Cảm ơn quý khách đã gửi báo lỗi.
Nghị quyết 56/2019/NQ-HĐND Bình Định đặt tên đường thành phố Quy Nhơn năm 2019
- Thuộc tính
- Nội dung
- VB gốc
- Tiếng Anh
- Hiệu lực
- VB liên quan
- Lược đồ
- Nội dung MIX
- Tổng hợp lại tất cả các quy định pháp luật còn hiệu lực áp dụng từ văn bản gốc và các văn bản sửa đổi, bổ sung, đính chính…
- Khách hàng chỉ cần xem Nội dung MIX, có thể nắm bắt toàn bộ quy định pháp luật hiện hành còn áp dụng, cho dù văn bản gốc đã qua nhiều lần chỉnh sửa, bổ sung.
- Tải về
Đây là tiện ích dành cho thành viên đăng ký phần mềm.
Quý khách vui lòng Đăng nhập tài khoản LuatVietnam và đăng ký sử dụng Phần mềm tra cứu văn bản.
- Báo lỗi
- Gửi liên kết tới Email
- In tài liệu
- Chia sẻ:
- Chế độ xem: Sáng | Tối
- Thay đổi cỡ chữ:17
- Chú thích màu chỉ dẫn
thuộc tính Nghị quyết 56/2019/NQ-HĐND
Cơ quan ban hành: | Hội đồng nhân dân tỉnh Bình Định | Số công báo: | Đang cập nhật |
Số hiệu: | 56/2019/NQ-HĐND | Ngày đăng công báo: | Đang cập nhật |
Loại văn bản: | Nghị quyết | Người ký: | Nguyễn Thanh Tùng |
Ngày ban hành: | 13/12/2019 | Ngày hết hiệu lực: | Đang cập nhật |
Áp dụng: | Tình trạng hiệu lực: | Đã biết Vui lòng đăng nhập tài khoản gói Tiêu chuẩn hoặc Nâng cao để xem Tình trạng hiệu lực. Nếu chưa có tài khoản Quý khách đăng ký tại đây! | |
Lĩnh vực: | Xây dựng, Hành chính |
tải Nghị quyết 56/2019/NQ-HĐND
Nếu chưa có tài khoản, vui lòng Đăng ký tại đây!
HỘI ĐỒNG NHÂN DÂN | CỘNG HÒA XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM |
Số: 56/2019/NQ-HĐND | Bình Định, ngày 13 tháng 12 năm 2019 |
NGHỊ QUYẾT
Đề án đặt tên đường trên địa bàn thành phố Quy Nhơn năm 2019
__________________
HỘI ĐỒNG NHÂN DÂN TỈNH BÌNH ĐỊNH
KHÓA XII KỲ HỌP THỨ 11
Căn cứ Luật tổ chức chính quyền địa phương ngày 19 tháng 6 năm 2015;
Căn cứ Luật ban hành văn bản quy phạm pháp luật ngày 22 tháng 6 năm 2015;
Căn cứ Nghị định số 91/2005/NĐ-CP ngày 11 tháng 7 năm 2005 của Chính phủ về việc ban hành Quy chế đặt tên, đổi tên đường, phố và công trình công cộng;
Căn cứ Thông tư số 36/2006/TT-BVHTT ngày 20 tháng 3 năm 2006 của Bộ Văn hoá - Thông tin (nay là Bộ Văn hóa, Thể thao và Du lịch) hướng dẫn thực hiện một số điều của Quy chế đặt tên, đổi tên đường, phố và công trình công cộng ban hành kèm theo Nghị định số 91/2005/NĐ-CP ngày 11 tháng 7 năm 2005 của Chính phủ;
Xét Tờ trình số 133/TTr-UBND ngày 02 tháng 12 năm 2019 của Ủy ban nhân dân tỉnh về việc xin ý kiến thông qua Đề án đặt tên đường trên địa bàn thành phố Quy Nhơn năm 2019; Báo cáo thẩm tra số 34/BC-VHXH ngày 03 tháng 12 năm 2019 của Ban Văn hóa - Xã hội Hội đồng nhân dân tỉnh; ý kiến thảo luận của đại biểu Hội đồng nhân dân tại kỳ họp.
