Người thực hiện chứng thực - Họ là những ai?

Bên cạnh công chứng thì chứng thực là hoạt động rất phổ biến hiện nay, vậy những người thực hiện chứng thực họ là những ai theo quy định của pháp luật?

Chứng thực có thể được thực hiện ở đâu?

Theo quy định tại Điều 5 Nghị định số 23/2015/NĐ-CP, tùy thuộc vào loại giấy tờ, văn bản yêu cầu chứng thực thì các cơ quan, tổ chức, cá nhân sau đây có thẩm quyền và trách nhiệm thực hiện chứng thực:

Stt

Cơ quan

Loại chứng thực

1

UBND xã, phường, thị trấn

Chứng thực bản sao từ bản chính các giấy tờ, văn bản do cơ quan có thẩm quyền của Việt Nam cấp hoặc chứng nhận

Chứng thực chữ ký trong các giấy tờ, văn bản, trừ chứng thực chữ ký người dịch

Chứng thực hợp đồng, giao dịch liên quan đến tài sản là động sản

Chứng thực hợp đồng, giao dịch liên quan đến thực hiện các quyền của người sử dụng đất

Chứng thực hợp đồng, giao dịch về nhà ở

Chứng thực di chúc

Chứng thực văn bản từ chối nhận di sản

Chứng thực văn bản thỏa thuận phân chia di sản, văn bản khai nhận di sản mà di sản là động sản, bất động sản

2

Phòng Tư pháp huyện, quận, thị xã, thành phổ thuộc tỉnh

Chứng thực bản sao từ bản chính các giấy tờ, văn bản do cơ quan, tổ chức có thẩm quyền của Việt Nam; của nước ngoài; cơ quan, tổ chức có thẩm quyền của Việt Nam liên kết với cơ quan, tổ chức có thẩm quyền của nước ngoài cấp hoặc chứng nhận

Chứng thực chữ ký trong các giấy tờ, văn bản

Chứng thực chữ ký của người dịch trong các giấy tờ, văn bản từ tiếng nước ngoài sang tiếng Việt, từ tiếng Việt sang tiếng nước ngoài

Chứng thực hợp đồng, giao dịch liên quan đến tài sản là động sản

Chứng thực văn bản thỏa thuận phân chia di sản, văn bản khai nhận di sản mà di sản là động sản

3

Công chứng viên

Chứng thực bản sao từ bản chính các giấy tờ, văn bản do cơ quan, tổ chức có thẩm quyền của Việt Nam; của nước ngoài; cơ quan, tổ chức có thẩm quyền của Việt Nam liên kết với cơ quan, tổ chức có thẩm quyền của nước ngoài cấp hoặc chứng nhận

Chứng thực chữ ký trong các giấy tờ, văn bản, trừ chứng thực chữ ký người dịch

4

Cơ quan đại diện ngoại giao, Cơ quan đại diện lãnh sự và Cơ quan khác được ủy quyền thực hiện chức năng lãnh sự của Việt Nam ở nước ngoài

Chứng thực bản sao từ bản chính các giấy tờ, văn bản do cơ quan, tổ chức có thẩm quyền của Việt Nam; của nước ngoài; cơ quan, tổ chức có thẩm quyền của Việt Nam liên kết với cơ quan, tổ chức có thẩm quyền của nước ngoài cấp hoặc chứng nhận

Chứng thực chữ ký trong các giấy tờ, văn bản

Chứng thực chữ ký của người dịch trong các giấy tờ, văn bản từ tiếng nước ngoài sang tiếng Việt, từ tiếng Việt sang tiếng nước ngoài


Người thực hiện chứng thực là những ai?

người thực hiện chứng thực

Người thực hiện chứng thực - Họ là những ai?


Người thực hiện chứng thực gồm:

  • Trưởng phòng, Phó Trưởng phòng Tư pháp huyện, quận, thị xã, thành phố thuộc tỉnh;

  • Chủ tịch, Phó Chủ tịch Ủy ban nhân dân xã, phường, thi trấn;
  • Công chứng viên của Phòng công chứng, Văn phòng công chứng;

  • Viên chức ngoại giao, viên chức lãnh sự của Cơ quan đại diện ngoại giao, Cơ quan đại diện lãnh sự và Cơ quan khác được ủy quyền thực hiện chức năng lãnh sự của Việt Nam ở nước ngoài.

Cụ thể,

- Trưởng phòng, Phó Trưởng phòng Tư pháp thực hiện chứng thực các việc quy định thuộc thẩm quyền chứng thực, ký chứng thực và đóng dấu của Phòng Tư pháp;

- Chủ tịch, Phó Chủ tịch UBND cấp xã thực hiện ký chứng thực và đóng dấu của UBND cấp xã;

- Công chứng viên có thẩm quyền và trách nhiệm chứng thực các việc thuộc thẩm quyền của mình, ký chứng thực và đóng dấu của Phòng công chứng, Văn phòng công chứng;

- Viên chức ngoại giao, viên chức lãnh sự ký chứng thực và đóng dấu của Cơ quan đại diện.

Theo đó, chỉ những người nêu trên có nghĩa vụ và trách nhiệm thực hiện chứng thực theo đúng thẩm quyền khi có yêu cầu.

>> Chứng thực là gì? Giá trị pháp lý của văn bản chứng thực

Hậu Nguyễn

Đánh giá bài viết:

Để được giải đáp thắc mắc, vui lòng gọi

19006192

Theo dõi LuatVietnam trên YouTube

TẠI ĐÂY

Tin cùng chuyên mục

21 tỉnh, thành nào vừa thông qua Nghị quyết sắp xếp đơn vị hành chính?

21 tỉnh, thành nào vừa thông qua Nghị quyết sắp xếp đơn vị hành chính?

21 tỉnh, thành nào vừa thông qua Nghị quyết sắp xếp đơn vị hành chính?

Việc sắp xếp đơn vị hành chính cấp huyện, cấp xã nhằm tổ chức hợp lý đơn vị hành chính các cấp phù hợp với thực tiễn và xu thế phát triển của đất nước. Vừa qua, đã có 21 tỉnh, thành đã được thông qua Nghị quyết sắp xếp đơn vị hành chính giai đoạn 2023-2025.