Cảm ơn quý khách đã gửi báo lỗi.
Nghị quyết 172/2018/NQ-HĐND Kiên Giang ban hành Quy định về phân cấp quản lý tài sản công thuộc phạm vi quản lý của tỉnh
- Thuộc tính
- Nội dung
- VB gốc
- Tiếng Anh
- Hiệu lực
- VB liên quan
- Lược đồ
- Nội dung MIX
- Tổng hợp lại tất cả các quy định pháp luật còn hiệu lực áp dụng từ văn bản gốc và các văn bản sửa đổi, bổ sung, đính chính…
- Khách hàng chỉ cần xem Nội dung MIX, có thể nắm bắt toàn bộ quy định pháp luật hiện hành còn áp dụng, cho dù văn bản gốc đã qua nhiều lần chỉnh sửa, bổ sung.
- Tải về
Đây là tiện ích dành cho thành viên đăng ký phần mềm.
Quý khách vui lòng Đăng nhập tài khoản LuatVietnam và đăng ký sử dụng Phần mềm tra cứu văn bản.
- Báo lỗi
- Gửi liên kết tới Email
- In tài liệu
- Chia sẻ:
- Chế độ xem: Sáng | Tối
- Thay đổi cỡ chữ:17
- Chú thích màu chỉ dẫn
thuộc tính Nghị quyết 172/2018/NQ-HĐND
Cơ quan ban hành: | Hội đồng nhân dân tỉnh Kiên Giang | Số công báo: | Đang cập nhật |
Số hiệu: | 172/2018/NQ-HĐND | Ngày đăng công báo: | Đang cập nhật |
Loại văn bản: | Nghị quyết | Người ký: | Đặng Tuyết Em |
Ngày ban hành: | 24/07/2018 | Ngày hết hiệu lực: | Đang cập nhật |
Áp dụng: | Tình trạng hiệu lực: | Đã biết Vui lòng đăng nhập tài khoản gói Tiêu chuẩn hoặc Nâng cao để xem Tình trạng hiệu lực. Nếu chưa có tài khoản Quý khách đăng ký tại đây! | |
Lĩnh vực: | Hành chính |
tải Nghị quyết 172/2018/NQ-HĐND
Nếu chưa có tài khoản, vui lòng Đăng ký tại đây!
Nếu chưa có tài khoản, vui lòng Đăng ký tại đây!
HỘI ĐỒNG NHÂN DÂN | CỘNG HÒA XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM |
Số: 172/2018/NQ-HĐND | Kiên Giang, ngày 24 tháng 7 năm 2018 |
NGHỊ QUYẾT
Ban hành Quy định về phân cấp quản lý tài sản công thuộc phạm vi quản lý của tỉnh Kiên Giang
______________
HỘI ĐỒNG NHÂN DÂN TỈNH KIÊN GIANG
KHÓA IX, KỲ HỌP THỨ CHÍN
Căn cứ Luật tổ chức chính quyền địa phương ngày 19 tháng 6 năm 2015;
Căn cứ Luật ban hành văn bản quy phạm pháp luật ngày 22 tháng 6 năm 2015;
Căn cứ Luật quản lý, sử dụng tài sản công ngày 21 tháng 6 năm 2017;
Căn cứ Nghị định số 151/2017/NĐ-CP ngày 26 tháng 12 năm 2017 của Chính phủ quy định chi tiết một số điều của Luật Quản lý, sử dụng tài sản công;
Căn cứ Nghị định số 165/2017/NĐ-CP ngày 31 tháng 12 năm 2017 của Chính phủ quy định việc quản lý, sử dụng tài sản tại cơ quan Đảng Cộng sản Việt Nam;
Xét Tờ trình số 76/TTr-UBND ngày 18 tháng 6 năm 2018 của Ủy ban nhân dân tỉnh dự thảo nghị quyết Quy định về phân cấp quản lý tài sản công thuộc phạm vi quản lý của tỉnh Kiên Giang; Báo cáo thẩm tra số 85/BC-HĐND ngày 09 tháng 7 năm 2018 của Ban Kinh tế - Ngân sách Hội đồng nhân dân tỉnh; ý kiến thảo luận của đại biểu Hội đồng nhân dân tại kỳ họp.
QUYẾT NGHỊ:
Điều 1. Ban hành kèm theo Nghị quyết này Quy định về phân cấp quản lý tài sản công thuộc phạm vi quản lý của tỉnh Kiên Giang
Điều 2. Tổ chức thực hiện
1. Hội đồng nhân dân giao Ủy ban nhân dân tỉnh triển khai thực hiện nghị quyết của Hội đồng nhân dân tỉnh.
2. Thường trực Hội đồng nhân dân, các Ban Hội đồng nhân dân, các Tổ đại biểu và đại biểu Hội đồng nhân dân tỉnh giám sát việc thực hiện Nghị quyết này.
