoặc lừa đảo nhiều người (chiếm đoạt trên 02 triệu) có thể bị xử lý hình sự về Tội lừa đảo chiếm đoạt tài sản theo Điều 174 Bộ luật Hình sự 2015, sửa đổi bổ sung năm 2017.
Mức phạt cao nhất của tội này lên đến tù chung thân.
Bạn có thể liên hệ cơ quan Công an địa phương xảy ra hành vi lừa đảo để tố cáo.
Nếu còn vấn đề vướng mắc về pháp luật, bạn đọc vui lòng liên hệ 1900 6192 để được hỗ trợ.
>> Tổng hợp mức phạt các lỗi vi phạm giao thông