Người già với người cao tuổi khác nhau thế nào?

Nhiều người đều lầm tưởng người già và người cao tuổi là một, song hoàn toàn không phải vậy. Bài viết dưới đây sẽ chỉ ra người già với người cao tuổi khác nhau thế nào dưới góc độ pháp luật.

Tiêu chí

Người già

Người cao tuổi

Khái niệm

Người già chỉ được nhắc đến trong Bộ luật Hình sự 1999 sửa đổi, bổ sung 2009, cụ thể:

- “người phạm tội là người già” là tình tiết giảm nhẹ trách nhiệm hình sự;

- “phạm tội đối với người già” là tình tiết tăng nặng trách nhiệm hình sự.

Theo Nghị quyết 01/2006/NQ-HĐTP hướng dẫn “người già” được xác định là người từ đủ 70 tuổi trở lên.

Tới Bộ luật Hình sự 2015 sửa đổi, bổ sung 2017 đã không còn thuật ngữ người già mà chỉ còn người đủ 70 tuổi trở lên.

Tuy nhiên, có thể suy ra, người già được xác định là người đủ 70 tuổi trở lên.

Người cao tuổi là công dân Việt Nam từ đủ 60 tuổi trở lên (theo Điều 2 Luật Người cao tuổi năm 2009).

Một số quyền lợi

- Người phạm tội là người đủ 70 tuổi trở lên là tình tiết giảm nhẹ trách nhiệm hình sự (điểm o khoản 1 Điều 51);

- Người đủ 70 tuổi trở lên đã chấp hành ít nhất 1/3 hình phạt tù có thời hạn hoặc ít nhất 12 năm đối với tù chung thân đã được giảm xuống tù có thời hạn thì được tha tù trước thời hạn (điểm e khoản 1 Điều 66)

- Được ưu tiên khám chữa bệnh trước người khác trừ bệnh nhân cấp cứu, trẻ dưới 6 tuổi, người khuyết tật nặng đối với người từ đủ 80 tuổi trở lên;

- Được ưu tiên nhận tiền, hiện vật cứu trợ, chăm sóc sức khỏe và chỗ ở nhằm khắc phục khó khăn ban đầu khi gặp khó khăn do hậu quả thiên tai hoặc rủi ro bất khả kháng khác;

- Được miễn các khoản đóng góp cho hoạt động xã hội (trừ trường hợp tự nguyện đóng góp);

- Được tham gia Hội người cao tuổi Việt Nam…

(Điều 3 Luật Người cao tuổi 2009)

Khái niệm liên quan

- Người già yếu là tình tiết định khung quy định tại các Điều 134 - Tội Cố ý gây thương tích hoặc gây tổn hại cho sức khỏe của người khác; Điều 140 - Tội hành hạ người khác; Điều 157 - Tội bắt, giữ hoặc giam người trái pháp luật của Bộ luật Hình sự 2015 sửa đổi, bổ sung 2017 nhưng chưa có hướng dẫn cụ thể thế nào là người già yếu.

- Người quá già yếu là người:

+ Từ 70 tuổi trở lên;

+ Hoặc người từ 60 tuổi trở lên nhưng thường xuyên đau ốm

(“Người quá già yếu” là tình tiết xét giảm thời hạn chấp hành hình phạt trong trường hợp đặc biệt theo Điều 64 Bộ luật Hình sự)

Người lao động cao tuổi là người tiếp tục lao động sau độ tuổi:

+ Đủ 60 tuổi đối với nam;

+ Đủ 55 tuổi đối với nữ.

Người già với người cao tuổi nghe qua thì có vẻ giống nhau khiến mọi người dễ nhầm lẫn nhưng tìm hiểu quy định pháp luật liên quan mới thấy hai thuật ngữ này có khác biệt rõ ràng.

Cũng xin nói thêm, Bộ luật Hình sự 2015 sửa đổi, bổ sung 2017 đã thay thế quy định “người già” bằng khái niệm “người đủ 70 tuổi trở lên”.

Việc thay đổi này cho thấy sự rõ ràng và minh bạch, đáp ứng được yêu cầu của thực tiễn, bảo đảm tính thống nhất trong nhận thức và tổ chức thực hiện.

Nhưng một số điều luật tại Bộ luật Hình sự 2015 vẫn giữ quy định “người già yếu” hay “người quá già yếu” làm căn cứ định khung hoặc tình tiết giảm nhẹ không còn phù hợp và thiếu thống nhất gây khó khăn khi áp dụng.

>> 5 chế độ cho người lao động cao tuổi không nên bỏ qua

Hậu Nguyễn

Đánh giá bài viết:
(2 đánh giá)

Để được giải đáp thắc mắc, vui lòng gọi

19006192

Theo dõi LuatVietnam trên YouTube

TẠI ĐÂY

Tin cùng chuyên mục

Gian lận về giá là gì? Doanh nghiệp gian lận về giá bị phạt bao nhiêu tiền?

Gian lận về giá là gì? Doanh nghiệp gian lận về giá bị phạt bao nhiêu tiền?

Gian lận về giá là gì? Doanh nghiệp gian lận về giá bị phạt bao nhiêu tiền?

Gian lận về giá là một hành vi xảy ra khi doanh nghiệp cố tình tăng giá, khai báo sai giá trị hoặc sử dụng các thủ thuật không minh bạch để trục lợi từ người tiêu dùng. Vậy gian lận về giá là gì? Doanh nghiệp có hành vi gian lận về giá bị phạt bao nhiêu tiền?