3. Nghị quyết này thay thế Nghị quyết số 38/2016/NQ-HĐND ngày 01 tháng 8 năm 2016 của Hội đồng nhân dân tỉnh ban hành Quy định về phân cấp quản lý, sử dụng tài sản nhà nước trên địa bàn tỉnh Kiên Giang.
Nghị quyết này đã được Hội đồng nhân dân tỉnh Kiên Giang khóa IX, Kỳ họp thứ chín thông qua ngày 18 tháng 7 năm 2018 và có hiệu lực từ ngày 03 tháng 8 năm 2018./.
| CHỦ TỊCH |
QUY ĐỊNH
VỀ PHÂN CẤP QUẢN LÝ TÀI SẢN CÔNG THUỘC PHẠM VI QUẢN LÝ CỦA TỈNH KIÊN GIANG
(Ban hành kèm theo Nghị quyết số 172/2018/NQ-HĐND ngày 24 tháng 7 năm 2018 của Hội đồng nhân dân tỉnh Kiên Giang)
Chương I. QUY ĐỊNH CHUNG
Điều 1. Phạm vi điều chỉnh
1. Quy định này quy định thẩm quyền quyết định mua sắm, thuê, xử lý tài sản công tại các cơ quan, tổ chức, đơn vị và phê duyệt phương án xử lý tài sản phục vụ hoạt động của dự án sử dụng vốn nhà nước thuộc phạm vi quản lý của tỉnh Kiên Giang.
2. Những nội dung khác liên quan đến việc quản lý, sử dụng tài sản công không quy định tại quy định này thực hiện theo Luật quản lý, sử dụng tài sản công, nghị định của Chính phủ, thông tư hướng dẫn của Bộ Tài chính và pháp luật liên quan.
Điều 2. Đối tượng áp dụng
1. Cơ quan nhà nước.
2. Đơn vị sự nghiệp công lập.
3. Văn phòng huyện ủy là đơn vị dự toán thuộc ngân sách nhà nước cấp huyện.
4. Tổ chức chính trị - xã hội; tổ chức chính trị xã hội - nghề nghiệp; tổ chức xã hội, tổ chức xã hội - nghề nghiệp, tổ chức khác được thành lập theo quy định của pháp luật về hội.
5. Cơ quan, tổ chức, cá nhân có liên quan đến quản lý, sử dụng tài sản công.
Điều 3. Nội dung phân cấp quản lý tài sản công
Phân cấp thẩm quyền quyết định quản lý tài sản công tại cơ quan, tổ chức, đơn vị với các nội dung sau:
1. Mua sắm tài sản công;
2. Thuê tài sản phục vụ hoạt động của cơ quan, tổ chức, đơn vị;
3. Xử lý tài sản công:
a) Thu hồi tài sản công;
b) Điều chuyển tài sản công;
c) Bán tài sản công;
d) Thanh lý tài sản công;
đ) Tiêu hủy tài sản công;
e) Xử lý tài sản công trong trường hợp bị mất, bị hủy hoại.
4. Phê duyệt phương án xử lý tài sản phục vụ hoạt động của dự án sử dụng vốn nhà nước.
Chương II. PHÂN CẤP MUA SẮM TÀI SẢN CÔNG VÀ THUÊ TÀI SẢN PHỤC VỤ HOẠT ĐỘNG CỦA CƠ QUAN, TỔ CHỨC, ĐƠN VỊ
Điều 4. Thẩm quyền quyết định mua sắm tài sản công
1. Thẩm quyền, trình tự, thủ tục quyết định mua sắm tài sản công trong trường hợp phải lập thành dự án đầu tư được thực hiện theo quy định của pháp luật về đầu tư công và pháp luật có liên quan.
