Cho thuê nhà, người thuê hay cho thuê phải đi đăng ký tạm trú?

Hiện nay, tình trạng người dân rời xa nơi thường trú để đến nơi khác sinh sống và làm việc là vô cùng phổ biến. Nếu bạn có thắc mắc về vấn đề người thuê hay cho thuê phải đi đăng ký tạm trú, hãy theo dõi bài viết để có đáp án chính xác nhất theo quy định của pháp luật.

1. Người thuê hay cho thuê phải đi đăng ký tạm trú?

Đăng ký tạm trú là thủ tục khai báo, điều chỉnh thông tin về cư trú của người dân.

Điều 27 Luật Cư trú nêu rõ, công dân đến sinh sống tại chỗ ở hợp pháp ngoài phạm vi đơn vị hành chính cấp xã nơi đã đăng ký thường trú để lao động, học tập hoặc vì mục đích khác từ 30 ngày trở lên thì phải thực hiện đăng ký tạm trú.

Như vậy khi đi thuê nhà, người thuê là bên có nghĩa vụ khai báo, đăng ký tạm trú.

Riêng với trường hợp người nước ngoài tạm trú tại Việt Nam, người trực tiếp quản lý, điều hành hoạt động của cơ sở lưu trú có trách nhiệm khai báo tạm trú cho bên thuê nhà người nước ngoài theo quy định tại Điều 33 Luật Nhập cảnh, xuất cảnh, quá cảnh, cư trú của người nước ngoài tại Việt Nam 2014.

Khi người nước ngoài thay đổi nơi tạm trú hoặc tạm trú ngoài địa chỉ ghi trong thẻ thường trú thì cũng phải khai báo tạm trú theo quy định trên.

Cho thuê nhà, người thuê hay cho thuê phải đi đăng ký tạm trú?
Cho thuê nhà, người thuê hay cho thuê phải đi đăng ký tạm trú? (Ảnh minh họa)

2. Không đăng ký tạm trú bị phạt bao nhiêu?

Tại điểm a khoản 1 Điều 9 Nghị định 144 năm 2021 quy định, người không thực hiện đúng quy định về đăng ký tạm trú có thể bị phạt tiền từ 500.000 - 01 triệu đồng.

Theo đó, nếu người đi thuê nhà không thực hiện nghĩa vụ đăng ký tạm trú của mình thì có thể sẽ bị phạt hành chính với mức phạt lên đến 01 triệu đồng.

Với trường hợp cho người nước ngoài thuê nhà, nếu người cho thuê không khai báo tạm trú cho khách thuê là người nước ngoài thì sẽ bị phạt tiền từ 04 - 06 triệu đồng theo quy định tại điểm đ khoản 4 Điều 9 Nghị định 144.

Ngoài ra, một số vi phạm khác liên quan đến đăng ký tạm trú cũng bị phạt tiền từ 04 - 06 triệu đồng theo khoản 4 Điều 9 Nghị định 144:

-  Cung cấp thông tin, giấy tờ, tài liệu sai sự thật về cư trú để được đăng ký tạm trú;

- Làm giả, sử dụng giấy tờ, tài liệu, dữ liệu giả về cư trú để được đăng ký tạm trú;

- Cản trở, không chấp hành việc kiểm tra tạm trú, lưu trú theo yêu cầu của cơ quan có thẩm quyền.

3. Đi đăng ký tạm trú cần chuẩn bị giấy tờ gì?

3.1. Đăng ký tạm trú cho công dân Việt Nam

Theo Điều 28 Luật Cư trú, hồ sơ đăng ký tạm trú bao gồm:

Tờ khai thay đổi thông tin cư trú;

(Đối với người đăng ký tạm trú là người chưa thành niên thì trong tờ khai phải ghi rõ ý kiến đồng ý của cha, mẹ hoặc người giám hộ, trừ trường hợp đã có ý kiến đồng ý bằng văn bản)

Giấy tờ, tài liệu chứng minh chỗ ở hợp pháp.

3.2. Đăng ký tạm trú cho người nước ngoài

Theo Thông tư 04/2015/TT-BCA, để đăng ký tạm trú cho người nước ngoài, người trực tiếp quản lý, điều hành hoạt động của cơ sở lưu trú cần chuẩn bị Phiếu khai báo tạm trú cho người nước ngoài theo mẫu NA17.

Hiện nay, có 02 hình thức khai báo tạm trú cho người nước ngoài:

- Khai báo qua mạng tại website của Phòng Quản lý xuất nhập cảnh công an tỉnh nơi đặt cơ sở lưu trú

- Khai báo trực tiếp tại Công an xã, phường, thị trấn nơi có cơ sở lưu trú.

Trên đây là giải đáp về vấn đề: Người thuê hay cho thuê phải đi đăng ký tạm trú? Nếu còn vấn đề vướng mắc về các thủ tục liên quan, bạn đọc vui lòng liên hệ tổng đài tư vấn 19006192 để được hỗ trợ sớm nhất.

Đánh giá bài viết:
(4 đánh giá)

Để được giải đáp thắc mắc, vui lòng gọi

19006192

Theo dõi LuatVietnam trên YouTube

TẠI ĐÂY

Tin cùng chuyên mục

Gian lận về giá là gì? Doanh nghiệp gian lận về giá bị phạt bao nhiêu tiền?

Gian lận về giá là gì? Doanh nghiệp gian lận về giá bị phạt bao nhiêu tiền?

Gian lận về giá là gì? Doanh nghiệp gian lận về giá bị phạt bao nhiêu tiền?

Gian lận về giá là một hành vi xảy ra khi doanh nghiệp cố tình tăng giá, khai báo sai giá trị hoặc sử dụng các thủ thuật không minh bạch để trục lợi từ người tiêu dùng. Vậy gian lận về giá là gì? Doanh nghiệp có hành vi gian lận về giá bị phạt bao nhiêu tiền?

Giấy khai sinh bản sao có công chứng được không?

Giấy khai sinh bản sao có công chứng được không?

Giấy khai sinh bản sao có công chứng được không?

Giấy khai sinh là văn bản do cơ quan Nhà nước có thẩm quyền cấp cho cá nhân khi được đăng ký khai sinh. Ngoài bản chính, người dân còn được yêu cầu cấp thêm các bản sao để sử dụng khi có việc cần thiết. Sau đây là giải đáp thắc mắc về giấy khai sinh bản sao có công chứng được không.