Nghị định 100/2019 có đang mâu thuẫn với Luật Giao thông đường bộ?

Sau khi Nghị định 100 được ban hành, trong đó quy định mới về xử phạt lái xe uống rượu, bia, rất nhiều người băn khoăn về việc phải chăng Nghị định này đang quy định khác so với Luật Giao thông đường bộ?

Tại Nghị định 100, Chính phủ quy định:

Người đi xe máy có nồng độ cồn chưa vượt quá 50 miligam/100 mililít máu hoặc 0,25 miligam/1 lít khí thở bị phạt từ 02 - 03 triệu đồng và tước Bằng lái xe từ 10 - 12 tháng.

Đồng thời, Nghị định cũng xử phạt đối với người đi xe đạp uống rượu bia, với mức phạt thấp nhất là 80.000 đồng và cao nhất là 800.000 đồng.

Trong khi đó, khoản 8 ĐIều 8 Luật Giao thông đường bộ quy định:

Nghiêm cấm người điều khiển xe mô tô, xe gắn máy mà trong máu có nồng độ cồn vượt quá 50 miligam/100 mililít máu hoặc 0,25 miligam/1 lít khí thở

Như vậy, Luật Giao thông đường bộ không hề cấm đối với người đi xe máy có nồng độ cồn chưa vượt quá 50 mg/100 ml máu hoặc 0,25 mg/1l khí thở và cũng không hề có quy định cấm người đi xe đạp có nồng độ cồn.

Chính vì sự “vênh” nhau như trên giữa Nghị định và Luật nên dẫn đến băn khoăn của nhiều thành viên trên các diễn đàn về giao thông.

Một thành viên chia sẻ: “Nghị định 100 đã vượt qua Luật Giao thông. Luật Giao thông quy định về nồng độ cồn một đằng, Nghị định lại phạt một nẻo? Trong khi trong phần căn cứ của Nghị định 100 vẫn căn cứ vào Luật Giao thông?”.


Sự thật là gì?

Thực tế, khoản 1 Điều 35 Luật Phòng, chống tác hại của rượu, bia 2019 đã sửa đổi, bổ sung khoản 8 Điều 8 của Luật Giao thông đường bộ 2008 như sau:

Nghiêm cấm điều khiển phương tiện tham gia giao thông đường bộ mà trong máu hoặc hơi thở có nồng độ cồn.

Theo đó, quy định về nồng độ cồn tại Luật Giao thông đường bộ đã được sửa đổi bởi Luật Phòng, chống tác hại của rượu, bia nhưng không nhiều người biết. Quy định tại Nghị định 100 là hoàn toàn phù hợp với Luật Giao thông đường bộ (sau khi đã được sửa đổi bởi Luật Phòng, chống tác hại của rượu, bia).

Để giúp người dùng biết được các nội dung đã được sửa đổi, bổ sung bởi một văn bản khác, LuatVietnam hiện đã cung cấp tính năng chỉ dẫn nội dung, trong đó nội dung bị sửa đổi, bổ sung được bôi màu nổi bật và có chú thích.

Trong trường hợp của Luật Giao thông đường bộ, khoản 8 điều 8 được bôi màu vàng và có chú thích được sửa đổi bởi khoản 1 Điều 35 của Luật Phòng, chống tác hại của rượu, bia.

Nghị định 100/2019 có đang mâu thuẫn với Luật Giao thông đường bộ?



Khi bấm vào vị trí bôi vàng, người dùng sẽ xem được nội dung bị sửa đổi tại Luật Giao thông đường bộ và nội dung sửa đổi tại Luật Phòng, chống tác hại của rượu, bia. 

Nghị định 100/2019 có đang mâu thuẫn với Luật Giao thông đường bộ?



Để xem chỉ dẫn thay đổi ở tất cả văn bản, bạn có thể đăng ký các gói dịch vụ của LuatVietnam. Tham khảo TẠI ĐÂY

Lan Vũ 

Đánh giá bài viết:
Để được giải đáp thắc mắc, vui lòng gọi 19006192

Tin cùng chuyên mục

Hướng dẫn thủ tục miễn kiểm định ô tô lần đầu từ 01/01/2025

Hướng dẫn thủ tục miễn kiểm định ô tô lần đầu từ 01/01/2025

Hướng dẫn thủ tục miễn kiểm định ô tô lần đầu từ 01/01/2025

Bài viết hướng dẫn đầy đủ thủ tục miễn kiểm định ô tô lần đầu từ 01/01/2025. Theo đó, cơ sở đăng kiểm sẽ lập hồ sơ phương tiện để cấp giấy chứng nhận kiểm định, tem kiểm định mà chủ xe không phải đưa xe đến cơ sở đăng kiểm để thực hiện việc kiểm tra, đánh giá.