2. Thẩm quyền quyết định mua sắm tài sản công trong trường hợp không thuộc phạm vi quy định tại Khoản 1 Điều này, phân cấp như sau:
a) Chủ tịch Ủy ban nhân dân tỉnh quyết định:
- Mua sắm tài sản công cho các cơ quan, tổ chức, đơn vị thuộc phạm vi quản lý của địa phương đối với các tài sản là: Trụ sở làm việc, cơ sở hoạt động sự nghiệp, xe ô tô, mô tô và ca nô các loại;
- Mua sắm tài sản công cho các cơ quan, tổ chức, đơn vị thuộc phạm vi quản lý cấp tỉnh các tài sản khác có giá trị từ 500 triệu đồng trở lên/01 đơn vị tài sản hoặc tổng nguyên giá từ 500 triệu đồng trở lên/01 lần mua sắm.
b) Giám đốc sở, Thủ trưởng các ban, ngành tỉnh quyết định mua sắm tài sản công là tài sản khác có giá trị dưới 500 triệu đồng/01 đơn vị tài sản hoặc tổng nguyên giá dưới 500 triệu đồng/01 lần mua sắm cho các cơ quan, tổ chức, đơn vị thuộc phạm vi quản lý.
c) Ủy ban nhân dân các huyện, thị xã, thành phố (sau đây gọi chung là Ủy ban nhân dân cấp huyện) quyết định mua sắm tài sản công cho các cơ quan, tổ chức, đơn vị thuộc phạm vi quản lý cấp huyện và cấp xã (bao gồm cả tài sản phục vụ hoạt động của văn phòng huyện ủy là đơn vị dự toán thuộc ngân sách nhà nước cấp huyện), trừ tài sản là trụ sở làm việc, cơ sở hoạt động sự nghiệp, xe ô tô, mô tô, ca nô các loại.
d) Người đứng đầu đơn vị sự nghiệp công lập tự đảm bảo chi thường xuyên và chi đầu tư quyết định mua sắm tài sản công (trừ cơ sở hoạt động sự nghiệp, xe ô tô) từ quỹ phát triển hoạt động sự nghiệp và từ nguồn vốn vay, vốn huy động theo chế độ quy định để phục vụ cho các hoạt động sự nghiệp và hoạt động kinh doanh của đơn vị. Trường hợp đơn vị sự nghiệp công lập sử dụng nhiều nguồn vốn để mua sắm tài sản, trong đó có nguồn ngân sách nhà nước thì thực hiện theo phân cấp thẩm quyền quyết định mua sắm theo Điểm a, b và c Khoản 2 Điều này.
Điều 5. Thẩm quyền quyết định thuê tài sản phục vụ hoạt động của các cơ quan, tổ chức, đơn vị
1. Chủ tịch Ủy ban nhân dân tỉnh quyết định:
a) Thuê tài sản là trụ sở làm việc, cơ sở hoạt động sự nghiệp phục vụ hoạt động của các cơ quan, tổ chức, đơn vị thuộc phạm vi quản lý của địa phương;
b) Thuê tài sản là tài sản khác có mức tiền thuê từ 200 triệu đồng trở lên/năm phục vụ hoạt động của cơ quan, tổ chức, đơn vị thuộc phạm vi quản lý cấp tỉnh.
2. Giám đốc sở, Thủ trưởng các ban, ngành tỉnh quyết định thuê tài sản khác có mức tiền thuê dưới 200 triệu đồng/năm phục vụ hoạt động của các cơ quan, tổ chức, đơn thuộc phạm vi quản lý.
3. Chủ tịch Ủy ban nhân dân cấp huyện quyết định thuê tài sản công phục vụ hoạt động của các cơ quan, tổ chức, đơn vị thuộc phạm vi quản lý cấp huyện và cấp xã (bao gồm cả tài sản phục vụ hoạt động của văn phòng huyện ủy là đơn vị dự toán thuộc ngân sách nhà nước cấp huyện), trừ trụ sở làm việc, cơ sở hoạt động sự nghiệp.
4. Người đứng đầu đơn vị sự nghiệp công lập tự đảm bảo chi thường xuyên và chi đầu tư quyết định thuê tài sản từ quỹ phát triển hoạt động sự nghiệp và nguồn vốn vay, vốn huy động theo chế độ quy định để phục vụ cho các hoạt động sự nghiệp và hoạt động kinh doanh của đơn vị. Trường hợp đơn vị sự nghiệp công lập sử dụng nhiều nguồn vốn để thuê tài sản, trong đó có nguồn ngân sách nhà nước thì thẩm quyền quyết định thuê tài sản thực hiện theo quy định tại Khoản 1, 2 và 3 Điều này.
Chương III. PHÂN CẤP XỬ LÝ TÀI SẢN CÔNG TẠI CƠ QUAN, TỔ CHỨC, ĐƠN VỊ VÀ TÀI SẢN PHỤC VỤ HOẠT ĐỘNG CỦA DỰ ÁN SỬ DỤNG VỐN NGÂN SÁCH NHÀ NƯỚC
Điều 6. Thẩm quyền quyết định thu hồi tài sản công
1. Chủ tịch Ủy ban nhân dân tỉnh quyết định thu hồi tài sản công tại các cơ quan, tổ chức, đơn vị thuộc phạm vi quản lý của địa phương đối với các tài sản là: Trụ sở làm việc, cơ sở hoạt động sự nghiệp, xe ô tô, tài sản khác có nguyên giá theo sổ sách kế toán có giá trị từ 500 triệu đồng trở lên/01 đơn vị tài sản.
