Ngày sinh trên Giấy khai sinh là ngày âm có hợp lệ không?

Do thói quen sử dụng ngày âm lịch nên không ít trường hợp lấy ngày âm để đăng ký khai sinh cho con. Theo quy định của pháp luật thì ngày sinh trên Giấy khai sinh là ngày âm có hợp lệ không?

Đăng ký khai sinh lấy ngày âm hay ngày dương?

Căn cứ khoản 1 Điều 14 Luật Hộ tịch số 60/2014/QH13, nội dung đăng ký khai sinh gồm:

1- Thông tin của người đăng ký khai sinh: Họ, chữ đệm và tên; Giới tính; Ngày, tháng, năm sinh; Nơi sinh; Quê quán; Dân tộc; Quốc tịch;

2- Thông tin của cha, mẹ người được đăng ký khai sinh: Họ, chữ đệm và tên; Năm sinh; Dân tộc; Quốc tịch; Nơi cư trú;

3- Số định danh cá nhân của người được đăng ký khai sinh.

Cụ thể, theo điểm d khoản 1 Điều 4 Nghị định 123/2015, ngày, tháng, năm sinh được xác định theo Dương lịch, việc lấy ngày Âm lịch được coi là không đúng với quy định này.

Giấy khai sinh là giấy tờ hộ tịch gốc của cá nhân, mọi hồ sơ, giấy tờ của cá nhân có nội dung về họ, chữ đệm, tên; ngày, tháng, năm sinh; giới tính; dân tộc; quốc tịch; quê quán; quan hệ cha, mẹ, con phải phù hợp với Giấy khai sinh của người đó.

Do vậy, mọi hồ sơ, giấy tờ khác của cá nhân đều phải có ngày, tháng, năm sinh khớp với ngày, tháng, năm sinh trong Giấy khai sinh.

ngày sinh trên Giấy khai sinh là âm hay dương

Với nhiều người, ngày sinh trên Giấy khai sinh là ngày âm (Ảnh minh họa)

Thủ tục cải chính ngày sinh trong Giấy khai sinh

Việc lấy ngày âm là ngày sinh của con không phải là hiếm, tuy nhiên, với những ngày sinh không hợp lệ đơn cử như ngày 29/02 (04 năm mới có 01 lần) hay 30/02 sẽ gây rất nhiều rắc rối cho người sử dụng. Trường hợp này phải cần tiến hành thủ tục cải chính hộ tịch.

Cải chính hộ tịch chính là việc chỉnh sửa thông tin cá nhân trong Sổ hộ tịch hoặc trong bản chính giấy tờ hộ tịch và chỉ được thực hiện khi có đủ căn cứ để xác định có sai sót do lỗi của công chức làm công tác hộ tịch hoặc của người yêu cầu đăng ký hộ tịch.

Thủ tục cải chính ngày sinh trong Giấy khai sinh được thực hiện như sau:

Bước 1: Nộp Tờ khai theo mẫu và giấy tờ liên quan để xác định có sai sót do lỗi của người yêu cầu đăng ký hộ tịch (như Giấy chứng sinh…) tại:

- Ủy ban nhân dân cấp xã nơi đã đăng ký hộ tịch trước đây hoặc nơi cư trú hiện tại đối với người chưa đủ 14 tuổi

- Ủy ban nhân dân cấp huyện nơi đã đăng ký hộ tịch trước đây hoặc nơi cư trú hiện tại đối với người từ đủ 14 tuổi trở lên.

Đồng thời, người yêu cầu cải chính hộ tịch xuất trình:

- Bản chính Giấy khai sinh cần cải chính;

- Một trong các giấy tờ: Hộ chiếu, Chứng minh nhân dân, thẻ Căn cước công dân hoặc giấy tờ khác có dán ảnh và thông tin cá nhân do cơ quan có thẩm quyền cấp, còn giá trị sử dụng để chứng minh về nhân thân;

- Sổ hộ khẩu.

Bước 2: Trong thời hạn 03 ngày làm việc, kể từ ngày nhận đủ giấy tờ, nếu việc thay đổi hộ tịch có đủ điều kiện, công chức tư pháp - hộ tịch ghi nội dung cải chính vào Giấy khai sinh, Sổ hộ tịch, cùng người yêu cầu đăng ký cải chính hộ tịch ký vào Sổ hộ tịch và báo cáo Chủ tịch UBND cấp xã/ huyện cấp trích lục.

Bước 3: Nhận kết quả tại Bộ phận tiếp nhận và trả kết quả nơi nộp hồ sơ.

>> Giấy khai sinh bị sai có làm lại được không?

Hậu Nguyễn

Đánh giá bài viết:
Để được giải đáp thắc mắc, vui lòng gọi 19006192

Tin cùng chuyên mục

Hướng dẫn thủ tục miễn kiểm định ô tô lần đầu từ 01/01/2025

Hướng dẫn thủ tục miễn kiểm định ô tô lần đầu từ 01/01/2025

Hướng dẫn thủ tục miễn kiểm định ô tô lần đầu từ 01/01/2025

Bài viết hướng dẫn đầy đủ thủ tục miễn kiểm định ô tô lần đầu từ 01/01/2025. Theo đó, cơ sở đăng kiểm sẽ lập hồ sơ phương tiện để cấp giấy chứng nhận kiểm định, tem kiểm định mà chủ xe không phải đưa xe đến cơ sở đăng kiểm để thực hiện việc kiểm tra, đánh giá.