QUYẾT NGHỊ:
Điều 1. Nhất trí thông qua Đề án đặt tên đường trên địa bàn thành phố Quy Nhơn năm 2019; gồm 12 tuyến đường, cụ thể:
1. Khu quy hoạch dân cư khu vực 1 - phường Đống Đa: 06 tuyến đường;
2. Khu dân cư gần UBND phường Nhơn Phú: 04 tuyến đường;
3. Khu quy hoạch dân cư đất quốc phòng - phường Ghềnh Ráng: 01 tuyến đường;
4. Khu dân cư gần làng SOS - phường Nhơn Bình: 01 tuyến đường.
(Có Đề án đặt tên đường kèm theo).
Điều 2. Ủy ban nhân dân tỉnh có trách nhiệm tổ chức triển khai thực hiện Nghị quyết.
Điều 3. Thường trực Hội đồng nhân dân tỉnh, các Ban của Hội đồng nhân dân tỉnh, Tổ đại biểu Hội đồng nhân dân tỉnh và đại biểu Hội đồng nhân dân tỉnh kiểm tra, giám sát việc thực hiện Nghị quyết.
Nghị quyết này đã được Hội đồng nhân dân tỉnh Bình Định Khóa XII Kỳ họp thứ 11 thông qua ngày 13 tháng 12 năm 2019 và có hiệu lực từ ngày 23 tháng 12 năm 2019./.
Nơi nhận: | CHỦ TỊCH |
ĐỀ ÁN
ĐẶT TÊN ĐƯỜNG TRÊN ĐỊA BÀN THÀNH PHỐ QUY NHƠN NĂM 2019
(Ban hành kèm theo Nghị quyết số 56/2019/NQ-HĐND ngày 13 tháng 12 năm 2019 của Hội đồng nhân dân tỉnh Bình Định)
I. Sự cần thiết đặt tên đường
Thành phố Quy Nhơn có lịch sử hình thành và phát triển 120 năm, là trung tâm chính trị, kinh tế, văn hóa - xã hội, khoa học kỹ thuật của tỉnh, là đô thị loại I trực thuộc tỉnh Bình Định; đến nay có 467 tuyến đường đã được đặt tên. Trong quá trình đô thị hóa và chỉnh trang, mở rộng đô thị đã điều chỉnh và hình thành một số khu dân cư, khu đô thị mới, khu công nghiệp… có nhiều tuyến đường được quy hoạch mới chưa có tên. Nhằm thực hiện tốt công tác quản lý hành chính trên địa bàn, tạo điều kiện thuận lợi cho các tổ chức, cá nhân thông qua địa chỉ số nhà, tên đường cụ thể để thuận tiện trong hoạt động sản xuất, kinh doanh, quan hệ giao dịch kinh tế, thể hiện nếp sống văn minh đô thị; đồng thời, góp phần giáo dục truyền thống lịch sử, văn hóa, nâng cao niềm tự hào dân tộc, lòng yêu quê hương, đất nước cho nhân dân, nhất là thế hệ trẻ; do đó, việc đặt tên đường đối với khu vực đô thị là rất cần thiết.
II. Căn cứ pháp lý
1. Nghị định số 91/2005/NĐ-CP ngày 11 tháng 7 năm 2005 của Chính phủ về việc ban hành Quy chế đặt tên, đổi tên đường, phố và công trình công cộng;
2. Thông tư số 36/2006/TT-BVHTT ngày 20 tháng 3 năm 2006 của Bộ Văn hoá - Thông tin (nay là Bộ Văn hóa, Thể thao và Du lịch) hướng dẫn thực hiện một số điều của Quy chế đặt tên, đổi tên đường, phố và công trình công cộng ban hành kèm theo Nghị định số 91/2005/NĐ-CP ngày 11 tháng 7 năm 2005 của Chính phủ.