2. Giám đốc Sở Tài chính quyết định thu hồi tài sản công tại các cơ quan, tổ chức, đơn vị thuộc phạm vi quản lý của địa phương đối với các tài sản là: Xe mô tô, ca nô các loại, tài sản khác có nguyên giá theo sổ sách kế toán từ 200 triệu đồng đến dưới 500 triệu đồng/01 đơn vị tài sản.
3. Giám đốc sở, Thủ trưởng các ban, ngành tỉnh, Ủy ban nhân dân cấp huyện quyết định thu hồi tài sản công là tài sản khác có nguyên giá theo sổ sách kế toán có giá trị dưới 200 triệu đồng/01 đơn vị tài sản trong phạm vi nội bộ đơn vị và cấp mình quản lý (bao gồm cả tài sản được nhà nước giao bằng hiện vật và mua sắm từ ngân sách nhà nước tại văn phòng huyện ủy là đơn vị dự toán thuộc ngân sách nhà nước cấp huyện).
Điều 7. Thẩm quyền quyết định điều chuyển tài sản công
1. Chủ tịch Ủy ban nhân dân tỉnh quyết định điều chuyển tài sản công giữa các cơ quan, tổ chức, đơn vị thuộc phạm vi quản lý của địa phương (kể cả các đơn vị trực thuộc sở, ban, ngành tỉnh) bao gồm: Trụ sở làm việc, cơ sở hoạt động sự nghiệp, xe ô tô, các tài sản khác có nguyên giá theo sổ sách kế toán từ 500 triệu đồng trở lên/01 đơn vị tài sản.
2. Giám đốc Sở Tài chính quyết định:
a) Điều chuyển tài sản công giữa các cơ quan, tổ chức, đơn vị thuộc phạm vi quản lý của địa phương bao gồm: Xe mô tô, ca nô các loại;
b) Điều chuyển tài sản công là các tài sản khác có nguyên giá theo sổ sách kế toán dưới 500 triệu đồng/01 đơn vị tài sản giữa các sở, ngành tỉnh, giữa cấp tỉnh và cấp huyện, cấp xã, giữa các huyện, thị xã, thành phố.
3. Giám đốc sở, Thủ trưởng các ban, ngành cấp tỉnh, Chủ tịch Ủy ban nhân dân cấp huyện quyết định điều chuyển tài sản công là các tài sản khác có nguyên giá theo sổ sách kế toán dưới 500 triệu đồng/01 đơn vị tài sản trong phạm vi nội bộ đơn vị và cấp mình quản lý.
Điều 8. Thẩm quyền quyết định bán tài sản công
1. Chủ tịch Ủy ban nhân dân tỉnh quyết định bán tài sản công là: Trụ sở làm việc, cơ sở hoạt động sự nghiệp, xe ô tô và tài sản khác có nguyên giá theo sổ sách kế toán từ 500 triệu đồng trở lên/01 đơn vị tài sản.
2. Giám đốc Sở Tài chính quyết định bán tài sản công là: Xe mô tô, ca nô các loại, các tài sản khác có nguyên giá theo sổ sách kế toán từ 200 triệu đồng đến dưới 500 triệu đồng /01 đơn vị tài sản.
3. Giám đốc sở, Thủ trưởng các ban, ngành tỉnh, Ủy ban nhân dân cấp huyện quyết định bán tài sản khác có nguyên giá theo sổ sách kế toán dưới 200 triệu đồng/01 đơn vị tài sản thuộc phạm vi nội bộ đơn vị và cấp mình quản lý.
4. Người đứng đầu đơn vị sự nghiệp công lập đảm bảo chi thường xuyên và chi đầu tư quyết định bán tài sản công được hình thành từ nguồn quỹ phát triển hoạt động sự nghiệp hoặc từ nguồn vốn vay, vốn huy động theo quy định (trừ cơ sở hoạt động sự nghiệp, xe ô tô).
Điều 9. Thẩm quyền quyết định thanh lý tài sản công
1. Giám đốc Sở Tài chính quyết định thanh lý tài sản công là: Nhà làm việc, công trình sự nghiệp và tài sản khác gắn liền với đất; xe ô tô, mô tô, ca nô các loại; tài sản khác có nguyên giá theo sổ sách kế toán từ 500 triệu đồng trở lên/01 đơn vị tài sản.
