Nên công chứng ở Phòng công chứng hay Văn phòng công chứng?

Không ít người thắc mắc nên công chứng ở Phòng công chứng hay Văn phòng công chứng? Giá trị pháp lý của văn bản công chứng tại hai nơi này có gì khác nhau hay không?

Phân biệt Phòng công chứng và Văn phòng công chứng

Stt

Tiêu chí

Phòng công chứng

Văn phòng công chứng

1

Địa vị pháp lý

Phòng công chứng do UBND cấp tỉnh quyết định thành lập, là đơn vị sự nghiệp công lập thuộc Sở Tư pháp, có trụ sở, con dấu và tài khoản riêng

(Điều 19 Luật Công chứng 2014)

Văn phòng công chứng là tổ chức dịch vụ công dưới hình thức công ty hợp danh nhằm thay mặt nhà nước chứng nhận tính xác thực, hợp pháp của các hợp đồng, giao dịch có con dấu và tài khoản riêng hoạt động theo nguyên tắc tự chủ về tài chính bằng nguồn thu từ phí công chứng, thù lao công chứng và các nguồn thu hợp pháp khác

(Điều 22 Luật Công chứng)

2

Nguyên tắc thành lập

Chỉ được thành lập mới tại những địa bàn chưa có điều kiện phát triển được Văn phòng công chứng

Được tổ chức và hoạt động theo quy định của Luật Công chứng và Luật Doanh nghiệp đối với loại hình công ty hợp danh

3

Chủ thể thành lập

UBND cấp tỉnh quyết định thành lập

Có 2 công chứng viên hợp danh trở lên thành lập

4

Người đại diện theo pháp luật

Trưởng phòng

- Là công chứng viên

- Do Chủ tịch UBND cấp tỉnh bổ nhiệm, miễn nhiệm, cách chức

Trưởng Văn phòng

- Là công chứng viên hợp danh của Văn phòng công chứng

- Đã hành nghề công chứng từ 02 năm trở lên

5

Tên gọi

= “Phòng công chứng” + số thứ tự thành lập + tên tỉnh, thành phố nơi Phòng công chứng được thành lập

Ví dụ: Phòng công chứng số 1 Thành phố Hà Nội…

= “Văn phòng công chứng” + họ tên của Trưởng Văn phòng hoặc họ tên của một công chứng viên hợp danh khác

Ví dụ: Văn phòng công chứng Gia Khánh…

6

Người lao động

Công chứng viên làm việc tại Phòng công chứng là viên chức hưởng chế độ lương theo đơn vị sự nghiệp công lập

Công chứng viên làm việc tại Văn phòng công chứng gồm:

- Công chứng viên hợp danh hoặc;

- Công chứng viên làm việc theo hợp đồng lao động

Văn phòng công chứng không có thành viên góp vốn

7

Chuyển đổi, hợp nhất, giải thể

Chuyển đổi:

Trong trường hợp không cần thiết duy trì Phòng công chứng, Sở Tư pháp lập đề án chuyển đổi Phòng công chứng thành Văn phòng công chứng trình UBND cấp tỉnh xem xét, quyết định.

Giải thể:  

Trường hợp không có khả năng chuyển đổi Phòng công chứng thành Văn phòng công chứng, Sở Tư pháp lập đề án giải thể Phòng công chứng trình UBND cấp tỉnh xem xét, quyết định

Văn phòng công chứng được:

- Hợp nhất, sáp nhập

+ Hợp nhất: 2 hoặc một số Văn phòng công chứng có trụ sở trong cùng một tỉnh, thành phố có thể hợp nhất thành một Văn phòng công chứng mới

+ Sáp nhập: Một hoặc một số có thể sáp nhập vào một Văn phòng công chứng khác có trụ sở trong cùng một tỉnh, thành phố

- Chuyển nhượng Văn phòng công chứng

Nên công chứng ở Phòng công chứng hay Văn phòng công chứng?

Phòng công chứng hay Văn phòng công chứng
Nên công chứng ở Phòng công chứng hay Văn phòng công chứng? (Ảnh minh họa)

Qua phân tích nêu trên, có thể thấy về bản chất Phòng công chứng và Văn phòng công chứng chỉ khác nhau tên gọi và chủ sở hữu vốn. Một bên là đơn vị sự nghiệp công lập và một bên là tổ chức dịch vụ công đều thực hiện việc công chứng - chứng nhận tính xác thực, hợp pháp của hợp đồng, giao dịch dân sự...

Quyền và nghĩa vụ của hai tổ chức hành nghề công chứng này là giống nhau, đồng thời, cách thức hoạt động liên quan đến khách hàng công chứng hoàn toàn giống nhau, giá trị pháp lý của văn bản công chứng là như nhau.

Như vậy, công chứng ở Phòng công chứng hay Văn phòng công chứng đều được, chỉ cần lựa chọn nơi nào thuận tiện hơn trong việc đi lại để thực hiện công chứng.

>> Phân biệt công chứng và chứng thực

Hậu Nguyễn

Đánh giá bài viết:
Để được giải đáp thắc mắc, vui lòng gọi 19006192

Tin cùng chuyên mục

Hướng dẫn cách mua thuốc trực tuyến trên VNeID từ 01/01/2025

Hướng dẫn cách mua thuốc trực tuyến trên VNeID từ 01/01/2025

Hướng dẫn cách mua thuốc trực tuyến trên VNeID từ 01/01/2025

Vừa qua, Bộ Công an đã công bố tích hợp tiện ích mua thuốc trực tuyến trên VNeID - một trong những cấu phần quan trọng trong việc triển khai Sổ sức khỏe điện tử trong thời gian tới. LuatVietnam sẽ hướng dẫn bạn đọc cách mua thuốc trực tuyến trên VNeID từ 01/01/2025 ngay tại bài viết dưới đây.