III. Nguyên tắc đặt tên đường
- Tất cả các tuyến đường trên địa bàn các phường của thành phố Quy Nhơn được xây dựng theo quy hoạch đô thị, sử dụng ổn định thì được xem xét đặt tên.
- Căn cứ lý trình, vị trí, cấp độ, quy mô của đường để đặt tên tương xứng với ý nghĩa của địa danh, tầm quan trọng của sự kiện lịch sử và công lao của danh nhân.
- Không đặt tên đường bằng các tên gọi khác nhau của một danh nhân trên cùng địa bàn.
- Việc lựa chọn tên đặt cho từng tuyến đường phải bảo đảm các yêu cầu:
+ Tên các lãnh tụ, các nhà lãnh đạo, các anh hùng liệt sĩ tiêu biểu của đất nước, ưu tiên các danh nhân có mối quan hệ trực tiếp với Bình Định và thành phố Quy Nhơn; tên các nhân vật lịch sử qua các thời kỳ (anh hùng dân tộc, người có công với đất nước, danh nhân văn hóa, nhà văn, nhà thơ, nhà khoa học, nhà nghệ thuật…) phải bảo đảm tính khoa học, lịch sử và tính pháp lý; đánh giá đúng vai trò, vị trí, công lao của các danh nhân đối với dân tộc, với địa phương được nhân dân suy tôn, thừa nhận.
+ Tên các địa danh, các mốc sự kiện lịch sử, các di tích lịch sử - văn hóa phải có giá trị tiêu biểu đối với đất nước, địa phương. Ngoài ra, việc đặt tên đường cũng quan tâm đến các yếu tố tâm lý, tình cảm của nhân dân, nhất là tên phải dễ nhớ, dễ thuộc, dễ gọi, quen gọi.
IV. Căn cứ tài liệu
1. Từ điển nhân vật lịch sử Việt Nam - NXB Khoa học xã hội - 1991.
2. Từ điển nhân vật lịch sử Việt Nam - NXB Tổng hợp thành phố Hồ Chí Minh - 2006.
3. Chân dung anh hùng thời đại Hồ Chí Minh - NXB Quân đội nhân dân.
4. Nhà Tây Sơn - Quách Tấn, Quách Giao - Sở VHTT Nghĩa Bình xuất bản.
5. Võ nhân Bình Định - Quách Tấn, Quách Giao - Sở VHTT Nghĩa Bình xuất bản.
6. Tư liệu về phong trào Tây Sơn - trên đất Nghĩa Bình - Phan Huy Lê, Phan Đại Doãn chủ biên.
7. Từ điển bách khoa quân sự Việt Nam - NXB Quân đội nhân dân - 2004.
8. Lịch sử Đảng bộ tỉnh Bình Định 1930 - 1945, Tập I - NXB Tổng hợp Bình Định - 1990.
9. Ký sự Sư đoàn Sao vàng - NXB Quân đội nhân dân - 1984.
10. Bình Định - Danh thắng và Di tích - Sở KHCN và MT - Sở VHTT Bình Định - 2000.
V. Số tuyến đường đặt tên
Căn cứ thực tế quy hoạch, lý trình mỗi tuyến đường và các văn bản quy phạm pháp luật hiện hành, Hội đồng nhân dân tỉnh thông qua Đề án đặt tên đường trên địa bàn thành phố Quy Nhơn năm 2019 là 12 tuyến đường thuộc 04 khu dân cư, cụ thể:
1. Khu quy hoạch dân cư khu vực 1 - phường Đống Đa: 06 tuyến đường;
2. Khu dân cư gần UBND phường Nhơn Phú: 04 tuyến đường;
3. Khu quy hoạch dân cư đất quốc phòng - phường Ghềnh Ráng: 01 tuyến đường;
4. Khu dân cư gần làng SOS - phường Nhơn Bình: 01 tuyến đường.
VI. Danh sách tên đường trên địa bàn thành phố Quy Nhơn năm 2019
STT | Tuyến đường quy hoạch | Lý trình | Lộ giới (m) | Lòng đường (m) | Vỉa hè 2 bên (m) | Chiều dài (m) | Tên đường | |
I. Khu QHDC khu vực 1 – phường Đống Đa: 06 tuyến đường | ||||||||
1 | Đường S2 | Từ đường S6 đến đường S7 | 12 | 6 | 3x2 | 151,3 | Nguyễn Thị Hãnh (1949-1972) Phù Mỹ, Bình Định | |
2 | Đường S3 | Từ nhà dân hiện trạng đến đường S7 | 9 | 5 | 2x2 | 190 | Trần Thị Dừa (1922-1969) Hoài Nhơn, Bình Định | |
3 | Đường S5 | Từ đường S3 đến đường bê tông lộ giới 12m | 12 | 6 | 3x2 | 85,8 | Đặng Chất (1622-1683) Bắc Ninh | |
4 | Đường S6 | Từ đường S1 đến đường S3 | 18 | 10 | 4x2 | 102,6 | Nguyễn Thị Hồng Bông (1948-1971) Tây Sơn, Bình Định | |
5 | Đường S7 | Từ đường S1 đến đường S3 | 18 | 10 | 4x2 | 102,6 | Võ Giữ (1935-1969) Ân Thạnh, Hoài Ân | |
6 | Đường bê tông lộ giới 12m | Từ đường S1 đến đường S4 | 12 | 6 | 3x2 | 92,9 | Dương Bá Trạc (1884-1944) Hưng Yên | |
II. Khu dân cư gần UBND phường Nhơn Phú: 04 tuyến đường | ||||||||
1 | Đường bê tông | Đường hẻm (quán cafe Mận) đến nhà ông Ngô Văn Trung | 12 | 6 | 3x2 | 250 | Đồi Mười (Di tích lịch sử trong kháng chiến chống Mỹ) Hoài Châu Bắc, Hoài Nhơn, Bình Định | |
2 | Đường bê tông | Từ đường Hùng Vương đến công viên trước trụ sở UBND phường Nhơn Phú | 12 | 6 | 3x2 | 250 | Đèo Nhông - Dương Liễu (Di tích lịch sử trong kháng chiến chống Mỹ) Phù Mỹ, Bình Định | |
3 | Đường quy hoạch | Trường học Ischool đến Trường THCS Nhơn Phú | 20 | 10 | 5x2 | 610 | Núi Bà (Di tích lịch sử trong kháng chiến chống Mỹ) Phù Cát, Bình Định | |
4 | Đường bê tông | Đường Hùng Vương đến Trường học Ischool | 18 | 9 | 4,5x2 | 140 | Thuận Ninh (Chiến thắng Thuận Ninh) Bình Tân, Tây Sơn, Bình Định | |
III. Khu quy hoạch dân cư đất quốc phòng – phường Ghềnh Ráng: 01 tuyến đường | ||||||||
1 | Đường nhựa | Đoạn đường từ Bế Văn Đàn đến đường Chế Lan Viên | 11 | 7 | 2x2 | 200 | Yến Lan (1916-1998) An Nhơn, Bình Định | |
IV. Khu dân cư gần làng SOS – phường Nhơn Bình: 01 tuyến đường | ||||||||
1 | Đường bê tông hiện trạng + Đường số 3 | Từ đường Đào Tấn đến đường số 6 | 12 | 6 | 3x 2 | 394 | Lê Văn Thủ (Thế kỷ XVIII) Tam Kỳ, Quảng Nam | |
|
|
|
|
|
|
|
|
|
Tổng cộng: 12 tuyến đường./.