2. Giám đốc sở, Thủ trưởng các ban, ngành tỉnh, Chủ tịch Ủy ban nhân dân cấp huyện quyết định thanh lý tài sản công là tài sản khác có nguyên giá theo sổ sách kế toán dưới 500 triệu đồng/01 đơn vị tài sản thuộc phạm vi nội bộ đơn vị và cấp mình quản lý.
Điều 10. Thẩm quyền quyết định tiêu hủy tài sản công
1. Giám đốc Sở Tài chính quyết định tiêu hủy tài sản công là các tài sản thuộc thẩm quyền quyết định mua sắm của Chủ tịch Ủy ban nhân tỉnh.
2. Giám đốc sở, Thủ trưởng các ban, ngành tỉnh, Chủ tịch Ủy ban nhân dân cấp huyện quyết định tiêu hủy tài sản công là các tài sản thuộc thẩm quyền quyết định mua sắm được phân cấp.
Điều 11. Thẩm quyền quyết định xử lý tài sản công trong trường hợp bị mất, bị hủy hoại
Giám đốc sở, Thủ trưởng các ban, ngành tỉnh, Chủ tịch Ủy ban nhân dân cấp huyện quyết định xử lý tài sản công trong trường hợp bị mất, bị hủy hoại thuộc phạm vi nội bộ đơn vị và cấp mình quản lý.
Điều 12. Thẩm quyền phê duyệt phương án xử lý tài sản phục vụ hoạt động của dự án sử dụng vốn nhà nước thuộc địa phương quản lý
1. Thẩm quyền của Chủ tịch Ủy ban nhân dân tỉnh:
a) Phê duyệt phương án điều chuyển, bán tài sản là: Trụ sở làm việc, cơ sở hoạt động sự nghiệp, xe ô tô phục vụ hoạt động của dự án sử dụng vốn nhà nước thuộc phạm vi quản lý của địa phương;
b) Phê duyệt phương án điều chuyển, bán tài sản khác có nguyên giá theo sổ sách kế toán từ 500 triệu đồng trở lên/01 đơn vị tài sản phục vụ hoạt động của dự án thuộc phạm vi quản lý của cấp tỉnh.
2. Thẩm quyền của Giám đốc Sở Tài chính:
a) Phê duyệt phương án thanh lý, tiêu hủy, xử lý tài sản trong trường hợp bị mất, bị hủy hoại đối với các tài sản: Nhà làm việc, công trình sự nghiệp và tài sản khác gắn liền với đất, xe ô tô, tài sản khác có nguyên giá theo sổ sách kế toán từ 500 triệu đồng trở lên/01 đơn vị tài sản phục vụ hoạt động của dự án thuộc phạm vi quản lý của địa phương;
b) Phê duyệt phương án điều chuyển, bán, thanh lý, tiêu hủy, xử lý tài sản trong trường hợp bị mất, bị hủy hoại đối với tài sản khác có nguyên giá theo sổ sách kế toán dưới 500 triệu đồng/01 đơn vị tài sản phục vụ hoạt động của dự án thuộc phạm vi quản lý của cấp tỉnh.
3. Thẩm quyền của Chủ tịch Ủy ban nhân dân cấp huyện:
a) Phê duyệt phương án điều chuyển, bán tài sản công (trừ tài sản là trụ sở làm việc, cơ sở hoạt động sự nghiệp và xe ô tô) phục vụ hoạt động của dự án thuộc phạm vi quản lý của cấp huyện;
b) Phê duyệt phương án thanh lý, tiêu hủy, xử lý tài sản trong trường hợp bị mất, bị hủy hoại đối với tài sản khác có nguyên giá theo sổ sách kế toán dưới 500 triệu đồng/01 đơn vị tài sản phục vụ hoạt động của dự án thuộc phạm vi quản lý của cấp huyện.
Chương IV. ĐIỀU KHOẢN CHUYỂN TIẾP
Điều 13. Xử lý chuyển tiếp
Đối với các tài sản công đã có quyết định xử lý của cơ quan, người có thẩm quyền theo quy định của pháp luật về quản lý, sử dụng tài sản nhà nước trước ngày Quy định này có hiệu lực thi hành thì tiếp tục thực hiện xử lý theo quyết định của cơ quan, người có thẩm quyền; các công việc chưa thực hiện đến ngày Quy định này có hiệu lực thi hành, được thực hiện theo Quy định này./.
Quý khách vui lòng Đăng nhập tài khoản để xem Văn bản gốc.
Nếu chưa có tài khoản, vui lòng Đăng ký tại đây